Các Thước Đo Đánh Giá Sự Bất Bình Đẳng Và Công Bằng Xã Hội

bằng xã hội là khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Xét một cách tổng thể công bằng xã hội gắn với phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự phát triển đó.

1.1.2.2. Các thước đo đánh giá sự bất bình đẳng và công bằng xã hội

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Báo cáo về phát triển con người, từ báo cáo đầu tiên năm 1990 đã công bố Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) như một đơn vị đo lường sự phát triển con người. HDI được đo bằng ba tiêu chí: tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí và GDP/người .

Tuy nhiên, chỉ số HDI không phải là một chỉ số hoàn hảo về sự phát triển con người bởi còn nhiều yếu tố mà chỉ số này chưa đề cập đến hoặc không thể tính toán được.

Thước đo bình đẳng về phân phối thu nhập

Để đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập các nhà kinh tế và các nhà thống kê sử dụng nhiều trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là đường cong Lorenz và hệ số Gini và cơ cấu thu nhập theo nhóm.

- Đường cong Lorenz : Đây là một biện pháp được phổ biến để phân tích các số liệu thống kê về thu nhập cá nhân. Biện pháp này do nhà thống kê người Mỹ Conrad Lorenz phát minh vào năm 1905.

Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm số người có thu nhập và tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập mà họ thực sự nhận được. Đường Lorenz càng nằm xa đường chéo (đường công bằng hoàn toàn) thì mức độ bất công càng lớn

Hình 1: Đường cong Lorenz

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Đường 45o

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 3

A

Đường Lorenz

B

100%


Thu nhập cộng dồn (%)


0

Dân số cộng dồn (%)


100%


- Hệ số Gini: Hệ số này được đo bằng tỉ số của diện tích phần nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Lần đầu tiên hệ số này được phát minh và thực hiện bởi nhà thống kê người ý C. Gini vào năm 1912. Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công trong phân phối thu nhập, giao động từ 0 (công bằng hoàn toàn) đến 1 (bất công hoàn toàn).

RGini =

SA SA SB

RGini : hệ số Gini

SA : Diện tích hình A (Diện tích hình nằm giữa đường 45% và đường Lorenz)

SB : Diện tích hình B (Diện tích tam giác nằm dưới đường 45% trừ đi diện tích hình A)

Trên thực tế, hệ số Gini của các quốc gia thường nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,7 và người ta cho rằng hệ số Gini khoảng từ 0,2 đến 0,5 được coi là phân phối thu nhập tương đối công bằng. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được coi là cao nếu hệ số Gini lớn hơn 0,5, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp nếu hệ số Gini nhỏ hơn 0,4.

- Cơ cấu thu nhập tính theo nhóm : Chỉ số này được tính bằng tỷ số thu nhập của 20% dân nghèo nhất so với thu nhập của 20% dân giàu nhất. Tỷ số này được sử dụng làm thước đo mức độ bất công giữa hai thái cực rất giàu và rất nghèo trong một nước.

- Tiêu chuẩn “40” của Word Bank: được đề xuất vào năm 2002 nhằm đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp trong xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau:

+ Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp.

+ Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối.

+ Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.

Mức độ nghèo khổ

Để xác định mức độ nghèo khổ, người ta phải đưa ra đường giới hạn nghèo khổ. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra khuyến nghị về chuẩn nghèo đói cho các quốc gia vào những năm cuối thế kỷ trước: Đối với những nước kém phát triển: các cá nhân được coi là nghèo khi có thu nhập dưới 0,5 USD/ ngày; đối với những nước đang phát triển là 1USD/ngày; đối với các nước thuộc Châu Mỹ Latinh và Caribê là dưới 2 USD/ngày; các nước Đông Âu là dưới 4 USD/ngày; các nước công nghiệp phát triển là dưới 14,4 USD/ngày. Tuy nhiên, các quốc gia thường đưa ra chuẩn riêng của mình và thông thường là thấp hơn mức thang nghèo đói của WB khuyến nghị.

1.2. Quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội‌

1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội có mối quan hệ như thế nào và làm thế nào để giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đang là vấn đề được lưu tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và việc giải quyết mối quan hệ này. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Quan điểm thứ nhất (Simon Kuznets - 1995) đã đưa ra quan điểm lý thuyết “chữ U ngược” về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là mức độ bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao hơn. Không ít công trình nghiên cứu, khảo sát của nhiều học giả ở nhiều quốc gia đã chứng minh cho quan điểm này. Những người theo quan điểm này (Bigsten và Levin,2001) cho rằng bất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trưởng tốt hơn, rồi từ đó tạo điều kiện và cơ hội để xóa đói giảm nghèo nhanh hơn, thì bất bình đẳng là điều chấp nhận được. Nhà nghiên cứu Ahlwalia (1976) đã sử dụng số liệu của phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia trên thế giới và đi đến những kết luận cụ thể hơn. Ông cho rằng bằng điều tra số liệu đã cho thấy bất bình đẳng gia tăng mạnh ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Như vậy theo quan điểm này thì trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra sự bất bình đẳng nhất định.

Giống như Simon Kuznets, nhà kinh tế học W. Arthur Lewis trong tác phẩm kinh tế học :“Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế” đã cho rằng tăng trưởng không chỉ đem lại bất công mà khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì nó lại là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội vì tăng trưởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mở rộng phạm vi lựa chọn của con người.

Quan điểm thứ hai (Deumnger và Squire, 1988) cho rằng không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ theo mô hình “chữ U ngược” trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng về thu nhập khi xem xét các nước riêng lẻ, nghĩa là tăng trưởng kinh tế không làm bất bình đẳng gia tăng ngay cả trong giai đoạn đầu của phát triển ở các nước kém phát triển. Các công trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới trong thập kỷ 90 cũng xác nhận quan điểm này. Công trình nghiên cứu mới nhất của Adams (2002) dựa trên số liệu của “Khoảng thời gian quan sát” (mỗi khoảng thời gian quan sát được tính là hai lần điều tra mức sống cấp quốc gia được nghiên cứu) của 50 nước trong thời kỳ 1988 đến 1999. Kết quả nghiên cứu này cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế có lợi cho việc xóa đói giảm nghèo, vì tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng nhiều đến bất bình đẳng.

Mỗi một giả thuyết, hay quan niệm nói trên là xuất phát từ sự phân tích quá trình tăng trưởng và sự công bằng xã hội đã diễn ra ở một số nước nhất định ở những thời kỳ khác nhau mà khái quát lên, cho nên tính đúng đắn có thể mang tính phiến diện, song chúng ta cũng không thể phủ nhận hoàn toàn.

Sự phân tích một cách đúng đắn là đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng khách quan. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội quyện vào nhau trong sự mâu thuẫn tương tác thúc đẩy nhau cùng tiến lên. Sự tăng trưởng kinh tế tạo ra những điều kiện cho phép giải quyết công bằng xã hội ngày một tốt hơn, đến lượt nó khi sự công bằng xã hội được mở rộng và tốt hơn sẽ tạo ra những động lực mới thúc đẩy sự phát triển tiếp theo. Vòng xoáy trôn ốc của sự tiến bộ đó vận động không ngừng. Sự tăng trưởng càng cao, xã hội càng có điều kiện để rút ngắn những khoảng chênh lệch bất công giữa các vùng, các khu vực, các nhóm dân cư và giữa các thành viên trong từng cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của một quốc gia, của nhân loại vẫn luôn luôn diễn ra sự bất công, chưa thể nào xoá sạch.

Giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mặt của một quá trình phát triển biện chứng khách quan, vừa mâu thuẫn đối kháng nhau, nhưng lại liên hệ tác động qua lại rất chặt chẽ, cái nọ làm tiền đề cho cái kia, cùng vận động phát triển theo chiều hướng tiến bộ không ngừng. Một quốc gia, dân tộc đang ở

giai đoạn trình độ kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu thì những yếu tố vật chất giúp cho việc giải quyết công bằng xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, để tạo ra nhiều chỗ làm việc với mục đích làm cho mọi người có sức lao động đều có việc làm tăng thu nhập, hoặc muốn tăng cường đầu tư cho giáo dục y tế… để nâng cao dân trí và sức khoẻ cho mọi người nhằm tạo ra công bằng xã hội và tạo tiền đề cho phát triển mạnh mẽ thì phải cần có dồi dào các nguồn vốn cùng các yếu tố vật chất - kỹ thuật, mà các nước nghèo, lạc hậu sẽ không thể có đủ. Nghĩa là, đối với các nước nghèo, chậm phát triển sẽ không có khả năng thực hiện các chương trình công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Vì vậy, nếu tiến hành đầu tư dàn trải nhằm thực hiện đầy đủ các chương trình đảm bảo công bằng xã hội sẽ hạn chế sự phát triển, vì tiềm lực kinh tế không đủ. Muốn có sự tăng trưởng, đặc biệt với tốc độ cao, cần phải tập trung ưu tiên ở những chương trình có hiệu quả nhất, ở một số lĩnh vực, một số ít ngành và một số khu vực dân cư có tiềm năng phát triển hơn cả. Số đó sẽ là những động lực đầu tàu lôi kéo các lĩnh vực, vùng, khu vực phát triển theo. Trong điều kiện đó, tất yếu phải "hy sinh" những lĩnh vực, vùng, khu vực dân cư khác chưa được tập trung đầu tư và công bằng xã hội còn bị vi phạm nhiều.

Hơn nữa, ở các nước nghèo, lạc hậu, sự chênh lệch về năng lực cống hiến, lao động của các thành viên trong xã hội rất khác xa nhau. Tài năng và sức khoẻ khác nhau dẫn tới cống hiến khác nhau. Cống hiến khác nhau dẫn tới hưởng thụ khác nhau. Thực hiện sự công bằng xã hội theo nguyên tắc ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, sẽ tạo thành những động lực thúc đẩy hăng hái cống hiến và sự phát triển được nhân lên . Song, nó lại tạo nên một sự bất bình đẳng lớn, đó là sự phân hoá giàu - nghèo càng gia tăng. Khoảng chênh lệch giữa người giàu và người nghèo sẽ càng xa đối với những nước nghèo cần ưu tiên cho phát triển nhanh. Đồng thời, ở các nước nghèo, kém phát triển càng không có những điều kiện, yếu tố vật chất - kỹ thuật, kinh tế - xã hội cho phép đánh giá chính xác mức độ cống hiến của từng thành viên để trả thù lao tương xứng một cách công bằng. Điều đó tất sẽ dẫn tới sự thiếu công bằng trong việc trả công, hưởng thụ so với lao động của từng người. Song, nếu sử dụng cơ chế phân phối bình quân sẽ làm thui

chột hệ thống khuyến khích lợi ích, không tạo ra động lực cho phát triển. Về thực chất, cơ chế đó sản sinh ra sự thiếu công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ. Hưởng thụ ngang nhau nhưng cống hiến không ngang nhau. Bởi vậy, hoặc chấp nhận sự bất công kiểu này hoặc kiểu khác với mức độ chênh lệch giữa cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong cộng đồng không lớn, nhưng nó lại tạo ra những động lực khuyến khích sự hăng hái, tích cực cống hiến, thi đua cạnh tranh giữa các thành viên, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, là điều hợp lý nên theo.

Sau khi đã tập trung những nguồn lực có thể có đầu tư cho phát triển theo những chiến lược ưu tiên thu được kết quả tốt đẹp, nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, trình độ phát triển được nâng lên một bước đáng kể, thì cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực kinh tế sẽ cho phép tiến thêm một bước lớn trong việc giải quyết công bằng xã hội và mở rộng đầu tư phát triển tiếp theo. Lúc này, sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để mở rộng các chương trình đầu tư nhằm giải quyết công ăn việc làm, các chương trình phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, y tế, nghỉ ngơi, các chương trình cứu tế xã hội, hỗ trợ người nghèo, cũng như các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo, xa xôi, hẻo lánh.v.v… Các chương trình đó sẽ là những nhân tố làm tăng tính công bằng giữa các nhóm và các thành viên trong cộng đồng, nhưng đồng thời lại góp phần tạo nên những nguồn lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo nhanh chóng hơn. Đương nhiên, vẫn không thể dàn trải hết tất cả các chương trình trong cùng một thời điểm. Mức độ gia tăng số lượng các chương trình, cùng với số lượng người được hưởng lợi từ các chương trình đó tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng thời kỳ, tức vào trình độ phát triển kinh tế ở mỗi thời điểm. Hơn nữa, ở những khu vực, bộ phận đã được ưu tiên đầu tư trước đây sẽ có những tiềm lực lớn hơn đáng kể, cho phép phát triển nhanh hơn và vẫn luôn luôn đi trước với một khoảng cách nào đó. Như vậy, sự không công bằng vẫn tiếp tục diễn ra, mặc dù đã có sự tiến thêm một bước đáng kể trong việc giải quyết công bằng xã hội.

Sự mở rộng tiếp theo các chương trình đầu tư phát triển và giải quyết công bằng xã hội sẽ giảm dần sự bất công và hình thành nên những động lực phát triển

mới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn, trình độ phát triển được nâng cao thêm, phồn thịnh giàu có hơn, lại cho phép mở rộng tiếp thêm các chương trình đầu tư phát triển cho tất cả các vùng, các khu vực, cũng như các chương trình phát triển việc làm, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi cho mọi thành viên, cùng với các chương trình cứu tế và phúc lợi xã hội khác. Vả lại, lúc này trình độ khoa học - kỹ thuật, thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất, năng lực quản lý kinh tế - xã hội cũng tiến thêm đáng kể, có thể cho phép khả năng đánh giá ngày càng chính xác hơn mức độ cống hiến của từng thành viên và định ra mức hưởng thụ cũng tương xứng hơn, cho phép giải quyết công bằng xã hội tăng lên.

1.2.2. Quan điểm lý thuyết về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

1.2.2.1 Quan điểm “tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, coi các vấn đề xã hội nảy sinh là cái giá phải trả của kinh tế thị trường”

Những người theo quan điểm này cho rằng : Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng và chính sự bất bình đẳng là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng. Lập luận của họ là : Chỉ tầng lớp có thu nhập cao mới có khả năng tích luỹ và đó là nguồn đảm bảo đầu tư chủ yếu cho tăng trưởng. Bất kỳ sự phân phối nào làm giảm mức độ tập trung thu nhập này đều ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Người đầu tiên đặt nền móng cho lập luận này là D. Ricardo. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế có được nhờ mức tiết kiệm cao của tầng lớp tư sản, do đó ông chống lại việc phân phối lại thu nhập gây bất lợi cho giai cấp này. Những lập luận đầy đủ nhất về tăng trưởng đối lập với công bằng được trình bày trong lý thuyết nhị nguyên của W. Arthur Lewis, nhà kinh tế học Jamaica, trong lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên hay còn gọi là mô hình kinh tế hai khu vực. Mô hình của Lewis cũng được các nhà kinh tế học John Fei và Guatav Raris áp dụng vào phân tích quá trình tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tư tưởng cơ bản của mô hình này là chuyển số lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022