Bối Cảnh Kinh Tế Vĩ Mô Của Thế Giới Và Việt Nam Giai Đoạn 2005-2017

∆GDP = c + qrGDPt–1 + 8+rNS+ + 8–rNS+ 8+rTG+ + 8–rTG+

1 t–1

2 t–1

3 t–1

4 t–1

8+rLS+ + 8–rLS+ 8+rTM+ + 8–rTM+ ∑p–1 yr ∆GDPt–j +

5 t–1

6 t–1 7

t–1 8

t–1

j=1 j

q–1 +F ∆NS+

+ ∑q–1 F ∆NS

+ ∑q–1 +F ∆TG+

+ ∑q–1 F ∆TG+

j=0 1j

t–j

j=0 2j

t–j

j=0 3j

t–j

j=0 4j

t–j

q–1 +r ∆LS+ + ∑q–1 –r LS + ∑q–1 +r ∆TM+ + ∑q–1 –r ∆TM+

j=0 5j

t–j

j=0 6j

t–j

j=0 7j

t–j

j=0 8j

t–j

q–1 –r (@ Quarter = i) + Ɛ′t (2.19)

j=0 8j

Kết luận: Với đặc điểm là mô hình bất đối xứng, NARDL cho thấy được quan hệ ngắn hạn, dài hạn giữa các biến số kinh tế. Đặc biệt, mô hình này cho thấy có hay không tính chất phi tuyến của quan hệ tương tác giữa các biến số.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rò phương pháp nghiên cứu của Luận án. Với mục tiêu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa THNS và THTM, Luận án lựa chọn kết hợp thực hiện phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính được sử dụng trong nhiều khâu như: thu thập số liệu, hệ thống cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam nói chung, hai khu vực ngân sách và thương mại nói riêng, cũng như trong những phân tích ban đầu về mối quan hệ giữa các biến số được đưa vào nghiên cứu. Phân tích định lượng được sử dụng để kiểm định lại các quan sát, nhận định từ nghiên cứu định tính và khẳng định về chiều tác động, kênh truyền dẫn tác động giữa hai loại thâm hụt trong ngắn và dài hạn. Luận án sẽ thực hiện hồi quy các biến nghiên cứu theo cả hai mô hình là VAR (mô hình truyền thống với cơ sở phân tích là đối xứng) và mô hình NARDL (mô hình mới với cơ sở phân tích là bất đối xứng) để thấy được sự khác biệt giữa hai cơ sở phân tích này. Dựa trên những quan điểm, nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy NARDL phù hợp hơn trong phân tích về sự tác động qua lại giữa các biến vĩ mô, nghiên cứu do đó, sẽ chọn kết quả của mô hình NARDL. Kết quả này kết hợp với phân tích đồ thị số nhân động và phân rã phương sai sẽ là cơ sở để nghiên cứu đưa ra những kết luận về đặc điểm mối quan hệ giữa hai thâm hụt tại Việt Nam giai đoạn 2005 -2017.


CHƯƠNG 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2017


3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Vì giai đoạn nghiên cứu 2005 -2017 của Việt Nam nằm trong hai giai đoạn chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam là 2001-2010 và 2011-2020 nên sẽ bị chi phối bởi các ưu tiên phát triển khác nhau của các chiến lược này. Do đó khi xem xét bối cảnh thế giới và trong nước, diễn biến của THNS, THTM và mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt được trình bày tách riêng theo hai giai đoạn chiến lược phát triển đó.

3.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam giai đoạn 2001-2010

3.1.1.1. Bối cảnh thế giới

Giai đoạn 2001-2010, nhìn chung kinh tế thế giới chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính nên gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của WB, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 3,2%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 3,1% bình quân của giai đoạn 10 năm trước đó. Mặc dù nhóm nước đang phát triển có đóng góp ngày càng cao trong tổng GDP toàn cầu và là động lực để kiềm chế độ suy giảm tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái (2008 - 2009) song, nhóm nước phát triển vẫn chiếm trên 70% giá trị GDP của toàn thế giới. Trước năm 2008, cùng với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, thương mại quốc tế diễn ra sôi động rồi suy giảm mạnh vào năm 2009 do ảnh hưởng từ khủng hoảng. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực cho thấy, các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế cao hơn hẳn (trung bình 7,4%/năm so với 5,4%/năm của nhóm các nước phát triển). Tuy nhiên, các nước giàu vẫn chiếm đến trên 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu hàng hóa, còn Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Hoạt động bảo hộ thương mại ngày càng được giảm bớt, tiến tới hình thành một thị trường chung mang tính quốc tế cho tất cả các quốc gia. Các cam kết gia nhập WTO, sự hình thành các khu vực mậu dịch tự do là những nhân tố cơ bản thúc đẩy các nước mở cửa kinh tế. Trước khủng hoảng tài chính, quy mô các dòng vốn vào và ra của các khu vực kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và rồi suy giảm đáng kể sau khủng hoảng. Trung Quốc đang dần hình thành một thế cực mới tại Châu Á trong khi vai trò nền kinh tế Nhật Bản ngày càng mờ nhạt vì sự già hóa dân số.


3.1.1.2. Bối cảnh Việt Nam

a. Chiến lược phát triển kinh tế

Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001-2010) với mục tiêu tổng quát là: “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rò rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy, chủ đạo trong Chiến lược phát triển giai đoạn này vẫn là ưu tiên đẩy mạnh sự tăng trưởng về lượng để nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng. Tư tưởng đó phù hợp với lối tư duy từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung là đẩy mạnh tăng trưởng về lượng đã dẫn đến mô hình tăng trưởng được lựa chọn trong giai đoạn này là tăng trưởng theo chiều rộng, ít nhấn mạnh đến yếu tố bền vững trong phát triển.

b. Nền kinh tế thực

Việt Nam bước vào giai đoạn thực hiện chiến lược với một bối cảnh đầy thách thức và quyết tâm rất cao. Trước đó, giai đoạn 1997 - 1999, Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan gây nên như giá trị xuất khẩu giảm sút, lượng FDI đến từ các nước Đông Nam Á giảm đến 70%, lãi suất tiền đồng tăng cao, tốc độ tăng trưởng giảm từ 2 đến hơn 3 điểm% v.v. Đến năm 2000 được xem là thời điểm Việt Nam bắt đầu chặn được đà suy thoái của 5 năm trước đó.


25

20

Tăng trưởng

15

Lạm phát

10

8.44

8.46

6.89

7.08

7.34

7.97

8.23

6.31

6.78

5.32

5

0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

-5

Hình 3.1. Tăng trưởng và lạm phát của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Nguồn: GSO


Tốc độ tăng trưởng cao: Tăng trưởng luôn dương và duy trì mức bình quân 7,26% trong cả giai đoạn (Hình 3.1), mặc dù từ năm 2008 trở đi, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu nên quy mô tăng trưởng của Việt Nam có phần giảm sút và kém ổn định hơn so với thời kỳ trước đó. Cũng theo số liệu thống kê của GSO, với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, GDP tính theo giá cố định năm 1994 đã tăng 2,02 lần, nếu tính theo tỷ giá thực tế bình quân hàng năm thì GDP tăng khoảng 3,23 lần (từ mức 31,2 tỷ USD năm 2000 lên 100,8 tỷ USD năm 2010). Mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 396 USD/năm lên mức 1113,6 USD/năm vào năm 2010. Kể từ năm 2008, Việt Nam được chính thức công nhận ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, vươn lên nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo chuẩn của WB. Như vậy, Việt Nam không những hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế so với mục tiêu chiến lược đề ra mà còn đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Hội nhập quốc tế, hoạt động thương mại mở rộng. Bên cạnh việc tham gia nhiều FTA song phương và đa phương với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn thu hút được lượng FDI và ODA cao. Năm 2007 được xem là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam được chính thức được gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Đây là bức ngoặt lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng hoạt động ngoại thương. Số liệu công bố của GSO cho thấy thương mại của Việt Nam đã không ngừng gia tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trung bình 18%/ năm, đạt xấp xỉ 157 tỷ USD tại năm 2010, gấp 5,2 lần năm 2000 (trong đó, xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD tăng gấp 5 lần; nhập khẩu 84,8 tỷ USD tăng gấp gần 5,4 lần). Với mức phát triển nhanh như vậy, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có độ mở nền kinh tế cao trong khu vực khi tổng giá trị thương mại từ 96,6% GDP năm 2000 trở thành 154,5% GDP tại năm 2010.

Nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp: Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn chưa khắc phục được hạn chế về tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm tiến bộ. Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy chỉ có ngành công nghiệp đạt mục tiêu, hai ngành còn lại là nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn cách xa so với mục tiêu đề ra. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm đến 20,6% GDP tại năm 2001 (so với Hàn Quốc cùng thời điểm là 4%, Đài Loan là 2%) chứng tỏ nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào khu vực nông nghiệp năng suất và giá trị gia tăng thấp.


Bảng 3.1: Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP giai đoạn 2001-2010


Năm

Tỷ trọng (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2001

23,3

38,1

38,6

2010

20,6

41,1

38,3

Mục tiêu (đến 2010)

16-17

40-41

42-43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 10

Nguồn: GSO

- Nền kinh tế tăng trưởng phụ thuộc vào vốn: Số liệu công bố của GSO cho thấy, tổng mức vốn đầu tư trong cả giai đoạn 2001-2010 đã cao gấp hơn 5 lần so với giai đoạn 10 năm trước đó, bình quân chiếm 41,6% GDP (so với 36,5% GDP của giai đoạn 10 năm trước đó). Trong đó nhà nước vẫn là “nhà đầu tư” lớn nhất chiếm khoảng 42% tổng vốn đầu tư của cả xã hội. Yếu tố đóng góp vào tăng trưởng của GDP lớn nhất vẫn là vốn (52,7%), TFP (28,2%) và ít nhất là lao động (19,1%). Sử dụng lượng vốn lớn song hiệu quả sử dụng ngày càng có xu hướng suy giảm, phản ánh qua hai chỉ tiêu (i) là hệ số ICOR tăng từ 4,88 (2001-2005) lên 6,96 (2006-2010), cao hơn so với mức hợp lý mà WB khuyến cáo cho các nước đang phát triển là 3; và (ii) tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tốc độ tăng của GDP (năm 2007 cao gấp 3,1 lần; năm 2009 gấp 3,3 lần).

60

56.3

50


40


30


20


10


0

Việt Nam

Thái Lan

Indonesia

Trung Quốc

- Tăng trưởng của Việt Nam tuy cao nhưng chưa bền vững. Hầu hết trong suốt giai đoạn tốc độ lạm phát luôn trong xu thế tăng, đỉnh điểm là năm 2008, lên đến 23% gây nên nhiều xáo trộn cho nền kinh tế (Hình 3.1). Một số chỉ tiêu cân đối lớn thể hiện tính ổn định vĩ mô đều trong tình trạng xấu. Cán cân ngân sách trong 10 năm luôn trong tình trạng bội chi để kích cầu, duy trì tăng trưởng. THNS (không bao gồm chi trả nợ gốc) của Việt Nam đã tăng nhanh, đầu kỳ 1,3% GDP lên hơn gấp đôi vào cuối kỳ là 2,7% GDP. Tỷ lệ nợ công tăng từ 40% năm 2007 lên 56,3% GDP vào cuối 2010, cao hơn nhiều so với mức phổ biến của các nước đang phát triển trong khu vực từ 30%-40% (Hình 3.2).



48.6


26.5



17.4







Hình 3.2: Tỉ lệ nợ công của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2010 (%GDP)

Nguồn: GSO và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010


Cán cân thương mại luôn trong tình trạng nhập siêu và ít có dấu hiệu được cải thiện, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân vãng lai. Qui mô nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính gần 12,4 tỷ USD, gấp trên 10,7 lần mức nhập siêu hàng hóa năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng nhập siêu bình quân mỗi năm xấp xỉ 26,8%.

3.1.2. Bối cảnh thế giới và Việt Nam giai đoạn 2011-2020

3.1.2.1. Bối cảnh thế giới

Từ năm 2011-2020, thế giới đã bước vào bối cảnh mới. Đây là thời kỳ mà xu thế phát triển vẫn là kinh tế tri thức nhưng được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ số hóa hướng đến thân thiện với môi trường hay còn gọi là “phát triển kinh tế xanh”. Mỗi quốc gia trên thế giới dựa vào nguồn lực của mình đều nỗ lực tham gia vào xu thế này một cách chủ động hoặc bị động. Sự hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa vì thế cũng diễn ra nhanh hơn, ở tầm sâu rộng hơn. Quốc tế hóa sản xuất, hình thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu là yếu tố thúc đẩy quá trình phân công lao động sâu sắc với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Sự ảnh hưởng ngày càng lớn của một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ hay của khu vực ASEAN tiếp tục làm giảm vai trò của các cường quốc “già cỗi” như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản. Tuy nhiên, với sự trở lại của chính sách bảo hộ của các nước lớn ngày càng làm cho thương mại quốc tế trở nên căng thẳng hơn. Thực tế cho thấy, hội nhập càng sâu thì khả năng xảy ra khủng hoảng càng lớn. Khủng hoảng kinh tế (cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chiến tranh tiền tệ…) cho đến thảm họa thiên nhiên (dịch bệnh Covid-19, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…) ngày càng trầm trọng khiến kinh tế quốc tế trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn cầu thời kỳ 2011-2019 theo số liệu thống kê của WB là 2,6% (giảm 0,6 điểm % so với giai đoạn trước đó).

3.1.2.2. Bối cảnh Việt Nam

a. Chiến lược phát triển kinh tế

Cùng với thế giới, Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn về quan điểm chiến lược cho giai đoạn 2011-2020. Đây là giai đoạn chuyển từ ưu tiên phát triển về “lượng” sang ưu tiên về “chất”. Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, giữ vững các cân đối vĩ mô, yếu tố rất được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm này đó là “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực...”. Có thể thấy sự chuyển đổi này đến từ hai nguyên nhân. Về nguyên nhân khách quan, trong khi toàn cầu hóa sâu rộng đã trở thành xu hướng phát triển tất


yếu của thế giới thì Việt Nam cũng không thể là ngoại lệ. Về nguyên nhân chủ quan, sau một thời gian dài tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng, nền kinh tế đã phải hứng chịu không ít những hệ luỵ tiêu cực của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: năng lực cạnh tranh quốc gia thấp, lạm phát cao, gánh nặng nợ công, ô nhiễm môi trường… dẫn đến yêu cầu bức thiết phải thay đổi mô hình tăng trưởng để hạn chế những vấn đề tiêu cực trên.

b. Nền kinh tế thực

- Tốc độ tăng trưởng chậm lại: Trong giai đoạn 2011-2020, do chịu tác động của suy thoái toàn cầu và những bất cập trong nội tại nền kinh tế, mức tăng trưởng bình quân chỉ đạt 6,03%, thấp hơn mức bình quân của giai đoạn trước đó là 7,26% và không đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược là 6,5% - 7%. Theo số liệu công bố của WB, GDP danh nghĩa năm 2017 của Việt Nam đạt mốc 223,78 tỷ USD (tương đương 5.005.975 tỷ đồng), tăng lên 3,9 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.365 USD, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: GDP bình quân đầu người của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2017


Nước

GDP bình quân đầu người năm 2017 USD_danh nghĩa)

Xếp hạng (trên tổng số 188 nước và

vùng lãnh thổ)

GDP bình quân đầu người năm 2017 (USD_theo sức mua tương

đương)

Xếp hạng (trên tổng số 188

nước và vùng

lãnh thổ)

Singapore

60.297

9

87.760

4

Việt Nam

2.365

137

6.233

125

Thái Lan

6.578

87

16.285

74

Malaysia

10.117

68

27.271

48

Indonesia

3.836

118

11.161

99

Nguồn: WB

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ: Đến năm 2016, tiếp tục thực hiện theo chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch thành công với tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống còn 16,32% và dịch vụ bứt phá trở thành ngành chủ đạo đóng góp hơn 40% giá trị của GDP. Cũng trong giai đoạn này, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi với sự lớn mạnh của khu vực tư nhân. Năm 2017, kinh tế tư nhân đã đóng góp đến 43,35% GDP (trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ còn đóng góp 28,5% GDP). Số lượng doanh nghiệp tư nhân cũng đã chiếm đến 96,5% tổng số doanh nghiệp cả nước, giải quyết việc làm cho gần 86% tổng số lao động,

Xem tất cả 257 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí