Tỷ Trọng Nợ Công Của Việt Nam Giai Đoạn 2011-2017


đã cho thấy một sự chuyển biến rất rò nét, sự lớn mạnh vượt bậc của khu vực này, trở thành đầu tàu cho phát triển kinh tế.

- Tăng trưởng chưa dựa vào những yếu tố bền vững: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong chuyển đổi mô hình phát triển, song giai đoạn 2011-2017, Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn vật chất và lao động. Tính đến năm cuối của giai đoạn nghiên cứu là năm 2017, mức đóng góp của TFP cho tăng trưởng của nước ta ước tính mới chỉ đạt 39%. Trong khi lực lượng lao động đang già hóa nhanh chóng thì lượng vốn đầu tư buộc phải không ngừng gia tăng để bù đắp. Theo báo cáo năm 2017 của UNCTAD, Việt Nam lọt vào nhóm 5 nước thu hút vốn FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển tại Châu Á. Tỉ lệ vốn đầu tư /GDP liên tục cao hơn tỉ lệ tiết kiệm/GDP từ 3 - 4 điểm phần trăm, thể hiện sự tăng trưởng luôn phụ thuộc vào vốn nước ngoài, trở thành lí do khiến nợ nước ngoài luôn gia tăng. Tăng trưởng xuất khẩu phần lớn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu). Giá trị gia tăng nội địa của xuất khẩu cũng rất thấp, nhất là với những ngành xuất khẩu quan trọng như: Nông sản, thủy sản, thiết bị điện tử, điện tử công nghệ cao. Mặc dù việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang đến cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn đang sản xuất hàng hóa với hàm lượng công nghệ thấp, nặng về yếu tố gia công và sức cạnh tranh yếu.

70

60.7

61.5

60

55.1

57.3

51.8

50

45.8

47.9

40


30


20


10


0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Năm 2017, bội chi ngân sách (không bao gồm trả nợ gốc) tăng lên đến 3,48% GDP, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương) là 61,5% GDP, gần chạm trần nợ công do Quốc hội phê duyệt là 65% GDP (Hình 3.3).









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 11


Hình 3.3: Tỷ trọng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2011-2017

Nguồn: Trading economics, 2018


Như vậy có thể thấy trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn thì bức tranh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2017 tuy có những điểm tối chưa được khắc phục triệt để nhưng nhìn chung vẫn có nhiều điểm sáng và đang tiếp tục khởi sắc, đổi mới để ngày càng khẳng định vai trò và vị thế kinh tế của mình trên trường quốc tế, trong xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ.

3.2. Diễn biến cán cân thương mại hàng hóa và cán cân ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005-2017

3.2.1. Diễn biến của cán cân thương mại hàng hóa

3.2.1.1. Diễn biến của xuất khẩu hàng hóa

Trong giai đoạn 2005 - 2017 tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có sự gia tăng ngoạn mục. Tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 59,97% GDP (năm 2005) lên hơn 93,1% GDP (năm 2017). Quy mô xuất khẩu từ mức 31,73 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 6,6 lần đạt mốc 208,2 tỷ năm 2017, với tốc độ tăng trung bình xấp xỉ 17,5%/ năm. Ngay cả khi kinh tế thế giới cũng như khu vực ASEAN chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ khởi phát từ Mỹ (giai đoạn 2008-2009), thương mại cả khu vực gặp nhiều khó khăn (biểu hiện là hầu như tất cả các nước trong khu vực đều có quy mô thương mại sụt giảm từ 7- 13 điểm %) thì với Việt Nam, duy nhất chỉ có năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu chịu mức suy giảm 8,9 điểm % và ngay sau đó khôi phục lại được đà tăng trưởng dương ở các năm tiếp theo cho đến thời điểm 2017. Xuất khẩu tăng là tín hiệu tốt cho khả năng cải thiện cán cân thương mại, cải thiện cán cân vãng lai, tạo việc làm và tăng GDP cho nền kinh tế (Hình 3.4).


250000

29.7

31.9

200000

24.8

25.5

35

30

25

22.0 22.2

20

18.

0

150000

14.7

Kim ngạch

xuất khẩu(triệu USD)

12.9

8.4 8.9

100000

50000

15

10

5

0

-5

-10

-15

Tăng trưởng xuất khẩu (%)

-8.9

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tác giả tính toán từ cơ sở dữ liệu của CEIC


Giai đoạn trước năm 2012, xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng cao (ngoại trừ năm 2009 suy giảm do khủng hoảng tài chính thế giới). Tuy nhiên, trong giai đoạn 6 năm tiếp theo, đà tăng trưởng chậm lại với xuất khẩu hàng hóa giảm 6,94 điểm phần trăm. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi: tỷ trọng nhóm hàng chế biến (trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu) đã tăng nhanh từ 50% năm 2005 lên mức 81% năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2016 lại có sự suy giảm, chỉ còn 50%. Nhóm hàng sơ chế trong giai đoạn này được ghi nhận giảm dần và năm 2016 lại phục hồi gia tăng. Giai đoạn này Việt Nam đã và đang có nhiều thuận lợi đối với xuất khẩu như tỷ giá được điều chỉnh dần linh hoạt hơn, theo sát thị trường hơn, là giai đoạn mà FTA giữa Việt Nam - Hoa Kỳ được thực hiện hơn 10 năm, tham gia WTO được hơn 5 năm… thị trường rộng mở hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại suy giảm để rồi phục hồi trở lại vào năm 2017.


120

100

80

60

Tỉ lệ hàng chế

biến (%)

40

20

Tỉ lệ hàng thô, sơ chế (%)

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (theo phân loại chuẩn ngoại thương) giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của GSO

Trong khi đó, tỷ trọng giá trị của nhóm hàng chế biến và máy móc liên tục tăng từ 50,4% đến 81,3%. Nhìn chung trong suốt 13 năm này, thực trạng của xuất khẩu đã thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc cải thiện cơ cấu xuất khẩu, thực hiện lộ trình chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020.

Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu xuất khẩu theo khu vực thì nền kinh tế Việt Nam lại đang có sự phụ thuộc rất lớn vào khối doanh nghiệp FDI (Bảng 3.3).


Bảng 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực (đv:%)



2010

2013

2014

2015

2016

2017

Khu vực kinh

tế trong nước

45,8

33,2

32,6

29,4

28,5

27,5

Khu vực FDI

54,2

66,8

67,4

70,6

71,5

72,5

Nguồn:GSO

Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu do khối doanh nghiệp FDI mang lại đã tăng 1,3 lần (năm 2017 so với 2010) và chiếm 72,5% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Khối này có ưu điểm là vốn lớn, trình độ công nghệ và sự năng động hơn hẳn khối doanh nghiệp trong nước vốn còn mang nặng tính trì trệ (hậu quả của những năm tồn tại trong môi trường bao cấp), công nghệ hạn chế hoặc là doanh nghiệp nhỏ và vừa (hiện chiếm tới 60% tổng số doanh nghiệp). Thực tế này đem lại thuận lợi là gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế do doanh nghiệp FDI vượt trội hơn doanh nghiệp nội địa về công nghệ. Tuy nhiên, lại khiến Việt Nam trở thành nước tăng trưởng phụ thuộc vào FDI. Bên cạnh đó, theo nhận định của WB (2007), sức lan tỏa của vốn FDI tới năng suất và công nghệ của khối doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế.

Nhận xét về xuất khẩu: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì cả 2 nhóm hàng “thô và sơ chế” cũng như “chế biến hoặc đã tinh chế” đều tăng mạnh về giá trị xuất khẩu. Nhóm hàng chế biến đã dần có được vị thế tốt hơn, thể hiện xuất khẩu Việt Nam đang hướng đến nhóm hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hàng nông sản và gia công chế biến và có đến 2/3 giá trị xuất khẩu là do doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra. Do vậy, tình hình sản xuất để xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về hiệu quả kinh tế.

3.2.1.2. Diễn biến của nhập khẩu hàng hóa

Trong cơ cấu nhập khẩu thì nhập khẩu hàng hóa chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng tăng từ 89% (năm 2005) lên 92,5% (năm 2017) trong tổng giá trị nhập khẩu.


250000

40

200000

30


20

150000

10

100000

0

Kim ngạch

nhập khẩu ( triệu USD)

Tăng trưởng của nhập khẩu (%)

50000

-10

0

-20

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.6: Kim ngạch và tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Nguồn: GS0

Là nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao thì Việt Nam tất yếu phải đối mặt với quy mô nhập khẩu ngày càng gia tăng. Hình 3.6 cho thấy xu hướng gia tăng của nhập khẩu hàng hóa theo thời gian, ngoại trừ giai đoạn 2007-2008 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm thì giá trị nhập khẩu giảm 11,9%. Những năm sau đó khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi thì kim ngạch nhập khẩu lại gia tăng. Tuy mức tăng không thật sự đồng đều giữa các năm song đều duy trì mức tăng trưởng dương. Từ mốc 36,4 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 211,3 tỷ USD (tăng gấp 5,8 lần) với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,23%/năm, chiếm 94,46% GDP (năm 2017). Với quy mô và tốc độ tăng như vậy, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tăng trưởng nhập khẩu cao trong khu vực.

Cơ cấu nhập khẩu xét theo bảng tiêu chuẩn ngoại thương như sau:


120.00


100.00

Tỉ trọng hàng khác

80.00

60.00

72.45

73.33

75.33

76.09

72.18

76.27

79.18

72.09

70.24

82.37

78.92

82.21

79.18

Tỉ trọng hàng chế

biến

40.00

Tỉ trọng hàng thô, sơ chế

20.00


0.00

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Hình 3.7: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 (Đơn vị:%)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của GSO


Số liệu thống kê cho thấy trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì nhóm hàng chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất (70-80%) rồi đến nhóm hàng thô và sơ chế. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu tăng nhanh. Theo Bộ công thương (2018), phần lớn nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua là để phục vụ sản xuất. Do vậy, từ năm 2007, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế suy yếu (do khủng hoảng tài chính Mỹ) thì tốc độ tăng của nhập khẩu cũng chậm lại so với thời kỳ trước đó. Mặt khác nhập khẩu nguyên, nhiên liệu tăng nhanh, chứng tỏ sự thiếu và yếu kém của khu vực kinh tế sản xuất hàng phụ trợ cho sản xuất nói chung và xuất khẩu nói riêng. Một nền sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều như vậy sẽ phải đối phó với nhiều rủi ro như: bị động về nguồn cung, nhập khẩu lạm phát từ thế giới bên ngoài, các hành vi gian lận như chuyển giá hoặc những rủi ro về tỷ giá do phải trả bằng ngoại tệ.

3.2.1.3. Diễn biến thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 2005-2017


5000

357.0 1,217.5

0

795.0

2,204.0

-764.0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

-5000

-4,682.0 -4,804.4

-3,100.0

-10000

-12,384.0

-9,523.0

-12,852.5 -12,121.2

-15000

-18,028.7

-20000

Hình 3.8: Thâm hụt thương mại Việt Nam năm 2005-2017 (triệu USD)

Nguồn: WB

Nhìn tổng thể cả giai đoạn, cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam chủ yếu trong tình trạng nhập siêu. Chỉ một số ít năm có xuất siêu là các năm 2012 -2014 và 2016. Mức nhập siêu tăng mạnh từ 4,6 tỷ USD trong năm 2006 lên đến đỉnh điểm là hơn 18 triệu USD vào năm 2008 (tăng hơn 4 lần), trước khi có bước cải thiện liên tục trong những năm sau đó và tạo lập hai đỉnh với mức thặng dư hơn 1,2 tỷ USD tại năm 2013 và 2,2 tỷ USD tại năm 2016. Xu hướng này sau đó bi đảo chiều vào cuối giai đoạn nghiên cứu là năm 2017. Với việc đang trong trạng thái triền miên thâm hụt, Việt Nam chuyển sang trạng thái thặng dư thương mại ở một vài năm gần cuối của giai đoạn nghiên cứu đã cho thấy những tín hiệu khả quan trước những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, có không ít những ý kiến khác nhau về nguyên nhân của thặng dư thương mại như: thặng dư là do


năng lực sản xuất và cạnh tranh của nền kinh tế đã được cải thiện, do GDP tăng (là yếu tố bền vững), do thay đổi trong những chính sách ngắn hạn như cách thức điều hành tỷ giá, lãi suất và thậm chí là do sự suy yếu của sản xuất trong nước khiến nhập khẩu giảm nhiều hơn mức giảm của xuất khẩu (là những yếu tố không bền vững). Do đó, rất cần phải thực hiện đánh giá bằng định lượng để xác định được nhân tố nào trong các nhân tố vĩ mô như chính sách tài khoá, GDP, lãi suất, tỷ giá đã có tác động tới tình trạng của cán cân thương mại, để làm cơ sở chắc chắn cho việc kiểm soát tình trạng của cán cân này trong tương lai.

3.2.2. Diễn biến thâm hụt ngân sách

Một khu vực khác cũng có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế và cũng chịu nhiều tác động từ những thay đổi của các chính sách trong giai đoạn 2005-2017 đó là khu vực NSNN.

3.2.2.1. Diễn biến thu ngân sách


35

35

30

30

25

25

Tỉ trọng của tổng

thu (%GDP)

20 20

15

15

Tốc độ tăng của

tổng thu (%)

10 10

5

5

0

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.9: Tỷ trọng của tổng thu (%GDP) và tốc độ tăng trưởng của tổng thu giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của CEIC

Trong giai đoạn 2005 -2017, tổng thu ngân sách đã tăng từ mức 238.686 tỷ đồng lên đến 128.8664 tỷ đồng (tăng 5,4 lần trong 13 năm) trong khi GDP danh nghĩa tăng gấp 5,96 lần từ 839.211 tỷ đồng (năm 2015) lên đến 5.007.857 tỷ đồng (năm 2017). Như vậy mức tăng thu xấp xỉ với mức tăng GDP danh nghĩa. Tỷ trọng bình quân của tổng thu là 26,5% GDP (với mức cao nhất là 29,7% năm 2010 và thấp nhất là 21,93% năm 2014). Có thể thấy rất rò là giai đoạn 2005- 2011 tổng thu được duy trì khá cao (từ hơn 28% đến hơn 29%) nhưng sau đó suy giảm còn 21%-22% trong thời gian 2012 - 2014 trước khi lấy lại đà tiếp tục tăng lên trong những năm 2015-2017. Theo Trần Thọ Đạt


và Tô Trung Thành (2019) thì mức thu hợp lý dựa trên đánh giá thực trạng của nền kinh tế chỉ nên là 23-24% GDP. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh quy mô thu ngân sách Việt Nam như vậy là cao so với các nước trong khu vực cũng như đối với mức tối ưu cần có. Mặc dù tốc độ tăng thu trong cả giai đoạn luôn ở mức dương song qui mô tăng không đồng đều, trung bình là 14,2%/năm. Hình 3.9 cho thấy quy luật tăng, giảm của tốc độ tăng thu: năm trước tăng cao thì năm sau tăng với mức độ thấp hơn. Từ năm 2005-2012 do nền kinh tế chịu nhiều biến động đến từ cả bên trong (lạm phát tăng cao) và bên ngoài nước (khủng hoảng tài chính) nên tốc độ tăng của thu ngân sách có sự dao động lớn. Tuy nhiên, sau năm 2012, nền kinh tế ổn định hơn nên mức tăng trưởng của tổng thu dao động không lớn và theo xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy sự dao động của thu ngân sách phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình sản xuất của nền kinh tế, thể hiện tính “nổi” của thu NSNN: tăng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng và giảm khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm.

120.00


100.00


80.00


60.00


40.00


20.00

% thu từ thuế phí

% Thu từ vốn

% Thu từ cho, tặng

0.00

- Cơ cấu tổng thu


01/03/2005

01/11/2005

01/07/2006

01/03/2007

01/11/2007

01/07/2008

01/03/2009

01/11/2009

01/07/2010

01/03/2011

01/11/2011

01/07/2012

01/03/2013

01/11/2013

01/07/2014

01/03/2015

01/11/2015

01/07/2016

Hình 3.10: Cơ cấu từng nhóm thu trong tổng thu giai đoạn 2005-2016

Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của CEIC

Trong cơ cấu nguồn thu, tỷ trọng của nhóm thuế phí và lệ phí khá ổn định, luôn dao động ở mức 91% - 93% tổng thu. Từ năm 2011 đến nay, số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng thu từ viện trợ ngày càng giảm xuống do Việt Nam không còn là nước có thu nhập thấp, trong khi tỷ trọng nguồn thu từ vốn tăng lên. Chiếm 80% tổng thu từ thuế bao gồm các loại thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Đáng lưu ý là thu từ thuế xuất nhập khẩu đã giảm từ 13% (năm 2005) xuống còn 10% (năm 2017) do Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm thuế khi tham gia các FTA. Đồng thời trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái do khủng hoảng tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022