Quan Điểm Cổ Điển (Quan Điểm Keynes): Thns Là Nguyên Nhân Gây Nên Thtm


cứu sơ bộ. Điều đó giúp nghiên cứu mang tính toàn diện hơn, sẽ có khả năng phát hiện ra được những vấn đề thú vị, ẩn sâu bên trong của mối quan hệ này, hoặc giải thích được nhiều hiện tượng thực tế mà mô hình phân tích đối xứng chưa làm được.

Các phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 2 của luận án.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa THNS và THTM.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa THNS và THTM (THTM tính theo cán cân thương mại hàng hóa, hay còn gọi là cán cân vãng lai). Thông qua việc kiểm định giả thuyết về thâm hụt kép đối với Việt Nam, Luận án xác định kênh truyền dẫn của mối quan hệ này (nếu tồn tại). Từ đó, luận án sẽ đề xuất những giải pháp nhằm kiểm soát hai loại thâm hụt phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Điểm cần lưu ý là trong phạm vi của Luận án này, khái niệm THNS và THTM được sử dụng với cách hiểu trung tính, đơn thuần để chỉ chênh lệch giữa Thu và Chi (đối với NS), giữa Xuất khẩu và Nhập khẩu (đối với TM). Do vậy, thuật ngữ “thâm hụt” dùng trong Luận án với nghĩa rộng, tương đương với thuật ngữ “cán cân” khi phân tích các nội dung có tính tổng quát. Thuật ngữ này mang đúng nghĩa thâm hụt theo nghĩa hẹp khi mức chênh lệch nhận giá trị âm và được hiểu là tình trạng đối lập của thâm hụt (nghĩa là thặng dư) khi mức chênh lệch nhận giá trị dương. Điều này không làm mất đi tính khoa học của các phát hiện từ nghiên cứu. Vì thế, quy định này được sử dụng nhất quán xuyên suốt Luận án.

+ Không gian: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa THNS và THTM tại Việt Nam

+ Thời gian: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa THNS và THTM tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017. Đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động lớn, khiến chính phủ Việt Nam phải sử dụng nhiều và liên tục thay đổi các phản ứng chính sách vĩ mô liên quan đến khu vực tài khóa và thương mại để điều hành nền kinh tế. Những phản ứng chính sách đó một mặt đã mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng mặt khác cũng bộc lộ không ít bất cập, thậm chí có thời điểm khiến nền kinh tế phải “chao đảo” như nhận định của một số nhà nghiên cứu. Tuy nhiên có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ trong giai đoạn này. Do vậy việc kiểm định, đánh giá lại mối quan hệ có tính đến yếu tố bất đối xứng sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực đối với các nhà hoạch định trong việc điều chỉnh chính sách vĩ mô nhằm ổn định hai cân đối lớn của nền kinh tế. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2021-2030.


5. Những điểm mới của nghiên cứu

So với những nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện cho Việt Nam, Luận án có những điểm mới như sau:

5.1 Phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu

- Điểm mới thứ nhất của luận án liên quan đến phương pháp phân tích định lượng. Mô hình kinh tế lượng trong luận án được ước lượng, và phân tích, dựa trên khả năng tác động bất đối xứng của biến giải thích lên biến phụ thuộc trong mô hình. Phương pháp/ kỹ thuật ước lượng mô hình này được phát triển bởi Shin và cộng sự (2011) và công bố trong bài báo “Modelling Asymmetric Cointergration and Dynamic Multipliers in a Nonlinear ARDL Framework”. Hiện tại, hầu hết các mô hình kinh lượng trong các nghiên cứu ở trong và ngoài nước được ước lượng và giải thích dựa trên sự ngầm định về tính đối xứng trong tác động của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

- Điểm mới thứ hai của luận án liên quan đến biến số nghiên cứu. Ngoài hai biến chính là THNS và THTM, các biến kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu này đều là biến nhận giá trị thực tế. Các nghiên cứu trước đây về Việt Nam phần lớn chỉ sử dụng các biến kiểm soát dưới dạng biến danh nghĩa, rất ít nghiên cứu sử dụng tất cả dưới dạng biến nhận giá trị thực tế. Việc sử dụng các biến nhận giá trị thực tế giúp Luận án đưa ra được những nhận định thực chất hơn do loại bỏ được ảnh hưởng của giá cả.

- Điểm mới thứ ba của luận án liên quan đến giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn là từ quý 1 năm 2005 (2005Q1) đến quý 4 năm 2017 (2017Q4). Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều thay đổi về chính sách thương mại và tài khóa để ứng phó với tình trạng kinh tế liên tục “chao đảo” vì những yếu tố bên trong như lạm phát cao kỷ lục, đồng thời phải chống đỡ và thích nghi với những “sóng gió” đến từ bên ngoài như khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ trong giai đoạn này ở Việt Nam mà có tính đến tính bất đối xứng của tác động giữa các biến kinh tế.

5.2 Điểm mới trong kết luận và hàm ý chính sách

Nếu như các nghiên cứu trước đây về chủ đề này phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra được chiều hướng của mối quan hệ giữa hai thâm hụt: THNS gây ra thay đổi cho THTM hay ngược lại, THTM là nguyên nhân gây nên biến động cho THNS, mối quan hệ là đồng biến hay nghịch biến, thì ngoài việc kết luận về chiều hướng của mối quan hệ là tương tác 2 chiều (cả THTM và THNS đều gây ảnh hưởng lẫn nhau), Luận án còn khẳng định được các kênh truyền tải chính của mối quan hệ này là lãi suất tỷ giá và GDP.


Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn hai thâm hụt tác động qua lại chủ yếu có tính bất đối xứng (ngoại trừ thương mại tác động tới ngân sách trong dài hạn là có tính đối xứng). Phần lớn các quan hệ xảy ra giữa các biến còn lại với nhau hoặc với hai thâm hụt đều có tính bất đối xứng trong cả ngắn và dài hạn. Đây là phát hiện mà với các mô hình đối xứng chưa xác định được.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt ở Việt Nam giai đoạn 2005-2017

- Chương 4: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam giai đoạn 2018-2030.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan nghiên cứu

Từ những năm 1980, sự tồn tại song hành của THNS và THTM tại Mỹ đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế để rồi sau đó xuất hiện trào lưu nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới. Các nhà kinh tế học gọi đây là hiện tượng “thâm hụt kép”1. Khi nghiên cứu về mối quan hệ này, do đặc thù cán cân vãng lai được quyết định chủ yếu bởi tình trạng cán cân thương mại nên trong những trường hợp không sẵn có về số liệu, nhà nghiên cứu thường thay thế THTM bằng THVL. Kết quả nghiên cứu trên thế giới được phân theo 4 quan điểm: 1- THNS là nguyên nhân gây nên THTM (còn gọi là quan điểm Keynes); 2- THTM là nguyên nhân của THNS; 3- THNS và THTM có tác động qua lại lẫn nhau ; 4- THNS và THTM tồn tại song song nhưng độc lập với nhau (thuyết cân bằng Ricardo).

1.1.1. Các nghiên cứu về nước ngoài

1.1.1.1. Quan điểm cổ điển (quan điểm Keynes): THNS là nguyên nhân gây nên THTM

Những nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ này chủ yếu được thực hiện với các nước đang phát triển. Từ nửa sau thế kỷ 20, những nghiên cứu tiêu biểu như của Milne (1977), Bernhem (1987), Zietz và Pemberton (1990) sử dụng phương pháp OLS và kỹ thuật mô phỏng đã ghi nhận mối quan hệ đồng biến giữa THNS và THVL. Từ sau năm 2000, vấn đề này vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhưng được thực hiện chủ yếu với phương pháp tiên tiến hơn như mô hình VAR (VECM) hay là sự kết hợp giữa VAR và một mô hình khác. Kouassi và cộng sự (2004), Abbas và cộng sự (2011), sử dụng mô hình VAR với hai biến là THNS và THTM (số liệu tính theo nửa năm) đã khẳng định THNS là nguyên nhân gây nên THTM ở nhiều quốc gia đang phát triển, thu nhập thấp hoặc mới nổi trong giai đoạn cuối những năm 60 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Tương tự, Asrafuzzaman và cộng sự (2013) khi nghiên cứu cho Bangladesh giai đoạn 1972-2011 cũng chỉ ra mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê giữa THNS và THTM cả trong ngắn hạn và dài hạn. Suliková và cộng sự (2014), sử dụng số liệu theo quý, mô hình VECM gồm 3 biến THNS, THVL và đầu tư, kết hợp với kiểm định quan hệ nhân quả và phân tích phân rã phương sai, cũng khẳng định ở Latvia


1 Như vậy, khái niệm “thâm hụt kép” đã được sử dụng phổ biến trên thế giới với hàm ý nghiên cứu về sự tồn tại của mối quan hệ qua lại giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại. Nó không nhất thiết hàm ý rằng mối quan hệ này chỉ được xem xét khi hai cán cân đều diễn ra tình trạng thâm hụt theo nghĩa hẹp. Luận án sử dụng thuật ngữ “thâm hụt” theo quan niệm này.


và Estonia trong giai đoạn từ 1999Q1 đến 2011Q2, THTM là hệ quả của THNS. Với khoảng thời gian nghiên cứu tương tự, cũng sử dụng VECM song với số lượng biến nhiều hơn khi bổ sung thêm các biến GDP, lãi suất cho vay và lạm phát, Lwanga và Mawejje (2014) nghiên cứu cho Uganda giai đoạn 1999 - 2011 cũng khẳng định có tồn tại thâm hụt kép tại quốc gia này. Một số nghiên cứu không chỉ sử dụng VAR mà còn kết hợp giữa VAR và những mô hình khác như Ye (2007) kết hợp sử dụng mô hình VAR - GARCH với mô hình phân tích cấu trúc khi nghiên cứu cho nước Mỹ giai đoạn 1948 - 2005 hay Arize và Malindretos (2008) kết hợp giữa mô hình ARFIMA và VECM nghiên cứu cho 10 nước Châu Phi năm 1973Q2 đến 2005Q4. Cả hai nghiên cứu này cùng có chung nhận định là trong dài hạn, giảm THNS chính là chìa khóa để giải quyết tình trạng thâm hụt kép tại Mỹ và Châu Phi. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Adnan và Asghar (2010) cho Pakistan từ năm 1971 đến 2007 với mô hình phân phối trễ tương quan (ARDL) kết hợp với bình phương nhỏ nhất động (DOLS). Ngoài những nghiên cứu cho thấy thâm hụt kép tồn tại với quan hệ đồng biến trong ngắn hạn hoặc dài hạn (tức là tăng (giảm) mức độ THNS sẽ làm tăng (giảm) THTM), cũng có nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ này là nghịch biến. Đó là trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ với số liệu thống kê theo quý từ năm 2001 đến năm 2012 được thực hiện bởi Seyfettin và Çagri (2014). Bằng phương pháp đồng tích hợp và kiểm định Peseran, nhóm tác giả đã khẳng định nếu giảm THNS sẽ khiến THTM trầm trọng thêm trong ngắn hạn. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã tạo nên một bức tranh khá đa dạng và phong phú về mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt (đồng biến, nghịch biến) nhưng các nghiên cứu trên đây đều có chung một điểm yếu là chưa chỉ ra được cơ chế truyền dẫn tác động của THNS đến THTM là gì và mô hình sử dụng đều là mô hình đối xứng.

Bên cạnh những nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ công bố về chiều tác động và loại quan hệ như vậy thì cũng có nhiều nghiên cứu về chủ đề này đã đạt được mức cụ thể hơn, giải thích được cơ chế tác động giữa hai loại thâm hụt, tuy nhiên cơ sở phân tích vẫn là đối xứng. Tiêu biểu là công trình của Lau và Hock-Ann (2002) nghiên cứu cho Malaysia giai đoạn 1976-2000 hay Baharumshah và Lau (2007) nghiên cứu đối với Thái Lan giai đoạn 1976 - 2001. Hai công trình này áp dụng mô hình tương tự nhau (VECM cho Malaysia và VAR cho Thái Lan) với các biến nghiên cứu hoàn toàn giống nhau bao gồm THVL, THNS, tỷ giá danh nghĩa, lãi suất ngắn hạn với bộ số liệu thống kê theo quý. Điểm chung của các nghiên cứu này là đều phát hiện thấy có tồn tại thâm hụt kép và phát hiện được con đường tác động của THNS đến THVL bằng cả hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Đối với con đường trực tiếp thì gia tăng THNS trực tiếp làm trầm trọng thêm THVL mà không cần sự truyền dẫn của bất kỳ biến trung gian nào.


Đối với gián tiếp, nghiên cứu chỉ rò cách thức xảy ra tác động: Một là, THNS sẽ khiến lãi suất tăng lên dẫn tới sự lên giá của đồng nội tệ và làm gia tăng THVL (cho cả Malaysia và Thái Lan). Hai là (chỉ đối với Thái Lan), THNS làm tăng lãi suất, từ đó làm trầm trọng hơn THVL (không tác động thông qua tỷ giá). Tương tự, ở 17 nước OECD giai đoạn 1978 - 2009, Bluedorn và Leigh (2011) cũng ghi nhận khi THNS giảm 1% sẽ kéo theo THVL giảm 0,6% thông qua các biến trung gian là lãi suất và tỷ giá thực. Hai năm sau đó Mehmet và Filiz (2013) sử dụng hai biến THNS và THVL nghiên cứu về một số nước OECD giai đoạn 1990 - 2007 cũng ghi nhận kết quả tương tự trong dài hạn tại khu vực này. Còn trong công trình của Eldemerdash và cộng sự (2014), ngoài việc khẳng định THNS tác động thuận chiều đến THVL, nhóm tác giả còn chỉ rò ảnh hưởng của chi tiêu ngân sách và thuế đến THVL. Cụ thể khi chi tiêu chính phủ tăng 1% sẽ làm THVL tăng 0,73% hay tăng thuế 1% GDP sẽ khiến cán cân vãng lai thặng dư khoảng từ 0,35% - 0,75% GDP. Một năm sau đó Bakarr (2014) đã đóng góp thêm kênh truyền tải ảnh hưởng của THNS đến THVL khi phát hiện thấy GDP và tình trạng chính trị cũng là các biến trung gian khi nghiên cứu trường hợp của Sierra Leone trong giai đoạn 1980 - 2012. Với mục tiêu nghiên cứu những nền kinh tế đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình kinh tế tập trung sang mô hình kinh tế thị trường và có cán cân vãng lai và ngân sách thâm hụt ở mức cao, Tosun và cộng sự (2014) chọn 7 nước Trung và Đông Âu gồm Bungari, Latvia, Lithunia, Ba Lan, Rumani, Serbia và Slovenia trong giai đoạn 1998- 2010. Chỉ sử dụng hai biến số là cán cân vãng lai/GDP và cán cân ngân sách/GDP, kết quả thực nghiệm cho thấy, chỉ có Bungari và Ba Lan là tồn tại thâm hụt kép do THNS gây nên. Từ nghiên cứu này, nhóm tác giả có nhận định đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ thì cán cân vãng lai không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân sách, mà còn phụ thuộc vào lãi suất thực tế và tăng trưởng. Do đó, nhóm tác giả khẳng định cần có những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, cần thiết phải bổ sung thêm những biến thực tế như như lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế để kết quả phân tích tốt hơn.

Từ sau năm 2010, chủ đề về mối quan hệ về thâm hụt ở khu vực ngân sách và thương mại bắt đầu xu thế mới khi phương pháp phân tích bất đối xứng dần được đưa vào nghiên cứu thực nghiệm. Tiêu biểu là công trình của Antonakaris và cộng sự (2016) thực nghiệm về mối quan hệ giữa THNS và THTM trong giai đoạn 1791- 2013 tại Mỹ cho thấy tồn tại quan hệ đồng biến dài hạn giữa hai loại thâm hụt. Sử dụng kiểm định Bound test để đánh giá quan hệ dài hạn và mô hình QARDL (mô hình ARDL biến đổi theo phân vị) để đánh giá về tính bất đối xứng, các tác giả kết luận quan hệ giữa hai biến là phi tuyến tính. Cụ thể, THNS có tác động mạnh tới THTM ở những phân vị nhỏ hơn giá trị trung bình. Ngược lại, ở những phân vị lớn hơn giá trị trung bình, người tiêu dùng


phản ứng theo thuyết Ricardo (tiết kiệm nhiều hơn để chi trả thuế cao hơn trong tương lai) nên THNS không tác động đến THTM. Cũng với mục đích tìm hiểu về tính bất đối xứng, bằng phương pháp mới là tách tác động của một biến độc lập lên biến phụ thuộc theo hai cơ chế riêng biệt là tác động trong xu thế tăng và tác động trong xu thế giảm, Turan và Karakas (2018) đã sử dụng mô hình NARDL với bộ số liệu theo quý từ 1999

- 2016, gồm 3 biến: THNS, THVL (đều tính theo%GDP) và GDP cho 7 nước Croatia, Séc, Hungary, Ba Lan, Rumani, Slovakia và Slovenia. Kết quả cho thấy, trong dài hạn, tồn tại thâm hụt kép tại Sec, Hungari, và Slovakia theo hướng THNS tác động đến THVL. Trong nghiên cứu có tên: “Giả thuyết thâm hụt kép, nghiên cứu lại trường hợp của Ấn Độ” với mô hình phi tuyến, do Javed và Naresh công bố năm 2018, mối quan hệ giữa THNS và THVL được kiểm định lại trên cơ sở thêm các biến độ mở thương mại và tăng trưởng của sản lượng. Kết quả cho thấy, tồn tại thâm hụt kép tại nước này trong dài hạn và cả ngắn hạn từ THNS đến THVL song đều là quan hệ phi tuyến với tác động tăng mạnh hơn tác động giảm trong ngắn hạn. Trong khi đó, trong dài hạn, chỉ có cú sốc tăng của THNS mới có tác động đến THVL. Nhóm nghiên cứu khẳng định, tác động bất đối xứng của THNS lên THVL là do tác động bất đối xứng của THNS lên tổng cầu, thông qua sự kém linh hoạt của tiêu dùng tư nhân và những ràng buộc trong điều hành chính sách tiền tệ. Các biến điều khiển khác trong nghiên cứu này được nhận thấy là có quan hệ đồng tích hợp với cán cân vãng lai nhưng có tính đối xứng trong dài hạn và bất đối xứng trong ngắn hạn. Để giải quyết vấn đề thâm hụt kép, theo nhóm tác giả, Ấn Độ cần phải thúc đẩy tăng trưởng đi kèm với chính sách nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng cường sản xuất thay thế nhập khẩu, tích cực hội nhập ở mức sâu hơn và kỷ luật tài khóa nghiêm ngặt hơn nữa thì mới cải thiện được cán cân vãng lai và ổn định vĩ mô.

Như vậy, có thể thấy trên thế giới, các nghiên cứu tuân theo quan điểm của Keynes đã đề cập ở trên đây chủ yếu sử dụng mô hình đối xứng, số lượng nghiên cứu với mô hình bất đối xứng chưa nhiều do đây là phương pháp mới. Những nghiên cứu này được tác giả xếp vào nhóm 1 và tóm tắt trong bảng 1.1 dưới đây.


Bảng 1.1: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 1


Tác giả

Biến sử dụng

Giai đoạn

Mô hình

Loại quan hệ

Kênh truyền dẫn

tác động




Tên

Loại



Milne (1977)

THNS, THVL

1960 - 1975

OLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Zietz và Pemberton (1990)

THNS, THVL

1972 -1987

(theo quý)

OLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Bemheim (1987)

THNS, THVL, GDP

1960 -1984

OLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Kuassi và cộng sự (2004)

THNS, THVL

(nửa năm)

VAR

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Adnan và Asghar (2010)


1971 - 2007

ARDL, DOLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Abbas và cộng sự (2011)



VAR

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Asrafuzzaman và cộng sự (2013)


1972 - 2011

VAR

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Sulikova và cộng sự (2014)

THVL, THNS,

đầu tư

1999 - 2011

(theo quý)

VECM,

Phân tích phương sai

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Lwanga và Mawejje (2014)

GDP, lãi suất, THVL, THNS, tỷ

lệ lạm phát

1999 - 2011

(theo quý)

VECM

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Ye (2007)

THNS, THVL

1948- 2005

(theo quý)

VAR - GARCH,

phân tích cấu trúc

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Arize và Malindretos (2008)

THNS, THTM

1973 - 2005

(theo quý)

AFRIMA và VECM

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 3

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022