Bảng Tổng Kết Các Nghiên Cứu Tuân Theo Quan Điểm 2


Tác giả

Biến sử dụng

Giai đoạn

Mô hình

Loại quan hệ

Kênh truyền dẫn

tác động

Seyfettin và Cagri (2014)

THNS, THVL

2001 - 2012

(theo quý)

Đồng tích hợp, kiểm

định Perseran

Đối xứng

Nghịch biến

Không chỉ rò

Bakarr (2014)

THNS, THVL

1980-2012

ARDL

Đối xứng

Đồng biến

GDP và tình trạng

bất ổn về chính trị

Lau và Hock - Ann (2002)

THVL, THNS, tỷ

giá, lãi suất

1976 - 2000

(theo quý)

VECM

Đối xứng

Đồng biến

Trực tiếp: THNS

THVL

Gián tiếp: THNS

Lãi suất nội tệ lên (giảm) giá

THVL

Baharumshah và Lau (2007)

THNS, tỷ giá, lãi suất, THVL

1976 - 2001

(theo quý)

VAR

Đối xứng

Nghich biến

Trực tiếp: THNS

THVL

Gián tiếp: THNS

Lãi suất THVL

Bluedorn và Leigh (2011)

THNS, tỉ giá, lãi

suất, THVL

1978-2009



Đồng biến

THNS lãi suất

tỷ giá THVL

Mehmet và Filizz (2013)

THNS,THVL

1990 - 2007

Tương quan dạng

mảng cấu trúc

Đối xứng


THNS lãi suất

tỷ giá THVL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 4


Tác giả

Biến sử dụng

Giai đoạn

Mô hình

Loại quan hệ

Kênh truyền dẫn

tác động

Eldemerdash và cộng sự (2014)

Chi ngân sách,

1975 - 1998

Phân tích số liệu

Đối xứng

Đồng biến

Chi tiêu tăng


thuế, tiết kiệm,


mảng, quan hệ nhân



THVL tăng.


đầu tư, THVL,


quả Granger



Thuế tăng


THNS





THVL giảm.







Chênh lệch giữa tiết







kiệm và đầu tư tăng







THVL giảm

Tosun và cộng sự (2014)

THNS, THVL

1998-2010

Kiểm định biên

Đối xứng

Đồng biến (dài

Không chỉ rò




(Bound Test) và mô


hạn), đồng biến





hình ARDL


và nghịch biến







(trong ngắn hạn)


Antonakaris và cộng sự (2016)

THTN, THTM

1791- 2013

Bound test và mô

hình QARDL

Bất đối

xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Turan và Karakas (2018)

THNS, THVL,

GDP

1999-2016

NARDL

Bất đối

xứng

Đồng biến

(trong dài hạn)

Không chỉ rò

Javed và Naresh ( 2018)

THNS, THVL,

tốc độ tăng

trưởng, độ mở nền kinh tế

1970 - 2016

Bound test và NARDL

Bất đối xứng

Đồng biến

THNS tổng cầu

THVL

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu tổng quan


1.1.1.2. Quan điểm 2 - THTM là nguyên nhân gây ra THNS

Nhiều nghiên cứu định lượng có kết luận tuân theo quan điểm này với hai khả năng xảy ra của mối quan hệ là đồng biến hoặc nghịch biến. Tiêu biểu cho phát hiện về mối quan hệ đồng biến là công trình của Datta và cộng sự (2012) nghiên cứu cho Buhtan và công trình của Magazzino (2012) nghiên cứu cho nước Ý. Trường hợp của Buhtan (giai đoạn 1983 - 2002) tác giả sử dụng hai biến là THNS và THVL, mô hình hồi quy đa biến đơn giản kết hợp với kiểm định đồng tích hợp và nhân quả đã ghi nhận mối quan hệ này chỉ tồn tại trong dài hạn. Đối với trường hợp của Ý, giai đoạn 1970 - 2010, khi được kiểm định bằng mô hình VAR gồm hai biến THTM và THNS thì mối quan hệ được xác nhận chỉ tồn tại trong ngắn hạn mà không tồn tại trong dài hạn. Từ đó, các tác giả đã cùng đưa ra khuyến nghị là để cải thiện tình hình tài chính quốc gia, chính phủ nên tập trung vào những chính sách làm thay đổi cán cân thương mại theo chiều hướng tích cực. Tiêu biểu cho nhóm thứ hai chỉ ra quan hệ nghịch biến có Uçal và Bolukbas (2013) khi tìm hiểu số liệu của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1996 đến năm 2011. Với phương pháp tương tự như hai nghiên cứu trên, sử dụng hai biến là THVL và THNS nhóm tác giả nhận thấy khi THVL tăng 1% GDP sẽ khiến THNS giảm 0,12%. Sở dĩ có hiện tượng này, theo các tác giả, là bởi ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi THTM ngày càng trầm trọng đã làm gia tăng nguồn thu cho ngân sách chủ yếu đến từ thuế nhập khẩu, do vậy THNS giảm.

Ngakosso năm 2016 trong một nghiên cứu về thâm hụt kép ở Congo từ 1980 - 2013 cũng đã sử dụng kết hợp kiểm định Bound và mô hình ARDL để xác định quan hệ đồng tích hợp. Với số liệu theo năm, chỉ sử dụng hai biến là cán cân ngân sách và cán cân vãng lai, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến trong đó THVL là nguyên nhân dẫn tới THNS. Mối quan hệ này tồn tại, theo tác giả, là do Congo là quốc gia xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên. Chính vì vậy, sự tăng lên trong quy mô xuất khẩu của nước này, vốn xuất phát từ cầu thế giới tăng, đã làm cải thiện cán cân vãng lai và góp phần mang lại hiệu ứng tích cực đối với sản xuất, giảm thất nghiệp trong nước. Từ đó, nguồn thu ngân sách được cải thiện. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo mặc dù giá trị xuất khẩu có tăng lên, song nếu chính phủ tiếp tục để các công ty nước ngoài là các chủ thể khai thác dầu chủ yếu tại nước này, cùng với việc phụ thuộc nặng nề vào biến động của giá dầu và đồng đô la Mỹ thì ngay cả khi giá trị xuất khẩu tăng có thể sẽ đi kèm với nguồn thu ngân sách giảm, từ đó cán cân vãng lai được cải thiện, song cán cân ngân sách lại thâm hụt (quan hệ trái chiều). THTM gây nên tác động trái chiều đến THNS cũng được Turan và Karakas (2018) nhận thấy ở Ba Lan và Rumani giai đoạn 1999-2016, thông qua kiểm định bằng mô hình NARDL, tuy nhiên quan hệ này chỉ tồn tại trong dài hạn.

Như vậy, mặc dù các nghiên cứu trên đây có kết luận thống nhất về quan hệ nhân quả được tập hợp thành nhóm 2 ở bảng 1.2 dưới đây (chiều tác động là từ THTM


THNS) song chúng lại có sự khác nhau về chiều biến thiên giữa hai loại thâm hụt (đồng biến hay nghịch biến) và khoảng thời gian tồn tại mối quan hệ (trong ngắn hạn hay dài hạn). Một nhược điểm giống nhau của các nghiên cứu này là chưa chỉ ra được kênh truyền dẫn của mối quan hệ. Tác giả cũng nhận thấy các nghiên cứu trên chủ yếu được thực hiện với các mô hình đối xứng.

Bảng 1.2: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 2



Tác giả

Biến sử dụng


Giai đoạn

Mô hình

Loại

quan hệ

Kênh truyền dẫn

tác động

Tên

Loại



Datta và cộng

sự (2012)

THNS,

THVL

1983 - 2002

OLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Magazzino

(2012)

THTM,

THNS

1970 - 2010

VAR

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Ucal và

Bolukabas (2013)

THNS, THVL

1996 - 2011

(theo quý)

VAR

Đối xứng

Nghịch biến

THTM tăng thuế nhập khẩu tăng

THNS giảm

Ngakosso (2016)

THNS, THVL

1980-2013

(theo năm)

Kiểm định Bound và mô hình

ARDL

Đối xứng

Đồng biến

THVL giảm Tăng trưởng kinh tế tăng THNS giảm

Turan và

Karakas (2018)

THNS,

THVL

1999-2016

NARDL

Bất đối

xứng

Nghịch

biến

Không chỉ rò

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu tổng quan

1.1.1.3. Quan điểm 3- THNS và THTM tác động lẫn nhau (quan hệ 2 chiều)

Không nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ này. Tại Mỹ với số liệu nghiên cứu từ năm 1960 đến 1984, Darrat (1988) đã sử dụng kết hợp nhiều công cụ như hồi quy 2 biến, hồi quy 3 biến, ước lượng hợp lý cực đại, kiểm định nhân quả Granger. Ngoài hai biến chính là THNS và THTM, tác giả còn đưa vào mô hình các biến có liên quan như: cơ sở tiền, GDP thực, lạm phát, chi phí nhân công (đại diện bằng tiền lương của ngành công nghiệp tính theo giờ công), tỷ giá, lãi suất ngắn hạn (đại diện bằng lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng), lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu chính phủ) và thu nhập từ nước ngoài. Kiểm định nhân quả cho thấy: THNS và các biến liên quan (ngoại trừ biến thu nhập từ nước ngoài) đều có ảnh hưởng đến THTM trong đó THNS và lãi suất là có ảnh hưởng lớn nhất đồng thời khẳng định tồn tại quan hệ hai chiều và đồng biến giữa THNS và THTM. Hiện tượng tồn tại song song và quan hệ hai chiều giữa hai loại thâm hụt này cũng được tìm thấy tại một số nghiên cứu khác đơn giản hơn (chỉ sử


dụng hai biến THNS và THTM), thực hiện thủ tục kiểm định cơ bản kết hợp mô hình VAR như Kouassi và cộng sự (2004), Asrafuzzaman và cộng sự (2013).

Bảng 1.3: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 3


Tác giả

Biến sử dụng

Giai đoạn

Mô hình

Loại quan hệ

Kênh truyền dẫn tác động

Tên

Loại

Darrat (1988)

THNS, THTM, cơ

sở tiền, GDP, lạm phát, tiền lương, tỷ giá, lãi suất, thu

nhập từ nước ngoài

1960 - 1984

OLS

Đối xứng

Đồng biến

Không chỉ rò

Kuassivàcôngsự(2004)

THNS, THTM

1960 - 1990

VAR

Đối xứng


Không chỉ rò

Arfuzzaman và

cộng sự (2013)

THNS, THTM

1972 - 2012

VAR

Đối xứng

Đồng biến


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu tổng quan

1.1.1.4. Quan điểm 4 - quan điểm theo thuyết cân bằng Ricardo: THNS và THTM tồn tại song song nhưng không có tác động qua lại (độc lập với nhau)

Kouassi và cộng sự (2004) khi xem xét số liệu của 20 nước trên thế giới đã phát hiện thấy tại một số nước trong mẫu nghiên cứu như Columbia, Ấn Độ, Malaysia (giai đoạn 1960 -1990) không tồn tại quan hệ giữa hai loại thâm hụt. Tương tự, Datta và Mukhopadhyay (2010) khi xem xét trường hợp của Maldive giai đoạn 1979 - 2003, nhóm nghiên cứu đã chứng tỏ có tồn tại thâm hụt kép song THNS và THTM hoàn toàn không có tác động đến nhau. Nghĩa là, theo nhóm tác giả, có tồn tại hiệu ứng Ricardo (Ricardo đầy đủ) tại quốc đảo này. Nguyên nhân được cho là chính sách tài khóa và chính sách quản lý thị trường ngoại hối có sự khác biệt và được thực hiện độc lập với nhau.

Năm 2016, Mumtaz, K. và Munir đưa ra kết quả nghiên cứu của họ về thâm hụt kép ở 4 nước Nam Á gồm Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Với chuỗi số liệu theo năm từ 1981 đến 2014, sử dụng các biến THNS, THVL và cán cân đầu tư-tiết kiệm tư nhân để xem xét hiện tượng thâm hụt kép, lý thuyết cân bằng của Ricardo và quan điểm của Feldstein- Horioka (Feldstein- Horioka puzzle). Kết quả kiểm định cho thấy không có quan hệ dài hạn giữa các biến nghiên cứu ở các nước này và thuyết cân bằng của Ricardo đồng thời tồn tại ở cả Ấn Độ và Pakistan. Nguyên nhân được chỉ ra là do chính sách tài khóa. Từ đó, gợi ý về chính sách mà nhóm tác giả đưa ra là chính phủ nên tập trung vào cải thiện chính sách tài khóa, tăng cường thu hút vốn FDI để tạo cơ hội việc làm và thu nhập, từ đó làm gia tăng tiêu dùng tư nhân.


Bảng 1.4: Bảng tổng kết các nghiên cứu tuân theo quan điểm 4


Tác giả

Biến sử dụng

Giai đoạn

Mô hình

Loại quan hệ

Tên

Loại

Kuassi và cộng sự (2004)

THNS, THTM

1960 - 1990

VAR

Đối xứng

Độc lập

Datta và Mukhopadhyay (2010)

THNS, THTM

1979 - 2003

VECM

Đối xứng

Độc lập

Mumtaz, K. và Munir (2016)

THNS, THVL,

cán cân tiết kiệm và đầu tư

1981- 2014

VECM

Đối xứng

Độc lập

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu tổng quan

1.1.2. Các nghiên cứu về Việt Nam

1.1.2.1. Quan điểm cổ điển: THNS là nguyên nhân gây nên THTM

Điển hình cho nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam là công trình của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2011) với tên gọi “Thâm hụt NSNN và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch?”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình VAR, bộ số liệu theo quý từ 1985Q1-2010Q4, với các biến được tính theo %GDP (THNS, THVL, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm tư nhân, đầu tư chính phủ, đầu tư tư nhân), GDP thực tế, GDP danh nghĩa và tốc độ tăng trưởng. Giai đoạn nghiên cứu tổng thể từ 1985-2010 được chia ra thành 3 giai đoạn nhỏ, kết hợp sử dụng cả phân tích định tính và ma trận tương quan để xem xét mối tương quan của hai loại thâm hụt. Kết quả cho thấy giai đoạn 1 (từ 1985-1995) là giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung sng cơ chế thị trường và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì mối quan hệ này là đồng biến với hệ số tương quan là 33,58%. Giai đoạn 2 (từ 1996 - 2003) là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai và gián tiếp chịu khủng hoảng tài chính châu Á thì quan hệ là nghịch biến với hệ số tương quan nhỏ là -4,25%. Giai đoạn 3 (từ 2004 - 2010) là thời gian mà Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì mối quan hệ được nhận thấy là đồng biến với hệ số tương quan khá cao là 42,68%. Kết quả cho thấy tổng thể cả giai đoạn 1985- 2010, thì THNS là nguyên nhân tác động đến THVL. Do vậy khuyến nghị được đưa ra theo hướng giảm THNS để giảm THVL. Chính phủ cần tăng thu thuế (tăng tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách), giảm chi kết hợp với tăng hiệu quả các khoản chi tiêu công, tăng sử dụng vốn nước ngoài cho chi đầu tư phát triển (để hạn chế tăng chi ngân sách). Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có hạn chế đó là chưa chỉ ra được kênh truyền dẫn tác động giữa hai loại thâm hụt là gì.

Cũng tìm hiểu về Việt Nam nhưng với số liệu trong khoảng thời gian từ 2000Q1

- 2011Q3, Nguyễn Hoàng Như Thủy (2012) sử dụng các biến THVL, THNS, lãi suất


ngắn hạn, tỷ giá hối đoái. Trong đó THVL là biến phụ thuộc tính theo % GDP, các biến còn lại là các biến độc lập với THNS được tính theo % GDP. Sử dụng mô hình VECM để kiểm định, tác giả đi đến kết luận các biến sử dụng có quan hệ dài hạn, nghĩa là THNS là nguyên nhân gây nên THVL với độ trễ là 2 năm. Hai cơ chế của mối quan hệ này như sau:

- Cơ chế trực tiếp: tăng chi ngân sách tiêu dùng và đầu tư tăng nhập khẩu tăng THVL tăng.

- Cơ chế gián tiếp: tăng chi ngân sách lãi suất tăng vốn nước ngoài chảy vào nội tệ lên giá, hàng nhập khẩu rẻ tương đối nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng nhập khẩu tăng tăng mức nhập siêu tăng THVL.

Nhìn chung, các nghiên cứu này cũng đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng đa dạng các biến trong việc tìm hiểu mối quan hệ của thâm hụt kép tại Việt Nam trong giai đoạn 1985-2011. Vì kết quả thu nhận được là giống nhau (đều theo chiều THNS tác động đến THVL) và đều khẳng định là quan hệ đồng biến nên các nghiên cứu này đã có cùng khuyến nghị là nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách kết hợp áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt nhằm cải thiện tình trạng THVL tại Việt Nam.

1.1.2.2. Quan điểm 2- THTM là nguyên nhân gây ra THNS

Nghiên cứu cho Việt Nam với kết luận tuân theo quan điểm 2 có công trình của Trịnh Thị Trinh và cộng sự (2013), với tên gọi “Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam”. Sử dụng bộ số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1994 -2012 với mô hình VAR, các biến sử dụng là THNS và THVL (đều được tính bằng % GDP), nhóm nghiên cứu kết luận THVL là nguyên nhân gây ra THNS. Do vậy để khắc phục tình trạng THNS, chính phủ cần phải tập trung khắc phục THVL bằng cách hạn chế nhập siêu hàng hóa và dịch vụ, duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút kiều hối.

Trong Luận án tiến sĩ với đề tài: “Thâm hụt kép tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Lan Anh (2018) đã có sự nghiên cứu khá công phu. Tác giả dựa vào mô hình Mundel -Flemming để xây dựng mô hình VAR gồm 4 biến: Tốc độ thay đổi cán cân ngân sách, tốc độ thay đổi cán cân vãng lai, lãi suất, tỷ giá. Nghiên cứu sử dụng số liệu theo quý trong giai đoạn 2000Q1-2015Q4. Với độ trễ của mô hình là 4, tác giả kết luận: có thâm hụt kép tại Việt Nam. Thâm hụt cán cân vãng lai là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân ngân sách. Các biến kiểm soát là lãi suất và tỷ giá không phải là kênh truyền dẫn mối quan hệ này vì mối quan hệ giữa các biến được xác định là Lãi suất Tỷ giá Thay đổi của cán cân vãng lai Thay đổi của cán cân ngân sách. Tác giả khẳng định


nguyên nhân thâm hụt kép ở Việt Nam đến từ: (i) Sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước theo hướng tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nên có tác động tiêu cực đến tình trạng của cán cân vãng lai. Bên cạnh đó, THNS diễn ra dai dẳng vì phải phục vụ cho mô hình tăng trưởng của Việt Nam. (ii) Sự mất cân đối của vai trò các khu vực kinh tế. Đây là nguyên nhân đến từ thực trạng NSNN tập trung đầu tư cho một số ngành song những ngành này không phát huy hiệu quả kinh tế. (iii) Khủng hoảng kinh tế. Yếu tố này đã gây tiêu cực đến THNS (giảm thu, tăng chi) khiến thâm hụt kép diễn biến xấu nhất trong giai đoạn nghiên cứu. (iv) Diễn biến tỷ giá không theo kịp thị trường. Do tỷ giá chậm điều chỉnh nên đồng Việt Nam (VND) bị định giá cao từ đó tác động tiêu cực cả đến cán cân vãng lai và ngân sách. Để hạn chế thâm hụt kép tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất Chính phủ nên tập trung nguồn lực để cải thiện cán cân vãng lai trước, cải thiện cán cân ngân sách sau. Nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất được chia thành 2 nhóm ngắn hạn và dài hạn. Nhóm ngắn hạn tập trung vào cách thức tài trợ cho bất cân đối của từng khu vực: THVL cần được tài trợ bởi vốn nước ngoài, dự trữ ngoại hối và giảm tài sản dự trữ chính thức trong khi THNS cần được tài trợ bởi vay trong nước và nước ngoài. Nhóm dài hạn: tập trung vào các giải pháp về thay đổi chính sách, cơ chế ở cả hai khu vực ngân sách và thương mại kết hợp thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu và chi ngân sách.

Như vậy, các nghiên cứu về Việt Nam có kết luận tuân theo quan điểm 2 cũng không nhiều và tất cả các công trình này đều được thực hiện với VAR, là mô hình đối xứng.

1.1.2.3. Quan điểm 4 - quan điểm theo thuyết cân bằng Ricardo: THNS và THTM tồn tại song song nhưng không có tác động qua lại (độc lập với nhau)

Theo trường phái này có nghiên cứu của Trương Thị Nguyệt Hằng và cộng sự (2010). Sử dụng bộ số liệu từ 1995Q1 - 2009Q4, mô hình sử dụng là SVAR, đây cũng là mô hình đối xứng. Các biến nghiên cứu gồm GDP, THNS (tính theo % GDP), THVL (tính theo % GDP), lãi suất 3 tháng, tỷ giá hối đoái thực tế. Khi kiểm định sự phản ứng của các biến đối với các cú sốc cấu trúc, các tác giả nhận thấy cú sốc THNS có ảnh hưởng đáng kể (85,22%) đến biến động tổng thể của chính nó (tức là THNS) trong khi các cú sốc sản lượng chỉ đóng góp 7,23% còn các cú sốc khác thì tác động không đáng kể. Sau đó, mô hình được mở rộng bằng cách lần lượt đưa vào thêm biến đầu tư công, đầu tư tư nhân và chi tiêu tư nhân (các biến này cũng tính theo % GDP rồi sau đó lấy logarit cơ số tự nhiên) các tác giả đã kết luận: Khi THNS tăng (cú sốc ngân sách), tài khoản vãng lai được cải thiện ngắn hạn và tỷ giá thay đổi không đáng kể. Phản ứng với cú sốc sản lượng: Khi sản lượng tăng một cách đáng kể, lãi suất tăng trong khi tỷ giá biến động rất nhỏ, THNS tăng và THVL giảm trong ngắn hạn. Như vậy, có tồn tại thâm hụt kép trái chiều tại Việt Nam và sự cải thiện của THVL là do tăng lên của tiết kiệm tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022