Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 1 12

Bảng 1.2: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 2 16

Bảng 1.3: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 3 17

Bảng 1.4: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 4 18

Bảng 1.5: Bảng tổng kết các nghiên cứu về Việt Nam 21

Bảng 2.1 Các cặp giả thuyết cần kiểm định đối với VAR 55

Bảng 2.2. Các cặp giả thuyết cần kiểm định đối với NARDL 58

Bảng 3.1: Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP giai đoạn 2001-2010 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Bảng 3.2: GDP bình quân đầu người của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2017 68

Bảng 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực (đv:%) 72

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 2

Bảng 3.5: Mô tả dữ liệu của các biến nghiên cứu 100

Bảng 3.6: Hệ số ước lượng của mô hình VAR tổng thể 101

Bảng 3.7: Kết quả kiểm định tự tương quan của VAR 102

Với P-value = 0,1961 > 0,05 (phụ lục A-2e), không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.

Điều này chứng tỏ phần dư của mô hình không có phương sai sai số thay đổi..103 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định tác động dài hạn của các biến số 103

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định tác động ngắn hạn của các biến số 104

Bảng 3.10: Kết luận của VAR về quan hệ giữa cán cân thương mại và ngân sách 105

Bảng 3.11a: Giá trị hệ số ước lượng của mô hình tác động tổng thể tới TM và NS (dạng tổng quát) 106

Bảng 3.11b: Tóm tắt mô hình tác động tổng thể tới TM và NS (dạng ARDL dài hạn) 108

Bảng 3.11c: Giá trị hệ số ước lượng từ các mô hình tác động lên LS, TG và GDP ...110 Bảng 3.12: Các kênh tác động lên ngân sách và thương mại trong dài hạn (theo NARDL)..111 Bảng 3.13: Tổng hợp hệ số tác động ngắn hạn của các biến (theo NARDL) 112

Bảng 3.14: Kiểm định tác động ngắn hạn giữa các biến (theo NARDL) 114

Bảng 3.15: Các kênh tác động lên ngân sách và thương mại trong ngắn hạn (theo NARDL) 115 Bảng 3.16: Phân tích phân rã phương sai của TM và NS (theo NARDL) 118

Bảng 3.17: Tổng hợp tác động giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn (theo NARDL) 120

Bảng 3.18: Kết quả kiểm định tính bất đối xứng của các tác động (theo NARDL) ...120

Bảng 3.19: Tổng hợp tính bất đối xứng và đối xứng của các tác động trong ngắn và dài hạn (theo NARDL) 121

Bảng 3.20: So sánh kết luận của hai mô hình về quan hệ, tính chất của quan hệ và kênh truyền dẫn giữa hai cán cân ngân sách và thương mại 122


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến THNS và ảnh hưởng của THNS đến nền kinh tế 33

Hình 1.2: Tổng kết các yếu tố tác động đến THTM và ảnh hưởng của THTM đến nền kinh tế 37

Hình 1.3: Đồ thị IS-LM và thị trường ngoại hối 40

Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế THNS tác động tới THTM 40

Hình 1.5: THTM và THNS tồn tại độc lập với nhau 42

Hình 1.6: THNS gây nên THTM (bộ đôi đối nghịch) 43

Hình 1.7: THTM tác động đến THNS 43

Hình 1.8: THTM và THNS có mối quan hệ qua lại với nhau 44

Hình 2.1: Khung phân tích của luận án 48

Hình 3.1. Tăng trưởng và lạm phát của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 64

Hình 3.2: Tỉ lệ nợ công của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2010 (%GDP) ...66 Hình 3.3: Tỷ trọng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 69

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 70

Hình 3.5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (theo phân loại chuẩn ngoại thương) giai đoạn 2005-2017 71

Hình 3.6: Kim ngạch và tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 73

Hình 3.7: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 (Đơn vị:%) 73

Hình 3.8: Thâm hụt thương mại Việt Nam năm 2005-2017 (triệu USD) 74

Hình 3.9: Tỷ trọng của tổng thu (%GDP) và tốc độ tăng trưởng của tổng thu giai đoạn 2005-2017 75

Hình 3.10: Cơ cấu từng nhóm thu trong tổng thu giai đoạn 2005-2016 76

Hình 3.11: Tốc độ tăng của tổng chi, chi đầu tư và chi thường xuyên 77

Hình 3.12: Tỷ trọng của chi đầu tư và chi thường xuyên trong tổng chi 78

Hình 3.13: Tỷ lệ chi trả gốc và tiền lãi của Việt Nam 2005-2016 (đvt:%) 79

Hình 3.14: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005-2017 80

Hình 3.15: Diễn biến của lãi suất huy động giai đoạn 2005-2017 81


Hình 3.16: Diễn biến của tỷ giá giai đoạn 2005-2017 83

Hình 3.17: Tổng sản lượng thực tế và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 85

Hình 3.18: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 94

Hình 3.19: Mối quan hệ giữa ngân sách, lãi suất, tỷ giá và GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 95

Hình 3.20: Mối quan hệ giữa thương mại, tỷ giá, lãi suất và GDP của Việt Nam giai

đoạn 2005 -2017 97

Hình 3.21: Sơ đồ tác động giữa các biến trong ngắn và dài hạn (theo VAR) 105

Hình 3.22. Sơ đồ tác động của các biến trong dài hạn (theo NARDL) 111

Hình 3.23: Sơ đồ tác động của các biến trong ngắn hạn (theo NARDL) 115

Hình 3.24: Đồ thị phản ứng của cán cân thương mại đối với tác động từ cán cân ngân sách, lãi suất, tỷ giá (theo NARDL) 116

Hình 3.25: Đồ thị phản ứng của cán cân ngân sách với tác động từ cán cân thương mại, lãi suất và GDP (theo NARDL) 117


MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Thâm hụt ngân sách (THNS) và thâm hụt thương mại (THTM) là những vấn đề kinh tế vĩ mô luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm vì chúng có ảnh hưởng lớn đến quy mô và chất lượng phát triển kinh tế. Theo cách hiểu truyền thống, THNS được định nghĩa là “tổng chi tiêu của chính phủ vượt quá tổng nguồn thu từ thuế trong một giai đoạn cụ thể, thường là một năm” (Mishkin,1998). Còn THTM là “sự vượt trội của giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất khẩu trong một giai đoạn nào đó” (Hall và Lieberman, 2008). Khi có thâm hụt, nếu là tạm thời với quy mô ở ngưỡng an toàn và kiểm soát được thì thâm hụt có thể mang lại tác động tích cực cho phát triển kinh tế (làm tăng tổng cầu, tăng cường cơ sở hạ tầng (với THNS) và tận dụng lợi thế thương mại (với THTM)). Tuy nhiên nếu là thâm hụt triền miên, vượt ngưỡng an toàn thì lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn như tăng gánh nặng nợ công, đe dọa bền vững ngân sách. Đặc biệt, nếu nguồn vay nợ là nợ nước ngoài thì còn gây áp lực lên tỷ giá (đồng nội tệ lên giá) và cản trở xuất khẩu, làm gia tăng THTM.

Thêm nữa, cán cân thương mại còn là thành phần chính cấu thành nên tài khoản vãng lai (Salvatore và Diulio, 1996). Để xem xét tình trạng của tài khoản vãng lai có thể căn cứ vào cán cân thương mại hàng hóa vì có mối quan hệ khăng khít giữa hai đại lượng này (tài khoản vãng lai thâm hụt thường đi kèm với tình trạng nhập siêu, ngược lại thặng dư tài khoản vãng lai sẽ đi kèm với xuất siêu) (Sachs và Larrain 1993; IMF, 1993). Điều này lý giải vì sao trong nhiều trường hợp nghiên cứu về mối liên hệ giữa THTM và THNS, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng số liệu về thâm hụt vãng lai (THVL) để đại diện cho tình trạng thương mại và ngược lại. Khi phải đối mặt với THVL tức là “tài khoản vãng lai nhận giá trị âm” (Todaro, 1994) thì nền kinh tế đang trong tình trạng hấp thụ một lượng hàng hóa lớn hơn mức sản xuất hiện tại, do vậy sẽ trở thành người đi vay đối với thế giới. Nguồn bù đắp cho mức tiêu thụ quá mức này chủ yếu đến từ chuyển giao vốn vãng lai, đầu tư nước ngoài (trực tiếp, gián tiếp) và vay nợ nước ngoài. Từ đó, THVL triền miên chắc chắn sẽ gây tích tụ nợ quốc gia, tạo sức ép phá giá đồng nội tệ, tác động tiêu cực đến vòng xoáy tỷ giá và lạm phát, sức ép đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối, đe dọa đến an ninh tài chính quốc gia (Gosh và Ramakrisnan, 2006). Ngược lại, khi cán cân vãng lai thặng dư sẽ khiến quốc gia lại đứng trên vị thế của người cho vay đối với thế giới.

Bên cạnh cách sử dụng theo truyền thống như trên, trong lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm, thuật ngữ THNS và THTM còn được sử dụng theo nghĩa là “cán cân ngân


sách” (budget balance) và “cán cân thương mại” (trade balance) (Cavallo, 2005). Khi được sử dụng theo nghĩa “cán cân” thì THNS chính là “sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách” và THTM chính là “sự chêch lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu”. Theo cách sử dụng này, nếu THNS và THTM nhận giá trị âm, nghĩa là hai khu vực đang trong tình trạng thâm hụt (bội chi với ngân sách và nhập siêu với thương mại). Ngược lại khi THNS và THTM nhận giá trị dương, nghĩa là hai khu vực đang trong trạng thái thặng dư (bội thu với ngân sách và xuất siêu với thương mại).

Cho đến trước năm 2020, Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia trên thế giới duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong khoảng thời gian dài (hơn 30 năm kể từ khi Đổi mới năm 1986). Sự tăng trưởng này, không những được quốc tế ghi nhận về lượng mà còn được đánh giá là có những thay đổi về chất do Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách về đường lối cũng như cách thức điều hành chính sách vĩ mô trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian qua và đặc biệt là giai đoạn 2005- 2017, nền kinh tế cũng đã bộc lộ không ít những điểm yếu rất đáng lo ngại như gánh nặng nợ công ngày càng khó kiểm soát, chính sách kiểm soát lạm phát và điều hành tỷ giá luôn phải đương đầu với nhiều sức ép đến từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế... Trong bối cảnh đó, hai khu vực “trọng điểm” của kinh tế vĩ mô là khu vực tài khóa và khu vực thương mại, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Mặc dù quy mô thương mại không ngừng được mở rộng, thậm chí có một số năm đã đạt được thặng dư (chủ yếu ở mức nhỏ) song cơ cấu xuất nhập khẩu còn nhiều dấu hiệu thiếu bền vững, giá trị xuất nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong khi khối doanh nghiệp nội địa chỉ đóng góp một phần nhỏ... Theo đánh giá của Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2019), khu vực tài khóa vẫn còn trong tình trạng rất đáng lo ngại khi mà rủi ro về tài khóa ngày càng gia tăng, qui mô bội chi luôn ở mức cao trong khu vực, từ đó dẫn đến khả năng Chính phủ không còn nhiều dư địa tài khóa cho việc thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết khi nền kinh tế gặp khó khăn. Những chính sách mà Chính phủ đưa ra để đối phó với tình hình bội chi triền miên trong thời gian qua phần lớn mới chỉ là những biện pháp hành chính như áp đặt trần nợ công, trần lãi suất và tín dụng, kiểm soát tỷ giá. Những mức trần này đã buộc Chính phủ có những giai đoạn phải thắt chặt đầu tư công. Điều này đã làm dấy lên nhiều lo ngại của các nhà kinh tế về tác động của việc thắt chặt chi đầu tư phát triển đến tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế và các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các ngành hướng về xuất khẩu. Thiếu những đầu tư mang tính “trợ lực” từ ngân sách nhà nước (NSNN), khu vực xuất khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm lại, làm cho cán cân thương mại càng khó được cải thiện. Như vậy, sự tồn tại song song THNS và THTM tại Việt Nam là rò ràng, song


yếu tố nào là nguyên nhân, yếu tố nào là kết quả thì còn nhiều nghi ngờ và tranh cãi vì mối quan hệ này rất phức tạp, biến đổi theo thời gian và không gian nghiên cứu, đồng thời có liên quan chặt chẽ đến nhiều biến số vĩ mô. Có nghiên cứu kết luận rằng tại Việt Nam, THNS là nguyên nhân gây nên THTM (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2011; Nguyễn Hoàng Như Thủy, 2012). Trong khi có nghiên cứu lại phủ định kết luận trên mà khẳng định rằng THTM mới là nguyên nhân dẫn đến THNS (Trịnh Thị Trinh và cộng sự, 2013; Nguyễn Lan Anh, 2018). Thậm chí nghiên cứu đến từ nhóm Trương Thị Nguyệt Hằng và cộng sự (2010) đã bác bỏ cả hai quan điểm trên khi khẳng định giữa THNS và THTM không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào hay nói cách khác chúng tồn tại độc lập với nhau.Và ngay cả khi có tồn tại quan hệ giữa hai thâm hụt thì chưa chắc nó đã tồn tại trong cả ngắn hạn và dài hạn, đó là kết luận của Trịnh Thị Liên và Trần Văn Hùng (2019). Nhóm nghiên cứu này đã phát hiện thấy tại Việt Nam, THNS làm trầm trọng thêm THTM trong dài hạn, còn trong ngắn hạn chúng không có tác động gì đến nhau. Không phải chỉ riêng nghiên cứu về Việt Nam mà ngay cả trong hệ thống các nghiên cứu trên thế giới cũng có nhiều tranh cãi tương tự về chiều tác động của mối quan hệ này. Nhiều năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tồn tại dai dẳng của hai loại thâm hụt trên mà theo Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2015) là chúng đã và đang phục vụ cho một mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Đáng lo ngại hơn khi theo lý thuyết phát triển kinh tế, hai loại thâm hụt này lại là rào cản rất lớn cho phát triển bền vững vì ngăn cản đầu tư tư nhân, tăng gánh nặng nợ quốc gia, gây bất ổn tài chính… Do vậy, chúng ta cần phải hiểu rò mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này, biết được giữa THNS và THTM có quan hệ qua lại với nhau hay không, nếu có thì THNS là hệ quả hay nguyên nhân của THTM, kênh tác động giữa chúng là gì. Đây sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách tham khảo khi xây dựng các biện pháp xử lý từ gốc rễ của vấn đề, dựa trên bằng chứng và mang tính linh hoạt của thị trường nhiều hơn thay vì những biện pháp hành chính mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện như hiện nay. Làm được như vậy thì thâm hụt của khu vực thương mại và tài khóa mới có thể được kiểm soát và duy trì ở mức độ hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế và những mục tiêu cấp thiết nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt ở Việt Nam và hoàn thiện giải pháp cho việc quản lý hai loại thâm hụt này trong


tương lai. Để thực hiện được mục tiêu này, luận án hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

+ Câu hỏi 1: Mối quan hệ giữa THNS và THTM ở Việt Nam có phải là thâm hụt kép không?

+ Câu hỏi 2: Cơ chế truyền dẫn tác động của mối quan hệ này là gì?

+ Câu hỏi 3: Để cải thiện tình trạng THNS và THTM ở Việt Nam, Chính phủ cần làm gì?

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu tại bàn. Nghiên cứu tại bàn được tác giả sử dụng để tập hợp số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, chọn lọc thông tin từ các nguồn tài liệu đã có về chủ đề nghiên cứu. Đây là phương pháp tác giả sử dụng để tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hai thâm hụt. Trên cơ sở bộ dữ liệu thu thập được, tác giả thực hiện phân tích sơ bộ bằng các công cụ như bảng, biểu, đồ thị ... để nắm được thực trạng của hai khu vực tài khóa, thương mại và một số biến vĩ mô khác có liên quan. Từ đó tác giả đưa ra những đánh giá ban đầu về mối quan hệ.

Phân tích định lượng là bước tiếp theo của phân tích định tính. Ở phần định lượng, tác giả sử dụng hai mô hình nghiên cứu: một mô hình có cơ sở phân tích là đối xứng (mô hình truyền thống) và một mô hình có cơ sở phân tích là bất đối xứng (mô hình mới) để so sánh, làm rò sự khác biệt giữa hai cơ sở nghiên cứu. Mô hình đối xứng coi độ lớn tác động của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y kể cả khi X tăng và hay X giảm là bằng nhau (đối xứng). Trong khi đó, mô hình bất đối xứng tách tác động của X lên Y thành hai xu hướng riêng biệt: một là, X tác động lên Y khi X tăng và hai là, X tác động lên Y khi X giảm để thấy rò tính bất đối xứng trong hai chiều tác động của X, mà không nhất thiết giả định qui mô tác động của hai chiều đó bằng nhau. Việc sử dụng mô hình đối xứng có sự tương tự với nhiều nghiên cứu trước đây về chủ đề này đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng mô hình bất đối xứng gần đây được áp dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu quốc tế, vì mô hình này cho phép bỏ đi một giả định khá mạnh khiến kết quả nghiên cứu có thể không sát với thực tiễn. Thực hiện kiểm định trên cả hai mô hình cho phép Luận án có cơ sở để đối chiếu, so sánh kết quả của hai mô hình với nhau, cũng như kiểm định lại những nhận định ban đầu rút ra từ nghiên

Xem tất cả 257 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí