Tổng Sản Lượng Thực Tế Và Tốc Độ Tăng Gdp Của Việt Nam Giai Đoạn 2005-2017


(2018), trong giai đoạn từ 2012 đến nay, nhờ những điều chỉnh linh hoạt hơn trong biên độ giao động và tỷ giá trung tâm nên REER biến động khá ổn định, tạo được thế cạnh tranh thương mại, góp phần cải thiện tỷ lệ giữa giá xuất và nhập khẩu và cải thiện mức độ tăng trưởng cho xuất khẩu.

Nhìn chung khi nghiên cứu về REER của Việt Nam trong giai đoạn này, nhiều nghiên cứu đều đi đến nhận định là tỷ giá thực đã bị định giá quá cao bởi đồng Việt Nam về thực chất vẫn bị neo chặt với USD. (UNDP và Ủy ban Ngân sách của Quốc hội, 2013; Nguyễn Thị Vân Nga và cộng sự, 2018).

1200000


1000000

10

9

8

800000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.


600000

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 13


200000


0

7

6

5

4

3

2

1

0

GDP thực tế

(giá so sánh 2010) (tỉ VND)

400000

3.2.3.3. Tổng sản phẩm quốc nội


2005Q1

2005Q4

2006Q3

2007Q2

2008Q1

2008Q4

2009Q3

2010Q2

2011Q1

2011Q4

2012Q3

2013Q2

2014Q1

2014Q4

2015Q3

2016Q2

2017Q1

2017Q4

Hình 3.17: Tổng sản lượng thực tế và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Số liệu CEIC, IMF và tính toán của tác giả

Trước khủng hoảng tài chính thế giới, trong giai đoạn 2005-2007, GDP theo quý tăng trưởng ở mức cao (từ 7%- 9%) so với cùng kỳ năm trước. Giá trị tổng sản lượng từ mức 1.411.436 tỷ đồng đã tăng lên thành 1.656.758 tỷ đồng (gấp 1,2 lần). Tuy nhiên, từ năm 2008Q1 đến năm 2006Q4, tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể, có những thời kỳ giảm sâu như 2009Q1 và 2012Q1 chỉ đạt tương ứng 3,4% và 4,7%, so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính đã làm suy giảm cầu thế giới, từ đó tác động tiêu cực đến cầu xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, những bất ổn từ bên trong nền kinh tế cũng gây nên những tác động tiêu cực như: lạm phát tăng cao, sự phối kết hợp giữa việc điều hành các chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập, sự tăng và giảm đột ngột của vốn FDI trong giai đoạn này vừa


gây ảnh hưởng căng thẳng đến tỷ giá, vừa gây nên những cú sốc bất lợi cho nền kinh tế vốn phụ thuộc cao vào FDI. Năm 2017 tổng sản lượng đạt 3.262.548 tỷ đồng (gấp 1,8 lần năm 2008) trong khi đó, trước khủng hoảng thì chỉ trong 3 năm (2005-2007), GDP đã tăng 1,2 lần. Có thể nói với đặc điểm là nền kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh yếu và độ mở lớn thì những tác động tiêu cực đến từ thế giới đã gây ra những sóng gió lớn cho Việt Nam. Số liệu thống kê cũng cho thấy tính chu kỳ của quy mô GDP: ở các năm đều có hiện tượng GDP tăng liên tiếp ở quý 1, quý 2, sau đó giảm nhẹ ở quý 3 rồi lại tăng trở lại vào quý 4. Chu kỳ như vậy theo giải thích của GSO là do hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ yếu tố mùa vụ (nghỉ lễ tết, tiêu dùng của dân cư, xây dựng nhà cửa…) và quy luật điều hành của chính sách vĩ mô (giải ngân vốn đầu tư, chi tiêu công…) thường ít ở đầu năm và dần tăng ở các quý cuối năm.

3.3. Một số đánh giá về phản ứng chính sách thương mại và tài khóa trong giai đoạn 2005-2017

Trong giai đoạn 13 năm vừa qua, trong bối cảnh thế giới không ngừng có những thay đổi về chính sách phát triển của từng khu vực, của từng quốc gia và cũng có không ít biến động, các cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra. Trong giai đoạn này Việt Nam vừa phải lo đối phó, thích nghi với những sóng gió bên ngoài song cũng chịu áp lực của kế hoạch hoàn thành mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2011- 2020. Trong những chính sách vĩ mô quan trọng thì chính sách thương mại và tài khóa được cho là những trụ cột để Chính phủ thực hiện chèo lái con thuyền kinh tế. Thực tế cho thấy bên cạnh nhiều thành công rực rỡ, cũng còn có nhiều bất cập cả về chủ trương và cách thức thực hiện đối với những chính sách này.

3.3.1. Về thương mại

Giai đoạn 2005-2017 nhìn chung định hướng Việt Nam là tích cực hội nhập, coi xuất khẩu là động lực của tăng trưởng nên mọi điều hành về chính sách thương mại đều hướng đến mục tiêu này. Những năm đầu là khoảng thời gian Việt Nam rất tích cực đàm phán, ký kết và tham gia nhiều FTA để mở cửa thị trường, qua đó đã hoàn thành những mốc quan trọng như: đàm phán thành công FTA với Mỹ (2000), gia nhập WTO (2007), đàm phán ASEAN và ASEAN mở rộng, đàm phán thành công việc ra nhập CPTTP (2017). Để rộng đường cho xuất khẩu, ngay từ giai đoạn đầu Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách có tính đột phá đối với nông nghiệp chẳng hạn việc bãi bỏ quy định về hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo (năm 2000), loại bỏ nhiều quy định cản trở nhập khẩu phân bón, nới lỏng các quy định cho vay đối với nông dân... giúp cho nông nghiệp có thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định, đưa Việt Nam trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo


và nhiều mặt hàng nông sản khác ra thế giới. Đối với các ngành công nghiệp, Chính phủ chủ trương cho phép xuất khẩu không hạn chế theo ngành nghề ghi trên giấy phép kinh doanh (năm 2001), ban hành biểu thuế ưu đãi hàng năm, ban hành quy trình xét miễn giảm và hoàn thuế xuất nhập khẩu (năm 2005)... Có thể nói việc chủ trương lấy nông nghiệp làm mũi nhọn cho xuất khẩu của Việt Nam thời gian đầu (trước năm 2010) là đúng đắn vì (i) phù hợp với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp như Việt Nam (ii) khai thác được lợi thế so sánh của Việt Nam (điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp) (iii) giải quyết được khối lượng lớn việc làm và mang lại ngoại tệ cho đất nước, tạo thuận lợi cho cải cách ở những khu vực khác như chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn đã đánh giá2: “Vai trò của nông nghiệp thời gian qua như là nền tảng, trụ đỡ, là động lực, cốt lòi của nền kinh tế, đóng vai trò thúc đẩy công nghiệp và

dịch vụ” hay “Bản thân nông nghiệp, nông thôn cũng rất mềm dẻo trong

vấn đề chống cự dịch bệnh, thiên tai, địch họa, khủng hoảng kinh tế… Nếu không có nông thôn để rút lao động về tá túc, không có nông nghiệp để sản xuất lương thực thực phẩm, giữ CPI ở mức thấp, chống lạm phát, duy trì cán cân xuất khẩu để đảm bảo giá trị của đồng tiền Việt Nam thì kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ không ổn. Nông nghiệp như tấm áo giáp, nông thôn

như pháo đài đối với đất nước những lúc khó khăn”. Bên cạnh đó, những năm gần đây vai trò của công nghiệp đối với xuất khẩu đã rò nét hơn khi tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng cao (như máy tính, điện thoại, linh kiện điện tử…) ngày càng được nâng lên trong cơ cấu hàng xuất khẩu (từ 37,3% (2015) đã tăng lên đến 44,6% (2018)).

Trước sự biến động của kinh tế thế giới cũng như khu vực, cách thức điều hành chính sách thương mại của Chính phủ cũng rất linh hoạt. Tiêu biểu như để đối phó với khó khăn do khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2007-2009) cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài của Châu Âu (2009-2014), đầu năm 2009, Chính phủ ra Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg chỉ đạo thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân vay vốn ngắn hạn sản xuất với mức hỗ trợ là 4% để góp phần giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn (mặc dù trước đó, năm 2008, nền kinh tế đang thực hiện thắt chặt tiền tệ để đối phó với mức lạm phát tăng cao). Tiếp đó là Quyết định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho cá nhân vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất trung hạn. Đồng thời, các bộ ngành được chỉ đạo để có sự phối kết hợp thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ cho sản xuất đặc biệt là xuất khẩu như Bộ tài chính thực hiện giảm, giãn nộp thuế



2 Trích dẫn từ https://nongnghiep.vn/loi-the-nong-nghiep-phai-tro-thanh-dong-luc-nen-kinh-te-suc-manh-quoc- gia-d307724.html


và điều chỉnh hàng rào thuế xuất nhập khẩu trong khuôn khổ cho phép của WTO để hỗ trợ sản xuất trong nước. Nhờ có sự linh hoạt hơn trong điều hành như vậy nên đến thời điểm cuối năm 2009, kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc trở lại.

Ngay sau các khó khăn trên, Việt Nam một lần nữa phải đối mặt với khó khăn từ “cơn bão” phá giá tiền tệ đến từ Trung Quốc tại năm 2015. Để không bị mất tính cạnh tranh trong xuất khẩu cũng như hạn chế gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, NHNN đã buộc phải nới biên độ dao động của tỷ giá từ 1% lên 2% (ngày 12/8) và lên 3% (ngày 19/8). Nhờ sự phản ứng kịp thời này mà nền kinh tế đã có dư địa đủ lớn để ứng phó với những biến động bất lợi, được các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế đánh giá cao về sự linh hoạt cũng như tính hợp lý trong biên độ điều chỉnh.

Trước tình trạng nhập siêu vẫn chưa được cải thiện rò nét, tháng 06 năm 2011, Bộ Công thương ban hành quyết định số 3098/QĐ-BCTvề việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2030”. Trong quyết định này nêu mục tiêu rất rò:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15 - 16,5%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 16 - 17,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020;

- Phấn đấu kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 13 - 15,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5 - 15%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020, về cơ bản, nước ta sẽ cân bằng được cán cân thương mại

Quyết định này cũng cho thấy sự quyết tâm cao từ phía Nhà nước để kiềm chế nhập siêu. Kết quả là,Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại khá cao tại năm 2016, trước kế hoạch đề ra 4 năm. Đây được cho là thành công của cả một quá trình đổi mới về điều hành chính sách thương mại trong thời gian dài.

Thời gian qua, với mức độ hội nhập ngày càng mạnh mẽ (được biểu thị bằng sự ra tăng nhanh chóng của độ mở của nền kinh tế), Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực cả trong cơ cấu xuất nhập khẩu lẫn sự linh hoạt trong phản ứng chính sách thương mại, giảm thiểu tác động tiêu cực đến từ môi trường quốc tế. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nước ngoài trong cả sản xuất lẫn cung cấp nguyên vật liệu khiến cho bài toán cải thiện THTM trong giai đoạn vừa qua và cả trong tương lai cũng còn nhiều khó khăn vì xuất khẩu phụ thuộc nhập khẩu.Thêm vào đó, sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán, sự tập trung thị trường xuất khẩu vào một số nước hay khu vực lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU tiềm ẩn không ít rủi ro cho Việt Nam.


3.3.2. Về chính sách tài khóa và cải cách quản lý tài chính công

Giai đoạn 2005-2017 có nhiều sóng gió với nền kinh tế. Vì vậy, chính sách tài khóa của Việt Nam cũng luôn được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng thời kỳ. Đồng thời, cải cách quản lý tài chính công đã được nỗ lực thực hiện và cũng đạt được một số thành công nhất định

Chính sách tài khoá

- Từ 2000-2006: là giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Trong giai đoạn này, chính sách tài khóa chủ yếu là nới lỏng để kích thích tăng trưởng, từ đó dẫn đến tỷ lệ bội chi không ngừng tăng cao. Từ năm 2005, cơ sở thu thuế đã được mở rộng và thuế suất từng bước được hợp lý hóa khiến cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực. Để đón đầu xu hướng giảm thu từ xuất nhập khẩu do phải thực hiện đầy đủ cam kết tự do hóa thương mại, thu nội địa đã dần được nâng lên để đảm bảo tính bền vững cho tổng thu.

- Từ 2007-2009: là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính lớn từ Mỹ và EU, tốc độ tăng trưởng giảm, vốn FDI vào nền kinh tế giảm, thị trường xuất khẩu khó khăn, tỷ lệ lạm phát lên mức cao nhất kể từ năm 1986… thì chính sách chủ đạo trong thời kỳ này là tài khoá thắt chặt với mục tiêu kiềm chế lạm phát được đưa lên hàng đầu. Chi tiêu công được rà soát, cắt giảm danh mục đầu tư công, dành ngân sách cho an sinh xã hội… Tỷ lệ bội chi vì thế cũng được cải thiện.

- Từ sau 2009 - 2017: Giai đoạn sau khủng hoảng (2009-2011): Đã có nhiều giải pháp mang tính hỗ trợ, phục hồi tăng trưởng với 2 gói kích cầu. Gói 1: trị giá 1 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gói thứ 2 trị giá 8 tỷ USD nhằm hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn và trung hạn của doanh nghiệp. Cộng với những khó khăn từ phía nguồn thu như giá dầu giảm, thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm nên bội chi trong thời gian này cũng bắt đầu tăng cao trở lại. Từ 2012-2017 có thể thấy rò nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện về kết quả thu-chi và quản lý nợ công được biểu hiện qua các chỉ tiêu tổng thu tăng về quy mô nhưng lại giảm so với GDP, cơ cấu thu giảm phụ thuộc vào nguồn bên ngoài. Để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từ năm 2011, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ trên 22,5% xuống còn gần 17% tổng thu. Từ năm 2016, Chính phủ vẫn tiếp tục điều hành chính sách thu - chi trên cơ sở hỗ trợ cho sản xuất.

Trong số các chính sách mang tính đột phá với chính sách tài khóa được ban hành, tiêu biểu có Nghị Quyết số 11/NQ-CP, do Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2011 về “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ


mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Sở dĩ Nghị quyết này tạo được sự chú ý, được coi là cột mốc đánh dấu bước ngoặt lớn trong chủ trương lãnh đạo của Đảng và Chính phủ vì đây được xem là mốc đánh dấu sự chấm dứt của quá trình tăng trưởng chủ yếu dựa vào kích thích của tín dụng, cung tiền và chi tiêu đầu tư của ngân sách từ những năm trước đó. Đây là những chính sách có thể tạo được tăng trưởng cao song lại không bền vững vì thường đi kèm với lạm phát và gia tăng nợ công hay còn được gọi là “chính sách tăng trưởng theo chiều rộng”. Tuy nhiên tinh thần của Nghị quyết 11 cho thấy mục tiêu lớn nhất của Chính phủ trong giai đoạn trước đó là “ưu tiên cho tăng trưởng” thì nay đã linh hoạt được thay bằng “ưu tiên cho kiềm chế lạm phát” hay còn gọi là “tăng trưởng theo chiều sâu”. Tiếp đó, Nghị quyết 7-NQ/TW của Bộ chính trị được ban hành vào tháng 11/2016 nhằm cải thiện cơ cấu chi ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết này, kết quả đạt được không như kỳ vọng. Nguyên nhân là bởi, kỷ luật tài chính chưa nghiêm, tư duy “thu để bù chi” vẫn hiện hữu trong điều hành ngân sách và do tính minh bạch của chi thường xuyên không cao nên việc giám sát là rất khó khăn3. Chi tiêu công vẫn tăng nhanh và duy trì ở mức cao (giai đoạn 2011-2015 cao gấp 2,2 lần giai đoạn 2006-2010) và dường như không thể kiểm soát được tổng chi thường xuyên do bộ máy Nhà nước cồng kềnh (chủ yếu là chi cho lương và an sinh xã hội). Chi trả nợ ngày càng trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách. Từ năm 2011 quy mô THNS có xu hướng tăng dần. Mặc dù chính sách tài khóa thắt chặt được thực thi song trong nghiên cứu về xung lực tài chính của chính sách tài khóa từ năm 1991-2015, Nguyễn Anh Phong (2016) đã kết luận hầu hết các năm chính sách tài khóa có xu hướng nới lỏng, chỉ duy nhất giai đoạn ngắn 2001-2002 có xu hướng thắt chặt thật sự và do đó, theo đánh giá của tác giả thì diễn biến của chính sách là chưa theo kịp chuyển biến của nền kinh tế, nên hiệu quả còn hạn chế.

Về cải cách tài chính công

Theo Nguyễn Đào Xuân (2020), cải cách tài chính công đã có nhiều chuyển biến rò rệt kể từ khi Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành ngày 8/11/2011, Luật Quản lý nợ công năm 2017; Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017.

- Nhiều thủ tục hành chính thuế đã được đơn giản hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

- Nhiều đề án liên quan đến hệ thống thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ công được triển khai nhằm hướng đến mục tiêu cân đối NS và đảm bảo vốn cho


3 Tham khảo từ https://baomoi.com/tac-dong-cua-chinh-sach-tai-khoa-den-kinh-te-viet-nam-va-mot-so-khuyen- nghi/c/18829407.epi


đầu tư phát triển (khống chế nợ nước ngoài, duy trì nợ công ở giới hạn cho phép, tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường giải ngân vốn hiệu quả…)

- Chính sách phân phối nguồn lực tài chính công đã được điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình kinh tế -xã hội (tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển đã tăng dần, cơ chế phân bổ vốn đầu tư theo trung hạn (thay vì dài hạn như trước đây), cơ chế phân cấp quản lý đầu tư được thực hiện đã cải thiện kỷ cương nhà nước trong quản lý đầu tư công).

- Cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thay đổi theo hướng thúc

đẩy quá trình cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy, nhằm tiết kiệm chi tiêu công.

Tóm lại, đối với chính sách tài khóa, mặc dù đã có những thay đổi trong cơ cấu thu chi, phương thức điều hành đã trở nên linh hoạt hơn để đối phó với những biến động không ngừng của kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên, chủ trương dựa vào chi tiêu công để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài (từ 2000-2007) đã cho thấy hệ quả rất lớn với nền kinh tế. Với thực trạng chi tiêu không thể kiểm soát đã dẫn đến sự tích tụ tiền tệ quá mức, đẩy lạm phát tăng lên nhanh chóng cùng với gánh nặng nợ công ngày càng trầm trọng, tình trạng THNS diễn ra triền miên, gây nhiều xáo trộn đối với kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, ngay cả khi giá cả bước vào giai đoạn ổn định thì những nôn nóng trong mở rộng tiền tệ để lấy lại tốc độ tăng trưởng tiếp tục vẫn là nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao trở lại (năm 2009-2011), tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn giữa chi tiêu - tăng trưởng - lạm phát. Từ 2011, cải cách tài chính công đã nỗ lực được thực hiện và đạt được một số thành công song hiệu quả vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như: cơ cấu thu NS chưa bền vững, cơ chế phân bổ tài chính hiệu quả thực tế chưa cao, cơ chế tư chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp còn nhiều bất cập….

3.3.3. Về sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, thương mại và những chính sách vĩ mô khác có liên quan

Để giải quyết các vấn đề bất cập trong phát triển cũng như hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững, cần phải có sự phối kết hợp các chính sách vĩ mô một cách nhịp nhàng. Giai đoạn 2005-2017, thực trạng điều hành chính sách đã có nhiều thay đổi (linh hoạt hơn, mức độ phối hợp giữa các chính sách đã cao hơn so với thời kỳ trước năm 2005) song mức độ hiệu quả còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều khi sự phối hợp thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan chức năng còn gây “sóng gió” cho nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến trước năm 2007, kinh tế thế giới và trong nước chưa có nhiều biến động lớn thì chủ trương phát triển là “ưu tiên cho tăng trưởng” và


chính sách tài khóa và tiền tệ đều thiên về mở rộng, chính sách thương mại là mở cửa, lấy định hướng xuất khẩu là một trong những động lực của tăng trưởng.

Giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, đồng thời phải đối phó với mức lạm phát cao kỷ lục trong nước (2007- 2010), các chính sách vĩ mô có lúc chuyển thành thắt chặt (Chính phủ hạn chế chi tiêu công, NHNN nâng đồng thời các loại lãi suất điều hành) để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá. Nhưng ngay sau đó là các gói kích cầu từ chính sách tài khóa, cộng với sự nới lỏng có thận trọng từ chính sách tiền tệ (hạ một số loại lãi suất cho vay tiêu dùng và sản xuất) đã được thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước là động lực cho nền kinh tế sớm có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2009. Tuy nhiên, mặt trái của sự điều chỉnh chính sách đột ngột và liên tục này đã khiến hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng lâm vào tình trạng “nghẹt thở” về vốn, gây không ít khó khăn cho phát triển sản xuất để rồi mức lạm phát 2 con số đã quay trở lại.

Từ sau năm 2011, sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và tiền tệ được Chính phủ chú trọng hơn với sự ra đời Nghị quyết số 11/NQ-CP. Những thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá, quản lý thị trường ngoại hối cũng đã được điều chỉnh linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng được thực hiện với những thay đổi từ nội bộ của khu vực tài khóa và ngoại thương. Mặc dù thực tế đã cho thấy sự nỗ lực trong phối hợp thực hiện chính sách giữa các bộ ngành song hiệu quả vẫn chưa cao, không phải năm nào các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản như lạm phát, tăng trưởng, kiểm soát chi tiêu công... cũng đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Cũng đồng quan điểm này, trong nghiên cứu về đánh giá sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2015, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2017) đã nhấn mạnh chỉ số phản ánh mức độ phối hợp hai chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam rất thấp, chứng tỏ sự phối hợp giữa chính sách này chưa thực sự có hiệu quả. Còn Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011) lại nhấn mạnh chính cách thức quản lý tỷ giá và các chính sách phát triển kinh tế không hài hòa với nhau, đã khiến USD lên giá tại Việt Nam (trong khi lại giảm giá trên thị trường thế giới) đã khiến Việt Nam phải “nhập khẩu” lạm phát. Đây là một bất lợi lớn, khiến cho tình hình vĩ mô vốn đã bất ổn lại càng khó khăn hơn.

Thực trạng trên đây cho thấy Việt Nam đang rất cần tăng cường sự phối hợp một cách có hiệu quả đối với hai chính sách vĩ mô lớn của nền kinh tế. Do đó, cần đánh giá mối quan hệ giữa khu vực tài khóa, thương mại và các biến vĩ mô có liên quan như tăng trưởng, tỷ giá, lãi suất bằng phương pháp định lượng để có thể lý giải được một cách sâu sắc hơn lý do thành công cũng thất bại của các chính sách này giai đoạn 2005-2017, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022