BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
PGS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH
TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của riêng tôi. Luận án sử dụng số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu tham khảo được công bố đầy đủ.
Kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính mới và tính cập nhật trên cơ sở phân tích số liệu độc lập của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được trình để lấy học vị Tiến sĩ ở bất kỳ cơ sở đào tạo nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Nghiên cứu sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương và PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh về những định hướng khoa học và sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố được trích dẫn trong luận án về nguồn tư liệu quý báu liên quan đề tài.
Tôi trân trọng cảm ơn BGH Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và hoàn thành chương trình đào tạo. Tôi trân trọng cảm ơn Quý Thầy/Cô trong hội đồng các cấp đã hướng dẫn và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện luận án.
Trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia sẻ nhiều thông tin bổ ích liên quan trong quá trình hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu của luận án là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá với từng thành phần vốn ĐTNN (vốn FDI và vốn FPI) và đề xuất hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTTN vào Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để lược khảo nghiên cứu, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách. Trong đó, nghiên cứu định lượng thực hiện kiểm định mô hình VAR và phân tích nhân quả Granger với dữ liệu chuỗi thời gian (tần suất quý), giai đoạn 2005-2019.
Luận án xây dựng 6 mô hình VAR phân tích mối quan hệ giữa yếu tố tỷ giá (gồm mức độ tỷ giá và hai thước đo biến động tỷ giá) với yếu tố vốn ĐTNN (gồm vốn FDI và vốn FPI). Đối với biến số mức độ tỷ giá, luận án sử dụng tỷ giá thực đa phương (REER) tương quan với 143 đối tác thương mại. Đối với biến số biến động tỷ giá, luận án sử dụng hai phương pháp tính toán là mô hình GARCH(1,1) và độ lệch chuẩn. Biến số vốn FDI và vốn FPI được lấy theo giá trị tuyệt đối của dòng vốn vào ròng. Các mô hình nghiên cứu có kiểm định tác động của các yếu tố độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI: có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FDI. Đồng thời, độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI. Biến động tỷ giá đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn có quan hệ nhân quả với FDI trong khi chưa có bằng chứng thống kê về quan hệ giữa vốn FDI với biến động tỷ giá đo bằng mô hình GARCH(1,1)
Về quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI: có tồn tại mối quan hệ một chiều từ mức độ tỷ giá đến vốn FPI. Ngược lại, chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của vốn FPI đến mức độ tỷ giá thực đa phương. Độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI. Biến động tỷ giá, cả hai phương pháp tính toán, có quan hệ nhân quả với FPI.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tiễn Việt Nam, luận án đề xuất hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN.
Từ khoá: FDI, FPI, tỷ giá, VAR, Việt Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Cụm từ tiếng Việt | Cụm từ tiếng Anh | |
ĐTNN | Đầu tư nước ngoài | |
FDI | Đầu tư trực tiếp nước ngoài | Foreign Direct Investment |
FPI | Đầu tư gián tiếp nước ngoài | Foreign Portfolio Investment |
REER | Tỷ giá thực đa phương | Real Effective Exchange Rate |
ODA | Hỗ trợ phát triển chính thức | Official Development Assistance |
IFS | thống kê tài chính quốc tế | International Financial Statistics |
IMF | Quỹ tiền tệ Quốc tế | International Monetary Fund |
PPP | Lý thuyết ngang giá sức mua | Purchasing Power Parity |
NCS | Nghiên cứu sinh | |
NHNN | Ngân hàng nhà nước Việt nam | |
NHTM | Ngân hàng thương mại | |
OECD | Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế | Organization for Economic Cooperation and Development |
REER | Tỷ giá thực đa phương | Real Effective Exchange Rate |
R&D | Nghiên cứu và phát triển | Research and Development |
TTCK | Thị trường chứng khoán | |
XNK | Xuất nhập khẩu | |
USD | Đô la Mỹ | United State Dollar |
VND | Việt nam đồng | |
VAR | Mô hình vectơ tự hồi quy | Vector Auto Regressive |
VECM | Mô hình hiệu chỉnh sai số | Vector error correction mode |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 1.3.1.đối Tượng Nghiên Cứu
- Khái Niệm Đầu Tư Nước Ngoài 2.2.1.1.đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 6
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 6
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 6
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu 7
1.5. Kết quả đạt được và đóng góp mới của luận án 7
1.6. Cấu trúc của luận án 9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 10
2.1. Tổng quan về tỷ giá 10
2.1.1. Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate) 10
2.1.1.1. Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) 10
2.1.1.2. Tỷ giá thực (Real Exchange Rate) 11
2.1.2. Đo lường tỷ giá 12
2.1.2.1. Mức độ tỷ giá (exchange rate level) 12
2.1.2.2. Biến động tỷ giá (exchange rate volatility) 13
2.2. Tổng quan về vốn đầu tư nước ngoài 15
2.2.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 15
2.2.2. Khái niệm vốn đầu tư nước ngoài 16
2.2.3. Đo lường vốn đầu tư nước ngoài 17
2.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 18
2.3.1. Cơ sở lý thuyết về tỷ giá 18
2.3.2. Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư nước ngoài 19
2.3.3. Về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI 20
2.3.4. Về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 23
2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 24
2.4.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI 24
2.4.1.1. Tác động của tỷ giá đến vốn FDI 24
2.4.1.2. Tác động của vốn FDI đến tỷ giá 36
2.4.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 38
2.4.2.1. Tác động của tỷ giá đến vốn FPI 38
2.4.2.2. Tác động của vốn FPI đến tỷ giá 42
2.5. Khoảng trống nghiên cứu về quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 44
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
3.1. Qui trình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 47
3.1.1. Qui trình nghiên cứu tổng quát 47
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 48
3.1.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam 49
3.1.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam 51
3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 53
3.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam 54
3.2.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam 56
3.3. Mô tả các biến và dữ liệu trong mô hình nghiên cứu 58
3.3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 58
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 60
3.4. Phương pháp phân tích trong nghiên cứu định lượng 64
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 68
4.1. Diễn biến tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 68
4.1.1. Phân tích diễn biến tỷ giá đa phương giai đoạn 2005-2019 68
4.1.2. Phân tích xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam 69
4.1.3. Phân tích xu hướng dòng vốn FPI vào Việt Nam 70
4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI và thảo luận 72
4.2.1. Kết quả phân tích xác định mô hình tối ưu nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam (xem phụ lục 1) 72
4.2.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 1 73
4.2.1.2. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 1 73
4.2.1.3. Xác định độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình 1 74