4.2.1.4. Kiểm định đồng liên kết giữa các biến và thực hiện kiểm định mô hình 1 74
4.2.1.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 1 75
4.2.1.6. Kiểm định sự ổn định của mô hình 1 75
4.2.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam và thảo luận 76
4.2.2.1. Hệ số kiểm định VAR của mô hình 1 76
4.2.2.2. Kiểm định nhân quả Granger 78
4.2.2.3. Kết quả phân tích phân rã phương sai mô hình 1 79
4.2.2.4. Kết quả phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 1 80
4.2.2.5. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI 84
4.2.3. Kết quả mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam và thảo luận 86
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 1
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 1.3.1.đối Tượng Nghiên Cứu
- Khái Niệm Đầu Tư Nước Ngoài 2.2.1.1.đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
4.2.3.1. Kết quả mô hình 2 nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn FDI ở Việt Nam và biến động tỷ giá (Std_reer) tính theo phương pháp độ lệch chuẩn (xem phụ lục 2) 86
4.2.3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn FDI ở Việt Nam và biến động tỷ giá “V_reer” tính theo phương pháp GARCH(1,1) (phụ lục 3) 88
4.2.3.3. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI 88
4.3. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 90
4.3.1. Kết quả phân tích lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI (xem phụ lục 4) 90
4.3.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 4 90
4.3.1.2. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 4 91
4.3.1.3. Xác định độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình 4 91
4.3.1.4. Kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 4 92
4.3.1.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 4 92
4.3.1.6. Kiểm định sự ổn định của mô hình 4 93
4.3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam và thảo luận 94
4.3.2.1. Hệ số kiểm định VAR của mô hình 4 94
4.3.2.2. Kiểm định nhân quả Granger giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI 95
4.3.2.3. Kết quả phân tích phân rã phương sai mô hình 4 96
4.3.2.4. Kết quả phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 4 98
4.3.2.5. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI 101
4.3.3. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam 102
4.3.3.1. Kết quả mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn FPI ở Việt Nam và biến động tỷ giá tính theo phương pháp độ lệch chuẩn (phụ lục 5) 102
4.3.3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn FPI ở Việt Nam và biến động tỷ giá, tính theo phương pháp GARCH(1,1) 104
4.3.3.3. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI 106
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 110
5.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu 110
5.1.1. Kết luận chung về quá trình phân tích nghiên cứu 110
5.1.2. Kết luận về mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và vốn FDI 111
5.1.3. Kết luận về mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và vốn FPI 112
5.1.4. So sánh mối quan hệ giữa hai dòng vốn với tỷ giá ở Việt Nam 113
5.2. Hàm ý chính sách 115
5.2.1. Hàm ý chính sách tỷ giá 115
5.2.2. Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 117
5.2.2.1. Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 118
5.2.2.2. Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam 121
5.2.3. Một số hàm ý chính sách hỗ trợ khác 124
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT xii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH xiv
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ xxvii
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FDI 30
Bảng 2.2.Tác động của biến động tỷ giá đến vốn FDI 35
Bảng 2.3.Tác động của FDI đến tỷ giá 38
Bảng 2.4.Tác động của tỷ giá đến vốn FPI 41
Bảng 2.5.Tác động của vốn FPI đến tỷ giá 44
Bảng 3.1.Tổng hợp biến, thang đo và cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn biến 62
Bảng 4.1.Thống kê mô tả các biến trong mô hình 1 73
Bảng 4.2.Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 1 73
Bảng 4.3.Xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình 1 74
Bảng 4.4.Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 1 74
Bảng 4.5.Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư mô hình 1 75
Bảng 4.6.Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa REER và vốn FDI 76
Bảng 4.7.Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 1 78
Bảng 4.8.Phân rã phương sai tác động của các biến số đến vốn FDI 79
Bảng 4.9.Phân rã phương sai tác động của các yếu tố đến REER 80
Bảng 4.10. Kết quả lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ giữa Std_reer và FDI 86
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa DSTD_REER và DFDI 87
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 2 87
Bảng 4.13. Kết quả lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ giữa V_reer và FDI 88
Bảng 4.14. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 4 91
Bảng 4.15. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 4 91
Bảng 4.16. Xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình 4 92
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 4 92
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư mô hình 4 93
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa REER và vốn FPI 94
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 4 96
Bảng 4.21. Phân rã phương sai tác động của các biến số đến FPI 96
Bảng 4.22. Phân rã phương sai tác động của các biến số đến REER 97
Bảng 4.23. Kết quả lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ Std_reer và FPI 103
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa DSTD_REER và DFPI 103
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 5 104
Bảng 4.26. Kết quả lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ V_reer và FPI 104
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa DV_REER và DFPI 105
Bảng 4.28. Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 6 106
Bảng 5.1.Tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI 112
Bảng 5.2.Tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 113
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 20
Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu 47
Hình 3.2. Qui trình phân tích định lượng 64
Hình 4.1. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa đa phương của Việt Nam giai đoạn 2005-2019 68
Hình 4.2. Diễn biến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2005-2019 69
Hình 4.3. Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005-2019 70
Hình 4.4. Vốn FPI tại Việt Nam giai đoạn 2005-2019 71
Hình 4.5. Vòng tròn đơn vị của mô hình 1 75
Hình 4.6. Phản ứng đẩy của các biến số đến FDI hiện tại 82
Hình 4.7. Phản ứng đẩy của các biến số trong mô hình 1 đến REER hiện tại 83
Hình 4.8. Mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FDI 84
Hình 4.9. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương Std_reer và FDI 90
Hình 4.10. Vòng tròn đơn vị của mô hình 4 93
Hình 4.11. Phản ứng đẩy của các biến số đến FPI hiện tại 99
Hình 4.12. Phản ứng đẩy của các biến số trong mô hình 4 đến REER hiện tại 100
Hình 4.13. Mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá đa phương và vốn FDI 101
Hình 4.14. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương Std_reer và FPI 107
Hình 4.15. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương V_reer và FPI 108
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bối cảnh nghiên cứu
Theo Dornbusch (1998); Broto, Diaz-Cassou và ErceDominguez (2011), các nhà hoạch định chính sách thường nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để bù đắp khoảng trống tiết kiệm trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kể từ những năm 1980, dòng vốn đầu tư chính thức của chính phủ các nước đã suy giảm dần, trong khi dòng vốn đầu tư tư nhân nước ngoài (gồm vốn FDI và vốn FPI) đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển gia tăng trong những năm gần đây (Combes, Kinda và Plane, 2012).
Theo Barrell và Pain (1997); Borenzstein de Gregorio và Lee (1998), bên cạnh lợi ích bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, vốn FDI có vai trò quan trọng thúc đẩy gia tăng năng suất lao động ở cả quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển với nền tảng kinh tế vĩ mô chưa hoàn thiện, vốn FDI là nguồn bổ sung đáng giá cho nguồn vốn tiết kiệm trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào một quốc gia còn giúp chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, huấn luyện, đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động. Mặt khác, dòng vốn FPI cũng có vai trò bổ sung nguồn vốn cho các quốc gia. Đồng thời, vốn FPI còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, năng suất và hiệu suất thị trường chứng khoán. Đặc biệt, vốn FPI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy các quốc gia hoàn thiện thể chế tài chính, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường tài chính của quốc gia (Singhania và Saini, 2018).
Lipsey (1999) lập luận rằng FDI có tính chất ổn định hơn, trong khi vốn FPI là những khoản đầu tư có tính biến động cao. So với vốn FDI, vốn FPI khó kiểm soát hơn. Bởi vì, bên cạnh các chứng khoán được đầu tư lâu dài, vốn FPI cũng có thể là các khoản đầu cơ ngắn hạn nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá chứng khoán và chênh lệch giá trị đồng tiền giữa các quốc gia. Khi có điều kiện tốt ở một quốc gia, nhà ĐTNN có thể ồ ạt đầu tư vào, và ngược lại, nhà đầu tư cũng nhanh chóng rút vốn về trong giai đoạn suy thoái. Tính bất ổn, nguy cơ dòng vốn bị đảo chiều là những cản ngại làm cho vốn FPI ít được chú trọng so với vốn FDI.
Theo Mishkin và Eakins (2009), trong một thế giới toàn cầu hóa về kinh tế thì thương mại, đầu tư quốc tế bị ảnh hưởng bởi tỷ giá trao đổi các loại tiền tệ tham gia giao dịch. Tỷ giá không chỉ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia. Ngược lại, vốn ĐTNN vào một quốc gia cũng chính là nguyên nhân góp phần gây nên biến động tỷ giá. Dòng vốn vào quá lớn gây
nên sự tăng giá trị thực của đồng nội tệ, làm ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của một quốc gia, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và xuất khẩu. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương các quốc gia can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu có thể tác động đến dòng vốn ĐTNN. Theo Jongwanich và Kohpaiboon (2013), sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều nền kinh tế mới nổi châu Á đã có đồng nội tệ tăng giá rõ rệt gắn liền với sự phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn vào các quốc gia này. Sự hồi phục nhanh chóng và mạnh mẽ của dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi châu Á sau khủng hoảng đã tạo thêm động lực mới cho các cuộc tranh luận về mối quan hệ của tỷ giá và dòng vốn quốc tế.
Những vấn đề này đã thúc đẩy các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng vốn ở các quốc gia. Về mặt lý thuyết, dòng vốn vào tạo áp lực định giá cao đồng nội tệ ở các quốc gia dù cơ chế tỷ giá khác nhau. Về mặt thực nghiệm, vấn đề cần kiểm định là có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá thực và vốn ĐTNN vào mỗi quốc gia hay không? Và (nếu có), mối quan hệ tỷ giá thực và vốn ĐTNN diễn ra như thế nào? Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN nhưng các kết quả nghiên cứu chưa có tính thống nhất.
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Các nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI (Morande, 1988; Froot và Stein, 1991; Campa, 1993; Goldberg, 1993; Klein và Rosengren, 1994; Blonigen, 1997; Nucci và Pozzolo, 2001; Alba, Wang và Park, 2010; Takagi và Shi, 2011; Boateng, Hua, Nisar và Wu, 2015; Djulius, 2017). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trước kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và FPI như: Eun và Resnick (1988); Froot và Stein (1991); Agarwal (1997); Bleaney và Greenaway (2001); Kodongo và Ojah (2012); Ersoy (2013); Garg và Dua (2014); Grossmann, Paul và Simpson (2017). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Cụ thể, các nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của tỷ giá đến vốn FDI (Itagaki, 1981; Yang, Groenewold và Tcha, 2000; Pozo, 2001; Healy và Palepu, 1993; Bouoiyour và Rey, 2005). Một số nghiên cứu chưa tìm thấy tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến FPI (Mlambo, Maredza và Sibanda, 2013; Lê Thị Lanh, Huỳnh Thị Cẩm Hà và Lê Thị Hồng Minh, 2015; Waqas, Hashmi và Nazir, 2015). Một số nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của dòng vốn vào đến tỷ giá (Ersoy, 2013; Ifeakachukwu và Ditimi, 2014). Mặt khác, nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy các loại dòng
vốn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự biến động của tỷ giá thực (Brook, Edison, Kumar, Sløk (2004).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến tỷ giá và vốn ĐTNN còn hạn chế về số lượng, trong đó chủ yếu là các nghiên cứu về vốn FDI, tỷ giá và thiếu vắng các nghiên cứu định lượng về vốn FPI. Các nghiên cứu về vốn FDI đa phần là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Hồ Đắc Nghĩa, 2016; Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến, 2014); mối quan hệ giữa FDI và độ mở thương mại (Lê Thanh Tùng, 2014) hoặc là nghiên cứu về khả năng thu hút và phân bổ vốn FDI theo cấp độ địa phương (Đặng Vinh, 2013; Nguyễn Đức Hoàng Thọ, 2016) hoặc nghiên cứu về thu hút FDI theo ngành nghề (Nguyễn Quốc Luật, 2009).
Ngoài ra, cũng có ít nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến vốn FDI. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015) cho thấy, biến động tỷ giá ảnh hưởng quan trọng đến thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Nghiên cứu của Phan Thị Quốc Hương (2015) chỉ ra rằng, tỷ giá cùng các yếu tố khác như: vốn ODA, GDP, kim ngạch xuất khẩu, tài nguyên khai thác có tác động đến vốn FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu của Trương An Bình (2015) cho thấy, sự thay đổi của tỷ giá và tính ổn định của tỷ giá đều có tác động đến FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu của Pham và Nguyen (2013) tìm thấy sự mất giá thực của đồng VND so với đồng USD làm tăng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1990-2007.
Về nghiên cứu định lượng liên quan tỷ giá và vốn FPI có nghiên cứu của Lê Thị Lanh và cộng sự (2015) chưa tìm thấy tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến FPI.
Nhìn chung, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN, đặc biệt là mối quan hệ giữa vốn FDI và tỷ giá ở các quốc gia phát triển. Phần lớn các nghiên cứu trước có áp dụng nghiên cứu định lượng với sự đa dạng về mô hình, biến số phân tích, giai đoạn nghiên cứu, cũng như đặc điểm của từng quốc gia, và do đó, kết quả cũng đa dạng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn FPI và tỷ giá tuy còn ít hơn so với các nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn FDI và tỷ giá, nhưng ngày càng nhận được nhiều quan tâm hơn trước, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng và phương pháp định lượng. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung nhiều vào dòng vốn FDI và có ít nghiên cứu về vốn FPI. Mặt khác, hiện nay trên thế giới có ít nghiên cứu đồng thời phân tích mối quan hệ của cả vốn FDI và vốn FPI với tỷ giá trong cùng một nghiên cứu (Kodongo và Ojah, 2013; Opperman và Adjasi, 2017). Đây là khoảng