Một Số Hàm Ý Chính Sách Đối Với Việt Nam Nhằm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Bối Cảnh Tham Gia Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt


với thu hút FDI tại Việt Nam. Các ý kiến về cơ hội, thách thức và giải pháp của chuyên gia được đưa vào nội dung chương 5.

Thứ nhất, các chuyên gia nhận định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về tổng thể sẽ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên mức độ tác động thì chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào chính sách thu hút và quản lý đầu tư của Việt Nam, kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài và các yếu tố bất định khác (như tình hình kinh tế thế giới và chính sách của các nước lớn,...)

Các lý do khiến các chuyên gia nhận định EVFTA làm gia tăng số lượng FDI vào Việt Nam bao gồm:

(i) Các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại ở mức rất cao so với cam kết WTO sẽ thúc đẩy FDI nói chung vào Việt Nam nhằm tận dụng những ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam;

(ii) Các cam kết tự do dịch vụ trong EVFTA thúc đẩy FDI từ EU vào các ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết hoặc cam kết mở cửa ít hơn trong WTO;

(iii) Các cam kết về đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ đầu tư trong Hiệp định IPA và các cam kết khác đòi hỏi Việt Nam hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý hướng đến thông lệ quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do đó làm gia tăng FDI;

(iv) EVFTA có tác động toàn diện đến nền kinh tế (như làm gia tăng thương mại; hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị của khu vực EU và chuỗi sản xuất toàn cầu; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,... ) làm gia tăng GDP, mở rộng quy mô thị trường, từ đó tác động gián tiếp đến việc thu hút FDI;

(v) Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển năng động, nguồn lao động giá rẻ, hệ thống pháp lý, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Ngoài ra, EVFTA được nhận định không chỉ làm gia tăng số lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam với các lý do được đưa ra như sau:

(i) EU là đối tác đầu tư có ưu thế về công nghệ nên việc tăng cường thu hút FDI từ EU sẽ cải thiện chất lượng dòng vốn FDI;

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 21

(ii) Các đối tác ngoài EU đầu tư vào Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất hàng hóa để xuất khẩu sang thị trường EU với các tiêu chuẩn cao về kỹ thuật nên các dự án FDI được dự báo là sẽ có chất lượng tốt hơn so với các dự án FDI hiện nay;

(iii) Việc cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA là động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án FDI chất lượng cao tại Việt Nam.

(iv) Chính sách thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam hướng tới chủ động xúc tiến, thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao từ các đối tác Mỹ và EU.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng EVFTA chỉ là điều kiện cần, là chất xúc tác thúc đẩy FDI vào Việt Nam, còn mức độ tác động trên thực tế sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như chính sách thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ, kỳ vọng của các nhà đầu tư và các yếu tố bất định khác.

Thứ hai, các nhóm ngành sau đây được cho là sẽ có sự gia tăng FDI nhờ các cam kết trong EVFTA: (i) các ngành sản xuất gắn với xuất khẩu từ Việt Nam được giảm thuế nhiều nhất như dệt may, da giày, thủy sản, thực phẩm chế biến...; (ii) các ngành dịch vụ mà Việt Nam mở cửa rộng hơn cho các đối tác EU như các ngành dịch vụ tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục, môi trường; (iii) các ngành liên quan đến công nghệ, năng lượng tái tạo, sản xuất sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường,... Nhiều chuyên gia đánh giá về dài hạn dịch vụ sẽ là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều từ EVFTA; và (iv) các ngành chịu tác động gián tiếp do sự phát triển của nền kinh tế dưới tác động của EVFTA như logistics, vận tải, du lịch, bất động sản,... Nhìn chung, các ngành chịu tác động nhiều nhất là những ngành mà


hai Bên cam kết mở cửa cho nhau nhiều nhất và là các ngành mà hai Bên có lợi thế (EU có lợi thế về công nghệ và dịch vụ; Việt Nam có lợi thế về lao động và tài nguyên).

Thứ ba, EVFTA tác động đến FDI thông qua nhiều kênh bao gồm xóa bỏ thuế quan, mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tự do hóa đầu tư và các cam kết khác. Các chuyên gia nhận định trong các kênh tác động đó, các cam kết về xóa bỏ thuế quan, mở cửa dịch vụ sẽ là các kênh tác động nhanh và mạnh nhất trong ngắn hạn; là động lực trực tiếp để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng những ưu đãi này. Giữa các ngành sản xuất và dịch vụ, nhiều ý kiến đánh giá FDI vào các lĩnh vực dịch vụ chịu tác động lớn hơn từ Hiệp định EVFTA vì trên thực tế thị trường dịch vụ của Việt Nam trước khi thực hiện EVFTA mở cửa rất hạn chế. Tuy nhiên, trong dài hạn, tác động lớn nhất của EVFTA là giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập, cải cách, cải thiện môi trường pháp lý và môi trường đầu tư tại Việt Nam; làm gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư trên thế giới đối với thị trường Việt Nam. Khi đó, FDI sẽ gia tăng từ cả các nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cam kết trong EVFTA.

Thứ tư, FDI từ EU vào Việt Nam được dự báo sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng dưới tác động của EVFTA. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng FDI từ EU trong ngắn hạn có thể chưa tăng nhiều về số lượng mà chỉ tăng nhanh sau một vài năm khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, do cần có thời gian để các Tập đoàn, công ty của EU nghiên cứu Hiệp định, khảo sát, nghiên cứu thực tế ở thị trường Việt Nam và chọn các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp có thể đầu tư vào Việt Nam hiệu quả, trong đó có cả nghiên cứu so sánh hiệu quả đầu tư tại Việt Nam với đầu tư tương tự các nước Đông Âu cũ. Một số tập đoàn, công ty EU ban đầu có thể tiến hành các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thương mại để thăm dò thị trường, trên cơ sở đó mới mở rộng sang lĩnh vực sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam. Với các Tập đoàn, công ty lĩnh vực công nghệ cao, họ còn tính đến khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực chất lượng cao – vốn là vấn đề hạn chế của thu hút FDI mà Việt Nam cần phải cải thiện. Về chất lượng, đa số các dự án của nhà đầu tư EU sẽ có


trình độ cao hơn so với của doanh nghiệp Việt Nam, và cũng cao hơn ngay cả so với trình độ của phần lớn các công ty từ châu Á đang có đầu tư nhiều tại Việt Nam. Chất lượng cao thể hiện cả về trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc, trình độ quản lý, chất lượng và giá trị sản phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Các doanh nghiệp châu Âu luôn hướng tới phát triển bền vững, cam kết phát triển lâu dài đối với nước nhận đầu tư; do vậy đầu tư từ EU tăng cũng giúp tăng tính ổn định của các dự án tại Việt Nam.

Về lĩnh vực đầu tư, EVFTA sẽ chủ yếu thúc đẩy FDI trong các ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến (như khai thác dầu khí, hóa chất, dược phẩm, chế biến thực phẩm, máy móc thiết bị, ô tô và phương tiện vận tải, nông nghiệp chất lượng cao...) và các ngành dịch vụ (như bưu chính viễn thông, tài chính, phân phối,...). Kênh tác động chủ yếu là thông qua cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và các cam kết khác thúc đẩy cải cách và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Các cam kết tự do hóa dịch vụ là điều kiện quan trọng cho phép nhà đầu tư EU có thể tiếp cận và cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các cam kết về lao động, minh bạch hóa và đặc biệt là sở hữu trí tuệ,... giúp cải thiện môi trường kinh doanh, phù hợp với mong đợi của các nhà đầu tư từ các nước EU. Các đối tác chủ yếu vẫn sẽ tiếp tục là những đối tác EU lớn nhất hiện nay như Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Bỉ... Ngoài ra, khả năng gia tăng FDI từ các đối tác nhỏ khác không cao.

Thứ năm, khả năng tiếp cận thị trường EU nhờ có EVFTA cũng sẽ là điểm nhấn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác ngoài EU, đặc biệt là những nền kinh tế có lợi thế so sánh tương đồng với Việt Nam. Các ngành thu hút FDI ngay lập tức sẽ là các ngành sản xuất được cắt giảm thuế nhiều, Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu sang thị trường EU và Việt Nam cần phát triển để tham gia vào chuỗi giá trị do các MNCs của EU dẫn dắt, thực hiện thương mại nội ngành như dệt may, da giày, thủy sản, chế biến thực phẩm, máy móc thiết bị,... FDI từ Trung Quốc do đó có thể gia tăng mạnh do sự tương đồng về lợi thế so sánh với Việt Nam cũng như thế mạnh trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Kênh tác động lớn nhất trong ngắn hạn là các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa mà EU dành cho Việt Nam.


Trong dài hạn, các cải cách và sự cải thiện môi trường đầu tư sẽ tiếp tục là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI từ các đối tác khác, kể cả các đối tác không hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định EVFTA. Kênh tác động trong dài hạn do đó vẫn là những cam kết trong EVFTA tạo ra sức ép đối với cải cách và cải thiện môi trường kinh doanh.

Một số ý kiến cho rằng tác động của EVFTA đến FDI từ các nước ngoài khối rõ ràng hơn là FDI từ các nước nội khối. Sở dĩ như vậy vì động lực cho FDI từ các nước ngoài khối là trực tiếp và ngay lập tức (cắt giảm thuế quan) trong khi động lực cho FDI từ các đối tác EU phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của nước chủ nhà mang tính chất dài hạn như chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, môi trường kinh doanh - đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,...

Như vậy, có thể thấy các ý kiến của chuyên gia về tác động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam nhìn chung khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác mà tác giả sử dụng như phân tích khung phân tích tác động và mô hình kinh tế lượng. Nhận định của chuyên gia tuy nhiên giúp làm rõ thêm các đánh giá về mức độ tác động, các kênh tác động chính trong ngắn hạn và dài hạn, các ngành và các đối tác đầu tư chịu tác động nhiều nhất từ EVFTA.

4.4. Kết luận chương 4

Chương 4 tập trung phân tích tác động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam từ ba phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phân tích dựa trên khung phân tích tác động, mô hình kinh tế lượng và phỏng vấn chuyên gia.

Kết quả từ khung phân tích tác động cho thấy EVFTA có cả tác động tích cực và tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Một mặt, EVFTA làm gia tăng số lượng FDI từ cả các đối tác EU (đặc biệt là Hà Lan, Pháp và Đức) và ngoài EU. EVFTA đồng thời giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI thông qua thúc đẩy các dòng vốn đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ; đầu tư thân thiện với môi trường và gắn với phát triển bền vững; đầu tư gắn với cải thiện điều kiện và quan hệ lao động. Việc tăng tỷ trọng trong tổng FDI của EU vào ASEAN nâng cao vị thế và mức độ tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị khu vực. FDI trong lĩnh


vực công nghiệp chế biến chế tạo và đặc biệt là FDI từ EU trong các lĩnh vực dịch vụ dẫn tới cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Hình thức liên doanh được thúc đẩy, góp phần tăng cường tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước. Từ khung phân tích tác động, luận án nhận diện được các ngành, phân ngành có cơ hội thu hút FDI nhiều nhất từ EVFTA. Mặt khác, EVFTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU và sự gia tăng FDI từ EU có thể không chắc chắn do chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, triển vọng ký kết FTA giữa EU với các nước ASEAN khác và dịch COVID-19. EVFTA cũng tạo ra áp lực và chi phí liên quan tới cạnh tranh và cải cách thể chế, chính sách đối với Việt Nam. Nếu không có sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI một cách hợp lý thì trên thực tế Việt Nam khó có thể thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao và phần lớn lợi ích từ FTA có thể rơi vào các doanh nghiệp của một nước thứ ba, đặc biệt là Trung Quốc. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và khoảng cách địa lý cũng là những yếu tố gây cản trở đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Trong bối cảnh dịch COVID 19 đang diễn biến phức tạp, FDI nói chung và FDI từ EU vào Việt Nam nói riêng có thể bị giảm sút trong ngắn hạn, song sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng trong dài hạn do các yếu tố gia tăng uy tín và vị thế của Việt Nam cũng như xu thế đa dạng hóa hoặc thay thế chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của COVID 19. Việc cùng lúc tham gia nhiều FTA có tác động cộng hưởng với EVFTA trong việc thúc đẩy quá trình cải cách và cải thiện môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, các cam kết trong EVFTA cũng có những tác động riêng biệt, đặc thù thông qua việc thúc đẩy thu hút FDI trong một số lĩnh vực ưu đãi riêng cho nhà đầu tư EU và cải thiện chất lượng các dự án FDI ngoài EU vào Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường EU.

Kết quả từ mô hình kinh tế lượng cho thấy việc cùng tham gia FTA, quy mô thị trường nội địa và khu vực của nước chủ nhà cũng như FDI sẵn có là những yếu tố quan trọng khi các nhà đầu tư EU quyết định đầu tư sang các nước đang phát triển. Điều này cho thấy triển vọng thu hút FDI từ EU có nhiều thuận lợi trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết FTA với EU, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đồng thời Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào rất nhiều FTA


song phương và đa phương khiến quy mô thị trường khu vực mà nhà đầu tư EU có thể tiếp cận thông qua đầu tư vào Việt Nam được gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, với quy mô kinh tế nhỏ hơn nhiều nước ASEAN khác đang đàm phán FTA với EU, Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng các cơ hội từ EVFTA trước khi các lợi thế bị triệt tiêu.

Cuối cùng, kết quả từ phỏng vấn chuyên gia ủng hộ cho những kết quả từ khung phân tích tác động và mô hình kinh tế lượng. Ý kiến chuyên gia tuy nhiên làm rõ hơn các phân ngành và các đối tác đầu tư có thể chịu tác động nhiều nhất từ EVFTA. Các chuyên gia đồng thời chỉ ra rằng trong ngắn hạn, các cam kết về thuế quan và dịch vụ là các kênh tác động chính của EVFTA đến FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc cải cách về thể chế, chính sách và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh EVFTA mới là kênh tác động chính trong dài hạn và có tác động quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam.


CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU


5.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút FDI khi tham gia EVFTA

Khác với các FTA truyền thống, EVFTA có đặc điểm chính sau: (i) Phạm vi cam kết rất rộng, gắn với phát triển bền vững và tái cơ cấu, không chỉ bao gồm các nội dung thương mại thuần túy mà được mở rộng sang các lĩnh vực như: minh bạch hóa chính sách, cạnh tranh công bằng, phát triển bền vững (lao động, môi trường),...; (ii) Mức độ tự do hóa sâu với“tiêu chuẩn cao” hơn nhiều so với quy định của WTO, xóa bỏ hầu hết các dòng thuế, mở cửa mạnh các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ (tài chính - ngân hàng,viễn thông, vận tải…), đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ…; (iii) Nhiều cam kết quốc tế về thể chế, pháp luật tác động trực tiếp đến chính sách, thể chế, pháp luật trong nước, trong đó có thể chế, pháp luật đầu tư; (iv) Lộ trình thực hiện cam kết ngắn hơn; (v) Có quy định và cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ và toàn diện hơn nhằm giám sát và bảo đảm việc thực thi cam kết. Do đó, việc thực hiện các cam kết của hiệp định EVFTA sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, trong đó có việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Từ các kết quả đánh giá tác động được trình bày ở chương 4, có thể thấy EVFTA mang lại cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.

5.1.1. Cơ hội

5.1.1.1. Gia tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế

Kết quả đánh giá tác động cho thấy EVFTA có thể làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam từ cả các đối tác EU và các đối tác ngoài EU. Sự gia tăng này giúp Việt Nam có thêm nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.

Trong suốt hơn 30 năm qua, FDI là một kênh cung cấp vốn đầu tư quan trọng.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đóng góp của khu vực FDI vào GDP tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022