Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng


đặc sắc của vùng ĐBSH Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, các tích trò đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Trên thế giới có nhiều loại hình múa rối như rối bóng, rối cạn nhưng rối nước chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Hiện nay vẫn còn 26 phường nghệ thuật múa rối nước vẫn còn hoạt động: Phường rối nước Đào Thục, Hà Hương, Nhan Trai, Thi Lan (Đông Anh); Bình Phú (Làng Gia), Yên Thôn, Chàng Sơn (Thạch Thất), Đông Bình (Mít) (Mỹ Đức) ở thành phố Hà Nội; Phường rối nước Bùi Xá, Đồng Ngư (Thuận Thành); Thanh Long, Thịnh Lộc (Quế Võ) ở tỉnh Bắc Ninh; Phường rối nước Lại Ốc (Văn Yên), Bồ Dương (Hồng Phong) (Ninh Giang), Thanh Hải (Thanh Hà), Bùi Thượng (Gia Lộc) ở tỉnh Hải Dương; Phường rối nước Nhan Hòa (Vĩnh Bảo) ở Hải Phòng; Nam Chấn, Nam Giang (Giáp Nhất) ở tỉnh Nam Định; Phường rối nước ở Yên Mỗ, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình; Phường rối nước Nguyên Xá, Đông Các, Duyên Tục, Nu Phong, Kỳ Hội (Đông Hưng) ở tỉnh Thái Bình.

Ngoài ra, các tiết mục Chầu Văn hay Hát Văn cũng được tổ chức thường xuyên mang đến cho khách du lịch trải nghiệm giá trị văn hóa độc đáo mang bản sắc người Việt ngàn đời nay. Các trung tâm của hát văn là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Nam Định và cả Việt nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới.

Những loại hình nghệ thuật này là một tài nguyên văn hóa độc đáo riêng có, đặc trưng của vùng ĐBSH, tạo nên sản phẩm DLNT ĐBSH khác với các sản phẩm DLNT của các vùng khác trên cả nước.

3.1.3.3. Phong tục tập quán

Phong tục, tập quán thể hiện bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, trong đó có vùng ĐBSH, nổi trội là làng xã. Làng xã cổ truyền của người Việt là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, có thể nhận thấy rằng văn hóa dân tộc là sự kế thừa, mở rộng và


phát triển của văn hóa xóm làng, hay nói cách khác, văn hóa truyền thống Việt Nam về cơ bản là văn hóa xóm làng(3). Những yếu tố văn hóa như tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội của làng xã tạo ra mối liên hệ vùng, miền và tạo ra những đặc trưng của văn hóa vùng, miền. Phong tục tập quán tạo nên lối sống của người dân trong vùng, nét đặc trưng của ĐBSH.

3.1.3.4. Lễ hội

Vùng ĐBSH là miền đất của lễ hội. Các lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng nên mang tính khái quát cao, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam. ĐBSH là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử văn hóa ở tầm quốc gia. Cho nên dù có những khác biệt nhất định, song các loại hình lễ hội Bắc Bộ ít nhiều đều mang tính đại diện cho cả nước. Đây chính là một trong những điểm chủ yếu hấp dẫn du khách đến với nông thôn vùng ĐBSH. Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch cần thiết phải nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình thức lễ hội có giá trị phục vụ DLNT. Trong số các lễ hội có hội Gióng được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể là TNDL tầm vóc quốc tế, ngoài ra còn các lễ hội nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), hội Lim (Bắc Ninh), v.v… thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

3.1.3.5. Ẩm thực

Dân tộc Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSH rất coi trọng cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến tầm nghệ thuật. Ngoài các món ăn ở hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn lại rẻ. Có những món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm hồ Tây, cốm làng Vòng, bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh phu thê Đình Bảng, cỗ chay Đào Xá, bánh nhãn Hải Hậu, bánh cáy làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi.v.v… Đồ uống tuy không phong phú song cũng nhiều loại độc đáo. Rượu dân gian Bắc Bộ nổi tiếng với rượu làng Vân (Bắc Ninh). Nghệ thuật pha trà, có thể sánh ngang với nghệ thuật pha trà cầu kỳ của Trung Hoa, Nhật Bản là cảm hứng của nhiều du khách.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 12

Bên cạnh đó, vùng nông thôn ĐBSH cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm do chính làng quê tạo ra, mang đậm hương vị ẩm thực Bắc Bộ, đây là một nét


hấp dẫn không thể thiếu trong DLNT.

3.1.3.6. Làng nghề thủ công truyền thống, làng Việt Cổ

ĐBSH có khoảng 1200 làng nghề với khoảng 300 làng nghề truyền thống. Nhiều nghề có giá trị văn hóa cao như nghề gốm (Bát Tràng - Hà Nội, Phù Lãng - Bắc Ninh), nghề tranh đông hồ (Bắc Ninh), nghề đan đó Thủ Sỹ (Hưng Yên), nghề đan cói Thượng Kiệm (Kim Sơn - Ninh Bình), nghề thêu ren Ninh Hải (Hoa Lư - Ninh Bình), nghề dệt làng Nha Xá, nghề trống làng trống Đọi Tam (Hà Nam), nghề tạc tượng (Làng Bảo Hà - Hải Phòng), nghề đan cói (Thái Thụy, Thái Bình), nghề Đan Lục Bình (Minh Châu, Đông Hưng, Thái Bình) và một số làng chài ở Hải Phòng, Nam Định... Có thể nói các sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng ĐBSH là một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo cần được đầu tư nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số rất ít trong các làng nghề khu vực nông thôn vùng ĐBSH được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Đây là một nguồn tài nguyên lớn hình thành nên các sản phẩm DLNT vùng ĐBSH cần được khai thác. Điều này vừa thúc đẩy PTDLNT, vừa bảo tồn cũng như khôi phục một số làng nghề có nguy cơ mai một, đồng thời, tăng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Ngoài các làng nghề truyền thống, còn có các làng nghề về các sản phẩm nông nghiệp như làng hoa cây cảnh Tây Tựu (Hà Nội), làng hoa cây cảnh Nam Điền (Nam Trực),… hay một số làng quê trồng cây theo tiêu chuẩn OCOP.

Bên cạnh làng nghề truyền thống, các làng Việt cổ là sự thể hiện sinh động bản sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Như làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), một số làng thuần nông, còn giữ được nét riêng làng quê Bắc Bộ ở một số tỉnh Thái Bình, Nam Định…

Tuy nhiên, các làng nghề này hầu như chưa phát triển mô hình lưu trú, khách chỉ đến thăm quan trong ngày.

3.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng

3.1.4.1. Hệ thống giao thông

ÐBSH giữ vai trò cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc; hệ thống giao thông hiện có như: mạng lưới đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường sắt, cảng biển Hải Phòng, các cảng hàng không quốc tế... là những đầu mối nối liền giữa


ÐBSH với các vùng kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Sau 9 năm triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới, diện mạo nông thôn vùng ĐBSH đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, các công trình hạ tầng cơ sở được các địa phương tập trung đầu tư, nâng cấp, đã và đang hỗ trợ tốt cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nông thôn.

Hệ thống đường cao tốc từ Hà Nội toả ra các tỉnh, kết nối với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện khá hiện đại và đồng bộ, góp phần thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng. Các tuyến đường nông thôn không chỉ được nâng cấp bề mặt, mà còn đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, đèn chiếu sáng, biển tên đường, biển báo giao thông… Ở hầu hết các xã trong vùng đều đã hình thành các tuyến đường trồng hoa, trồng cây xanh, vừa góp phần tạo cảnh quan xanh, đẹp vừa góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Các yêu cầu về hạ tầng, như: hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư,… ở các xã đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nông thôn, tạo điều kiện tích cực cho phát triển du lịch cộng đồng.

Đường bộ: Hệ thống đường cao tốc có đường cao tốc Bắc - Nam; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đang xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống đường quốc lộ có quốc lộ 1A xuyên Việt, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên hay còn gọi là đường 39B, quốc lộ 5A nối Hà Nội tới Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; Đường cao tốc mới 5B Hà Nội - Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng; quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương; Quốc lộ 39 từ phố Nối Hưng Yên tới cảng Diêm Điền; quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh Long; quốc lộ 21B nối Hà Nội - Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh tới Hà Nam đi qua Hưng Yên; Quốc lộ 38B nối Hải Dương tới Ninh Bình; quốc lộ 45 nối Ninh Bình - Thanh Hóa; các quốc lộ khác như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 35, Quốc lộ 37, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 37C, Quốc lộ 17...

Đường sắt: vùng có Tuyến đường sắt Bắc - Nam, kết nối Hà Nội với các địa


phương trong vùng và toả đi các thành phố, các vùng khác.

Đường hàng không: vùng ĐBSH có 2 sân bay quốc tế: sân bay Nội Bài- Hà Nội, sân bay Cát Bi- Hải Phòng góp phần hữu hiệu cho việc rút ngắn thời gian và khoảng cách tới các điểm du lịch, giúp thu hút thêm cả khách du lịch nội địa và quốc tế.

Đường thuỷ: hệ thống đường thuỷ (đường sông & đường biển) của vùng khá phát triển với hệ thống sông ngòi dày đặc, vùng biển Hải Phòng, tạo thành nhiều cảnh quan quan trọng và là tiềm năng khai thác loại hình du lịch mới lạ trên sông hay trên biển

Hệ thống giao thông nông thôn (đường liên huyện, liên xã, đường kết nối các điểm du lịch): Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên về cơ bản hệ thống giao thông nông thôn vùng ĐBSH rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình cần tính đến yếu tố văn hóa của các điểm du lịch thay vì bê tông hóa nên xây những con đường lát gạch, lát đá…phù hợp với văn hóa và cảnh quan nông thôn.

3.1.4.2. Hệ thống cung cấp điện

Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình,... Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng và chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ cho các ngành và các địa phương trong vùng, đến từng xã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nông thôn, đáp ứng hoạt động du lịch.

3.1.4.3. Hệ thống cấp - thoát nước

Đối với vùng ĐBSH, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tương đối cao, khoảng 58% số hộ dân so với trung bình cả nước khoảng 49%; vùng ĐBSH dẫn đầu cả nước về công tác xã hội hóa cung cấp nước sạch, khi hầu hết các huyện/xã đều có doanh nghiệp xây dựng nhà máy cấp nước sạch tập trung (Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam,…); tỷ lệ công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động bền vững cao nhất (61,9% so với trung bình cả nước là 33,8%). Tuy nhiên, đây cũng là vùng chịu nhiều sức ép của ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp (với hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp) và làng nghề (ĐBSH có 30 trong tổng số 47 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để


(chiếm 63,8% cả nước); đến nay, có 02 làng cơ bản đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, khoảng 15 làng đang triển khai kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường).

3.1.4.4. Hệ thống thông tin liên lạc viễn thông

Đã xây dựng các trạm viễn thông và lắp đặt các phương tiện thông tin hiện đại do các nước giúp đỡ. Cơ bản đã đảm bảo được thông tin liên lạc giữa các vùng nông thôn với các khu vực khác trong nước và quốc tế, thuận tiện nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng ngày một tốt hơn mọi yêu cầu của hoạt động du lịch.

3.1.4.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ phát triển du lịch nông thôn

Hạ tầng thương mại: ĐBSH là vùng có hệ thống giao thông thuận lợi, là điều kiện cho các hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cao. Hầu hết các vùng nông thôn ĐBSH đều có các chợ, cửa hàng tạp hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vùng nông thôn. Đặc biệt, với hệ thống các chợ vùng quê, đây là nét văn hóa có thể khai thác phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, với các sản phẩm của vùng quê như sản phẩm OCOP, các sản phẩm làng nghề còn thiếu các khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Hầu hết các khu vực nông thôn chưa áp dụng thương mại điện tử trong việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Dịch vụ tài chính ngân hàng: Các dịch vụ tài chính ngân hàng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các thị xã, thị trấn. Đối với những vùng nông thôn, đặc biệt khu vực vùng sâu, vùng xa thì còn hạn chế. Chủ yếu là các thanh toán bằng tiền mặt, điều này cũng không thuận lợi cho du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế với thói quen tiêu dùng không dùng tiền mặt.

Dịch vụ văn hóa - xã hội: Mạng lưới chăm sóc sức khỏe, y tế đã được xây dựng đến từng xã, huyện, về cơ bản đảm bảo đủ tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp và nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm bảo chất lượng. Công trình nhà vệ sinh, vệ sinh môi trường tại nhiều khu vực không đáp ứng yêu cầu, thậm chí không có nhà vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Tình trạng đô thị hóa, nhường đất cho khu dân cư, khu công nghiệp, hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh khác; tình trạng ô nhiễm môi trường… cần được đầu tư, quy hoạch lại cho phù hợp với PTDLNT trong vùng.


Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch của toàn vùng cần được đầu tư bài bản để đáp ứng được nhu cầu của người dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

3.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

3.1.5.1. Cơ sở lưu trú (Khách sạn, homestay, trang trại)

a) Khách sạn

Khu vực nông thôn vùng ĐBSH có khoảng hơn 200 khách sạn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Trong đó 25% cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Nhìn chung số lượng cơ sở lưu trú ở khu vực nông thôn còn ít, quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của du khách. Nguồn lao động chủ yếu là lao động địa phương, trình độ đào tạo còn thấp.

b) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay)

Để PTDLNT thì loại hình lưu trú homestay được coi trọng. Dịch vụ homestay ở ĐBSH những năm gần đây phát triển mạnh khoảng trên 2.000 cơ sở kinh doanh homestay nhưng chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố như Ninh Bình với hơn 200 cơ sở kinh doanh homestay với trên 1.500 phòng nghỉ. Các cơ sởnày tập trung chủ yếu ở huyện Hoa Lư, ngoài ra còn có một số cơ sở ở huyện GiaViễn, Yên Mô; Hà Nội với trên 1.000 cơ sở tập trung chủ yếu ở Sóc Sơn, Huyện Phúc Thọ đang chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch miệt vườn, như tham quan rặng nhãn cổ trên 100 tuổi, vùng trồng rau sạch, phật thủ, bưởi Diễn… và không thể thiếu những nơi lưu trú cho du khách ngay tại nhà người dân. Trong khi đó, từ lâu, các homestay ở làng cổ Đường Lâm lại mang đến cho du khách những trải nghiệm lý thú ở một vùng quê yên tĩnh, “trốn” cái ồn ào, xô bồ của thị thành, sống những ngày thư thái, an nhiên nhất. Và rải rác ở một số địa phương ở Nam Định (được đánh giá cao là homestay Ecohost Hải Hậu kết hợp với chương trình trải nghiệm du lịch đồng quê do công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Ecohost tổ chức, Hải Phòng với rất ít homestay ở xã Việt Hải (Cát Hải), Thái Bình, Vĩnh Phúc, … Tuy nhiên, số lượng các homestay đúng nghĩa còn rất hạn chế. Homestay là sản phẩm hoàn chỉnh không phải là chỉ là dịch vụ lưu trú. Du khách ngoài lưu trú sẽ sinh hoạt chung với


người dân địa phương như thành viên trong gia đình, để trải nghiệm các giá trị sống và văn hóa của mảnh đất mà du khách đặt chân đến. Chính vì vậy, đòi hỏi chủ cơ sở phải là người am hiểu văn hóa, thậm chí là người bản địa.

Hiện tại, chúng ta cần hướng dẫn những hộ gia đình kinh doanh loại hình du lịch homestay cách tổ chức và phục vụ từng đoàn khách cụ thể từ: phòng nghỉ, các món ăn, những điểm tham quan, hướng dẫn khách trong các sinh hoạt của gia đình, cách trò chuyện với khách, giới thiệu văn hoá của địa phương cũng như của đất nước.

b) Trang trại

ĐBSH có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước với 8.015 trang trại (chiếm 26,62% cả nước), trong đó các trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất (chiếm 57,8%), tiếp đến là trang trại trồng trọt (chiếm 25,6%), trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7,58%), trang trại tổng hợp (chiếm 8,4%) và chỉ có một bộ phận nhỏ các trang trại nông nghiệp (khoảng 3 - 5%) ngoài sản xuất nông nghiệp có kết hợp thêm các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn. Một số trang trại hiện đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch như trang trại Đồng Quê (Ba Vì, Hà Nội); Mô hình trang trại Dê Trắng (Ba Vì, Hà Nội) (6). Đa số các trang trại này không có hoạt động lưu trú khách du lịch qua đêm. Và các loại hình trang trại nghỉ dưỡng nông thôn này cũng thiếu tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng, đánh giá cũng như kiểm soát chất lượng.

3.1.5.2. Cơ sở vui chơi giải trí

Cơ sở vui chơi giải trí vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, đối với khu vực nông thôn vùng hầu như chưa được đầu tư khai thác. Tuy nhiên, cần có một sự đầu tư bài bản, phù hợp cho từng khu vực, vừa làm tăng giá trị doanh thu vừa làm nổi bật nét văn hóa của khu vực. Tận dụng và tập trung khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống phục vụ cho nhu cầu giải trí của khách đến DLNT vùng ĐBSH.

3.2. Thị trường khách du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

3.2.1. Quy mô và nguồn khách thị trường khách du lịch nông thôn

Vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng có sức thu hút với khách du lịch. Hà Nội là trung tâm của vùng đồng thời là thủ đô của cả nước. Nơi đây vừa là đầu mối giao thông của vùng và của khu vực miền Bắc đồng thời là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023