Chính Sách Tài Khoá Và Vấn Đề Thâm Hụt Ngân Sách


+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế

- Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian

+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.

+ Độ trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng của chính sách.

Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.

- Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài.

Cơ chế tự ổn định trong nền kinh tế ở các nước đều không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế tự ổn định như thế, sản lượng và việc làm trên thực tế chắc hẳn đã dao động mạnh hơn rất nhiều.

4.5.3. Tác động của chính sách tài khoá

4.5.3.1. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

a. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều

- Chính sách tài khoá cùng chiều

Kinh tế học vĩ mô - 14

Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, thì chính sách đó gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Lúc đó nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân sách sẽ thâm hụt, để ngân sách cân bằng lúc này Chính phủ cần phải giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc sử dụng cả hai biện pháp. Đổi lại chi tiêu của Chính phủ giảm làm cho sản lượng giảm, do đó suy thoái lại càng suy thoái.

- Chính sách tài khoá ngược chiều

Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái, để tăng sản lượng, để sản lượng lại gần với sản lượng tiềm năng thì Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai biện đó. Như vậy thì ngân sách đã thâm hụt lại càng thâm hụt.

Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều với chu kỳ kinh doanh phụ thuộc vào tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước, mỗi giai đoạn khác nhau.


Chính sách tài khoá mà Chính phủ chủ động sử dụng để ổn định nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách Chính phủ. Khi Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng thâm hụt ngân sách Chính phủ. Ngược lại, chính sách tài khóa thắt chặt làm giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ. Điều này không có nghĩa là Chính phủ phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách tài khoá chủ động. Sự vận động theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường cũng không ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân ngân sách. Với những mức thuế suất và chi tiêu nhất định của Chính phủ, ngân sách sẽ bị thâm hụt lớn hơn trong suy thoái khi thu nhập thấp so với trong thời kỳ phồn thịnh khi thu nhập cao.

b. Ngân sách và thâm hụt ngân sách

- Khái niệm ngân sách Nhà nước: ngân sách Nhà nước là tổng kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ. Bao gồm các kế hoạch thu (chủ yếu từ thuế), các kế hoạch chi ngân sách của Nhà nước.

Gọi B là cán cân ngân sách B = T – G. trong đó T = Tax - Tr B: là cán cân ngân sách

G: chi tiêu ngân sách

T: Thu ngân sách; Tax là tổng thu về thuế; Tr là trợ cấp

Nếu Chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đạt cân bằng, lúc đó

B = - G + T = 0 => T = G

Như vậy, một mức thu nhập hay sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì ngân sách sẽ bị thâm hụt. Ngược lại với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đều thặng dư. Chỉ tại mức sản lượng bằng với sản lượng tiềm năng thì ngân sách mới cân bằng.

- Có ba loại cán cân ngân sách cần phân biệt:

+ Cán cân ngân sách thực tế phản ánh chênh lệch giữa tổng thu nhập từ thuế và mức chi tiêu Chính phủ. Ngân sách thặng dư khi (Tax – Tr) > G, ngân sách thâm hụt khi (Tax- Tr) < G, ngân sách cân bằng khi (Tax- Tr) = G.

+ Cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh mức độ sử dụng chính sách tài khoá mở rộng của Chính phủ. Nó chính là cán cân ngân sách với giả thiết sản lượng ở mức tiềm năng.

+ Cán cân ngân sách chu kỳ phản ánh sự biến động theo chu kỳ của ngân sách Chính phủ. Nó được tính bằng chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu. Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, năm. Vấn đề là phải quản lý thu, chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài.

Tuy vậy, nhiều nước và đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn theo đuổi chính


sách tài khoá thận trọng, chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ của các nguồn thu. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thường thì thu ngân sách sẽ tăng và khi nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp thu ngân sách sẽ giảm. Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì chi ngân sách giảm, còn trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì chi ngân sách sẽ tăng. Chính vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thoái bất chấp mọi cố gắng của Chính phủ. Do đó để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng cán cân ngân sách cân bằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

- Một số khái niệm thâm hụt ngân sách

+ Thâm hụt ngân sách thực tế: đó là thâm hụt giữa số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.

+ Thâm hụt ngân sách cơ cấu: đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

+ Thâm hụt ngân sách chu kỳ: thâm hụt ngân sách bị động do tính chu kỳ của nền kinh tế. Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.

Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như là đưa ra chí sách thuế, chính sách phúc lợi, bảo hiểm...

c. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

Khi thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp giảm bớt thâm hụt. Các biện pháp tăng thu và giảm chi. Tuy vậy, cần phải cân nhắc tăng thu và giảm chi như thế nào và bao nhiêu để ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế.

Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được thâm hụt ngân sách. Các Chính phủ phải sử dụng tới các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Các Chính phủ có thể sử dụng những biện pháp tài trợ sau:

- Vay nợ trong nước (phát hành công trái vay dân chúng)

- Vay nợ nước ngoài

- Sử dụng dự trữ ngoại tệ

- Vay ngân hàng (in tiền để chi tiêu)

Các biện pháp trên đều có những ảnh hưởng ngoài ý muốn nhất định, Các Chính phủ cần phải có biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế quốc dân.

4.5.3.2. Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư

Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động của Chính phủ gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.

- Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: khi tăng chi tiêu hoặc giảm thuế thì GDP sẽ


tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền cũng sẽ tăng. Với mức cung tiền vẫn chưa thay đổi, lãi suất sẽ tăng lên, làm cho đầu tư giảm xuống. Kết quả là một phần GDP tăng lên có thể bị mất đi thâm hụt cao, kéo theo đầu tư giảm.

Vì vậy, tác dụng của chính sách tài khoá sẽ giảm đi, tác động tương tự cũng có thể xảy ra với tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu

- Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề quy mô của tháo lui đầu tư, điều dự đoán tốt nhất là về mặt ngắn hạn quy mô của tháo lui đầu tư là nhỏ, song lâu dài quy mô tháo lui đầu tư là rất lớn.

- Nghiên cứu tác dụng của thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư có thể kết luận là cần phải có sự phối hợp giữa việc thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.




I/ LÝ THUYẾT

NỘI DUNG ÔN TẬP

A/ CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Trình bày cách dựng đường tổng cầu trong kinh tế học vĩ mô và các yếu tố dịch chuyển đường tổng cầu

2. Nêu rò những yếu tố quyết định tổng cung

3. Trình bày khái niệm, cách dựng, các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn.

4. Nêu rò mối quan hệ giữa tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn.

5. Trình bày nội dung của các mô hình tổng cầu và cách xác định mức sản lượng cân bằng trong các nền kinh tế.

6. Nêu các cách xác định số nhân của tổng cầu của nền kinh tế.

7. Phân tích tác động của chính sách xuất nhập khẩu đến sản lượng và cán cân thương mại.

8. Trình bày cơ chế tác động của chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế. Phân tích các nhân tố tự ổn định nền kinh tế

9. Phân biệt các loại thâm hụt ngân sách Nhà nước. Loại thâm hụt nào phản ánh thực trạng của chính sách tài khóa? Vì sao?

10. Các cách tài trợ cho thâm hụt của Chính phủ? Nội dung của hai cách đó.

11. Tác động của lạm phát đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. B/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

12. Nếu GDP = 1000, tiêu dùng = 600, thuế = 100, và chi tiêu Chính phủ = 200 thì:

a. Tiết kiệm = 200, đầu tư = 200. b. Tiết kiệm = 300, đầu tư = 300.

c. Tiết kiệm = 100, đầu tư = 200. d. Tiết kiệm = 200, đầu tư = 100.

13. Khái niệm tiết kiệm cá nhân, một thuật ngữ được sử dụng khi phân tích GNP và thu nhập quốc dân là:

a. Tổng tất cả tài sản do gia đình nắm giữ.

b. Thu nhập nhận được trong một thời kỳ nhưng chỉ sử dụng để mua chứng khoán hoặc giữ ở ngân hàng.

c. Thu nhập nhận được trong một thời kỳ mà không chi hết cho tiêu dùng.

d. Tổng tài sản do gia đình nắm giữ trừ đi các khoản nợ của họ.

14. Điểm vừa đủ trên đường tiêu dùng của một gia đình là điểm mà tại đó

a. Tiết kiệm của gia đình bằng với tiêu dùng của gia đình.

b. Tiêu dùng của gia đình bằng với đầu tư của gia đình.

c. Thu nhập của gia đình bằng với chi tiêu của gia đình.




đến.

d. Tiết kiệm của gia đình bằng với thu nhập của gia đình.

15. Việc Chính phủ tăng chi tiêu cho Quốc phòng mà không tăng thuế có thể dẫn


a. Giá cả cao hơn và GNP thấp hơn.

b. Giá cả cao hơn và GNP cao hơn.

c. Giá cả thấp hơn và GNP thấp hơn.

d. Giá cả thấp hơn và GNP cao hơn.

e. Giá cả cao hơn và GNP không đổi.

16. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là 0,8, thì giá trị của số nhân thuế là a. – 0,8 b. - 4 c. – 5 d. – 8

e. Các kết quả trên đều sai.

17. Một sự gia tăng trong xu hướng tiêu dùng cận biên.

a. Làm tăng giá trị của số nhân.

b. Làm giảm giá trị của số nhân.

c. Không có tác động gì đến số nhân .

d. Hiếm khi xảy ra vì MPC được ấn định bởi luật pháp .

18. Nếu Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được thì.

a. Chính phủ có thặng dư ngân sách.

b. Chính phủ có thâm hụt ngân sách.

c. Tiết kiệm tư nhân sẽ dương

d. Tiết kiệm Chính phủ sẽ dương

e. Các câu trên đều sai.

19. Tiền lương thực tế của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào

a. Tiền lương danh nghĩa

b. Lợi nhuận của doanh nghiệp

c. Thuế thu nhập

d. Mức giá

e. a và d đều đúng

20. Khi giá cả tăng lên, tiền lương thực tế có xu hướng

a. Tăng và đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái

b. Giảm và đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải

c. Tăng và đường cung về lao động dịch chuyển sang trái

d. Giảm và đường cung về lao động dịch chuyển sang phải

e. Giảm và cầu về lao động tăng.

21. Yếu tố nào sau đây sẽ làm đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái

a. Năng suất về lao động tăng

b. Năng suất lao động giảm


c. Giá cả giảm

d. Giá cả tăng

d. Quy mô lực lượng lao động tăng

22. Những sự kiện nào dưới đây không thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái

a. Đầu tư vào hàng lâu bền

b. Giá cả sản phẩm giảm

c. Thu về thuế giảm

d. Lợi nhuận công ty giảm

e. Chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp giảm

23. Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sản lượng thực tế của nền kinh tế trong dài hạn

a. Cung về các yếu tố sản xuất

b. Cung về tiền

c. Quy mô của khu vực Chính phủ

d. Quy mô của thương mại quốc tế

e. Mức tổng cầu của nền kinh tế

II/ BÀI TẬP

1. Giả sử nền kinh tế giản đơn chi tiêu cho tiêu dùng theo kế hoạch là 150, đầu tư theo kế hoạch 50 và tổng giá trị sản lượng là 210.

a. Tính tổng chi tiêu theo kế hoạch

b. Tính tồn kho không dự kiến

c. Tổng tiết kiệm sẽ là bao nhiêu.

d. Bạn hãy dự đoán hành vi của các nhà sản xuất trong thời gian tới.

2. Giả sử trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ, trong đó tiêu dùng bằng 70% thu nhập có thể sử dụng, Chính phủ đánh thuế một lượng bằng 20% tổng thu nhập, chi tiêu của Chính phủ bằng 50 tỷ USD và đầu tư bằng 60 tỷ USD. Biết thu nhập/ sản lượng tính bằng tỷ USD cho ở dưới đây:

Thu nhập/sản lượng = 50; 100; 150; 200; 250; 300; 350; 400.

a. Hãy xác định mức thu nhập có thể sử dụng, tiêu dùng, tiết kiệm, thuế và tổng cầu ở mỗi mức thu nhập.

b. Nếu trong một kỳ nào đó sản lượng thực tế bằng 350 tỷ USD, thì theo anh (chị) các doanh nghiệp sẽ hành động như thế nào?

c. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Hãy xác định mức thâm hụt ngân sách tại mức sản lượng đạt cân bằng.

d. Nếu Chính phủ chi tiêu thêm 22 tỷ USD thì sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?

3. Với số liệu về thu nhập (sản lượng) tính theo USD của một Quốc gia theo các mức như sau: Y= 400USD, 450USD, 500USD, 550USD, 600USD, 650USD,


700USD, 750USD. Tiêu dùng chiếm 60(%) so với thu nhập có thể sử dụng. Chính phủ đặt mức thuế bằng 20(%) thu nhập (sản lượng). Đầu tư là 100USD, và Chính phủ dự kiến chi tiêu 200USD.

a. Hãy xác định các chỉ tiêu: Thu nhập có thể sử dụng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến, tiết kiệm và thuế ứng với mối mức thu nhập (sản lượng)

b. Xác định mức tổng cầu của nền kinh tế.

c. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

d. Tại mức sản lượng bằng 500USD và mức sản lượng bằng 700USD hãy dự đoán hành vi của các doanh nghiệp.

e. Tính mức thâm hụt ngân sách tương ứng với mức sản lượng cân bằng.

4. Với số liệu về thu nhập (sản lượng) tính theo USD của một Quốc gia theo các mức như sau: Y= 200USD, 250USD, 300USD, 350USD, 400USD, 450USD, 500USD, 550USD. Tiêu dùng chiếm 60(%) so với thu nhập có thể sử dụng. Chính phủ đặt mức thuế bằng 20(%) thu nhập (sản lượng). Đầu tư là 50USD, và Chính phủ dự kiến chi tiêu 100USD.

a. Hãy xác định các chỉ tiêu: Thu nhập có thể sử dụng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến, tiết kiệm và thuế ứng với mối mức thu nhập (sản lượng)

b. Xác định mức tổng cầu của nền kinh tế.

c. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

d. Tại mức sản lượng bằng 300USD và mức sản lượng bằng 500USD hãy dự đoán hành vi của các doanh nghiệp.

e. Tính mức thâm hụt ngân sách tương ứng với mức sản lượng cân bằng.

5. Giả sử nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng C = 0,7 Y, đầu tư dự kiến là 45.

a. Sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?

b. Điều gì sẽ xẩy ra nếu sản lượng thực tế là 100.

c. Vẽ đồ thị đường tổng cầu trên cơ sở đường 450

6. Giả sử đầu tư theo kế hoạch là 150, mọi người quyết định tăng tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ 30% lên 50%. (với giả định là nền kinh tế giản đơn).

a. Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?

b. Tổng chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi.

7. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cân biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và xu hướng nhập khẩu cân biên là 0,4.

a. Giả sử đầu tư tăng thêm 100 thì mức sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào?

b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 100 chứ không phải đầu tư tăng, cán cân thương mại sẽ thay đổi như thế nào?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022