Vốn, Doanh Thu, Và Lao Động Của Các Dn Việt Nam Theo Loại Hình Sở Hữu (2005)

có những phát triển vượt bậc. Chính vì thế trong Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 có ghi "… tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực này, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP".

Trong khu vực dịch vụ thì dịch vụ kinh doanh có tính thị trường (bao gồm các ngành: thương nghiệp; khách sạn; nhà hàng; vận tải, bưu điện và du lịch, tài chính ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn: phục vụ cá nhân và cộng đồng và dịch vụ làm thuê hộ gia đình là có tốc độ tăng trưởng cao nhất khoảng 8%; trung bình trên 7% một năm trong giai đoạn 2000 - 2007.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành dịch vụ diễn ra chậm. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế thì kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm 81% đến 85% từ những năm 2000 đến năm 2007, còn kinh tế Nhà nước giảm từ 17,8% năm 2000 xuống còn khoảng 10,2% vào năm 2007, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 chiếm 1,6 % vào năm 2000 vào giao động trong khoảng từ 3% - 4% trong 5 năm gần đây [26,443].

Từ năm 2002 đến năm 2007, nếu chia theo ngành kinh doanh thì thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 77% -79% , khách sạn và nhà hàng chiếm từ 11% - 12%, du lịch và thương mại chiếm từ 8% - 11%[ 26,444].

Trong những năm gần đây chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm và dường như có phần "nghịch lý" trong bối cảnh Việt Nam thúc đẩy cải cách DNNN và khu vực tư nhân có những bước phát triển đầy ấn tượng. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế chủ yếu diễn ra giữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài [8,25]. Năm 2005, tỷ trọng trong GDP theo giá hiện hành của khu vực kinh tế Nhà nước rất ít thay đổi, chiếm 38,42% so với mức 38,52% năm 2000 và đóng góp

3,02 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP.

Trong khi đó, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48,20% năm 2000 xuống còn 45,68% năm 2005. Năm 2005, khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp 3,88 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng GDP.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực này đã tăng từ 13,27% năm 2000 lên 15,89% năm 2005 [8,17]. Năm 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 1,53 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP.

Bảng 2. Vốn, doanh thu, và lao động của các DN Việt Nam theo loại hình sở hữu (2005)


Nhà

nước

Ngoài nhà

nước

Nước

ngoài

Tổng

Lao động (nghìn)

2.041

2.982

1.221

6.244

Vốn (nghìn tỷ đồng)

1.451

705

528

2.684

Doanh thu (nghìn tỷ đồng)

838

853

502

2.159

Vốn/lao động (nghìn đồng)

711

236

432

430

Doanh thu/lao động (nghìn đồng)

411

286

411

346

Doanh thu/vốn

0,58

1,21

0,95

0,80

Tốc độ tăng trưởng 2001-05:





Lao động

-1%

22,4%

25,7%

12,2%

Vốn

15,3%

44,4%

18,5%

21,0%

Doanh thu

16,2%

34,5%

29,7%

24,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 7

Nguồn: “ Lựa chọn Thành công , Chương trình Việt Nam” - ĐH Harvard, năm 2008, trang 64

Cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh. Vai trò của kinh tế vùng đã được coi trọng; các cơ chế khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng vùng đã là nguyên nhân tạo ra sự đổi mới đáng khích lệ sự đóng góp vào tăng trưởng chung của mỗi vùng đã có nhiều cải thiện.

Hiện nay, các vùng kinh tế trọng điểm đã đóng góp khoảng 50% GDP cả nước thời kỳ 1996-2000 và tăng lên 63,16% năm 2005. Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 70% về giá trị gia tăng công nghiệp, khoảng 70% về kim

ngạch xuất khẩu và 70% về thu ngân sách Nhà nước. Được sự hỗ trợ của cả nước, các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, tiếp tục có những bước phát triển khá; đời sống kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tốt.

Vùng Trung du và miền Núi phía Bắc đã khai thác tốt hơn thế mạnh về đất và rừng, bước đầu được phát huy để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và kinh tế trang trại. Công nghiệp của vùng đã có bước phát triển phù hợp với điều kiện của vùng như chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện, nhiệt điện than, công nghiệp cơ khí, luyện kim, phân bón… Tổng sản phẩm trong nước của vùng hiện bằng 5,5% của cả nước; cơ cấu kinh tế của vùng cũng đã có những bước chuyển dịch tích cực. Cụ thể, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị gia tăng của công nghiệp và xây dựng tăng từ 50,5% năm 2000 lên 51% vào năm 2005 và; tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác giảm từ 26,3% xuống còn 25%; tỷ trọng của các ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt giảm từ 8,6% xuống còn 8,4%; tỷ trọng ngành xây dựng tăng từ 14,6% lên 15,8%.

Vùng Đồng bằng sông Hồng đã phát triển kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, nông nghiệp cao sản và chất lượng cao, du lịch và dịch vụ đa dạng… Tổng sản phẩm trong nước của vùng hiện bằng 22,8% của cả nước; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 53% những năm 90 xuống còn 40,6% những năm gần đây; tương ứng công nghiệp và xây dựng từ 18,6% lên 21,8%, dịch vụ từ 28,4% lên 37,6%.

Vùng Duyên hải Miền Trung đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo. Nhiều khu kinh tế, khu,cụm công nghiệp bắt đầu được xây dựng và từng bước phát huy hiệu quả; du lịch bước đầu phát triển; chuyển đổi cây trồng mùa vụ, vật nuôi theo hướng giảm tác động xấu của thiên tai… Tổng sản phẩm trong nước của vùng hiện bằng 13% của cả nước; cơ cấu kinh tế trong vùng đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp khá rò nét. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 42,2% những năm 90 xuống còn 34,4% vào

những năm gần đây;tương ứng công nghiệp và xây dựng từ 19,1% lên 28,2%; dịch vụ giảm từ 38,7% xuống 37,4%.

Vùng Tây Nguyên đang phát triển thủy điện; xây dựng các cụm công nghiệp chế biến, phát triển tiểu thủ công mỹ nghệ, phát triển trang trại; cơ cấu cây trồng phát triển chăn nuôi. Tổng sản phẩm trong nước của vùng hiện nay bằng 1,1% của cả nước, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, nhất là từng bước chú trọng phát triển ngành dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm từ 66,1% trong những năm 90 xuống còn 51,6% trong những năm gần đây; tương ứng công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,5% lên 17,8%, dịch vụ tăng từ 22,4% lên 30,6%.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đang triển khai cơ cấu lại sản xuất trong toàn vùng, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng,vật nuôi, mùa vụ để tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị canh tác. Việc phát triển ngành thủy sản, nhất là nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản trong xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư và thu nhập của nhân dân. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 62,1% năm 1995 xuống còn 50,9% năm 2002; công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,1% lên 19,8%; dịch vụ tăng từ 23,8% lên 29,3%.

-Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh: vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, trong giai đoạn 2001- 2005 tăng hơn 30% so với kế hoạch, gấp 2 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư tăng từ 72.447 tỷ đồng năm 1995 lên thành 151.183 nghìn tỷ đồng vào năm 2000, 239.246 vào năm 2003 và hơn 521.700 nghìn tỷ đồng vào năm 2007. Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội nếu tính theo giá so sánh với năm 1994, thì kể từ năm 1995 đến nay luôn đạt tốc độ từ 11% - 14%, riêng năm 1998 thấp nhất là 2% và năm 2007 là cao nhất hơn 25% [26,94].

Đầu tư đã tập trung hơn cho những mục tiêu trọng điểm. Lĩnh vực kinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội ( nông, lâm và thủy sản trên 13%, công nghiệp và xây dựng chiếm trên 44%, giao thông bưu điện trên 12%); lĩnh vực xã hội chiếm gần 27%( nhà ở, cấp thoát nước, công trình công cộng khác gần 14%, giáo dục, đào tạo gần 4%, y tế - xã hội trên 2%; văn hóa thể thao gần 2%; khoa

học công nghệ trên 1%). Quy mô vốn đầu tư của các vùng đều tăng; vùng nghèo và xã nghèo được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn ( đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,2%; giáo dục, đào tạo chiếm 8,9%; y tế xã hội chiếm 6,9%; văn hóa thể thao chiếm 4,3%; khoa học công nghệ chiếm 3,1%). Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng khá nhanh, không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà còn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị.

- Kinh tế đối ngoại:Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã mở rộng tới hầu khắp các châu lục, đến nay nước ta có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ (trong tổng số 250 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới). Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.

Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá và thực sự là động lực phát triển của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh; bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 tăng 17,8%; thời kỳ 1996 - 2000 tăn 21%, thời kỳ 2001 - 2005 tăng 17,5%. Riêng tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2005 đạt trên 110 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 36,3USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000, 390 USD năm 2005, 568 USD năm 2007.

Đến nay, chúng ta có 9 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng đạt trên 3 tỷ, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD.

Đặc biệt sau hơn một năm gia nhập WTO, xuất khẩu nông sản năm 2007 đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 1,5 tỷ USD.

Quan hệ hợp tác, đầu tư nước ngoài không ngừng đổi mới và phát triển, từ chủ yếu thông qua hình thức vay dài hạn theo Hiệp định Chính phủ, đã chuyển hẳn sang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp dưới nhiều hình

thức, đồng thời tiếp tục tranh thủ tài trợ phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế và của các nước.

Thời kỳ 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đã lên đến 24,6 tỷ USD, tăng 30% so với 8 năm trước đó. Vốn đã đưa vào thực hiện khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1,8 lần. Bước vào giai đoạn 2001 - 2005, trong bối cảnh dòng luân chuyển vốn bị hạn chế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn, nhưng do môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện thông qua việc sửa đổi, bổ sung các chính sách nên trong 5 năm 2001 - 2005 tổng số vốn đăng ký vẫn đạt 20 tỷ USD, vượt 39% mục tiêu đề ra (15 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD vượt 30% mục tiêu). Năm 2006, có 987 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn khoảng 12.004 triệu USD, và đặc biệt năm 2007 số dự án tăng lên là 1.544 dự án với tổn số vốn là 2.1347,8 triệu USD, tăng 22% so với tổng số vốn năm 2006 [26, 103]. Năm 2008, số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 64 tỷ USD, cao gấp 3 lần năm 2007, trong đó 11,5 tỷ USD đã được thực hiện giải ngân.

Từ tháng 10 năm 1993, quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại. Từ đó đến nay hàng năm, nguồn vốn cam kết tài trợ của các nước cho Việt Nam đều tăng đáng kể, việc giải ngân ODA ngày càng tốt hơn. Ba năm đầu nối lại nguồn viện trợ ODA (1993 - 1995), cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho nước ta số vốn ODA khoảng 6 tỷ USD; nguồn vốn đã được thực hiện là 1,73 tỷ USD (28,8% tổng số vốn các nước đã cam kết và 36,2% số vốn đăng ký.

Trong 5 năm 1996 - 2000, số vốn ODA được cam kết tài trợ là 11,64 tỷ USD và đã đưa vào thực hiện 6,1 tỷ USD. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 - 2005, do khó khăn kinh tế toàn cầu, nguồn ODA của thế giới có xu hướng giảm đáng kể, nhưng các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam 16,7 tỷ USD; giải ngân trong thời kỳ này khoảng 7,9 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006 - 2008, mức vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam luôn đạt những kỷ lục mới; năm 2006 là 4,45 tỷ USD, năm 2007 là 4,4 tỷ USD và năm 2008 là 5, 426 tỷ, số vốn này tăng xấp xỉ 20% so với năm trước. Hiệu quả sử dụng vốn ODA đã được

nâng lên. Trong thời gian qua có nhiều dự án được đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Nhìn chung, sau hơn 20 thực hiện công cuộc đổi mới đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu trên nhiều mặt về tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi theo xu hướng hiện đại và và đạt được những kết quả nhất định, hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục có những tiến mới rất quan trọng. Đây chính là những tiền đề và là cơ sở vật chất cho việc thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

2.2.1.2 Những hạn chế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới là rất khả quan. Nhưng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, thiếu ổn định, thiếu tính đồng bộ và độ bền vững.

* Tốc độ tăng trưởng chưa ổn định

Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu so sánh với chính Việt Nam trong những năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta dường như đang chậm lại đôi chút đặt biệt là trong giai đoạn từ 1996 đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng trung bình là 6,9%/năm và giai đoạn 2001 đến 2005 là 7,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng nếu nhìn nhận từ khía cạnh Việt Nam là nước nhỏ, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, có nhiều tiềm năng để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Động thái tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tốc độ tăng trưởng như vậy là thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực vào giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hoặc khôi phục kinh tế; như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã từng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên dưới 10%/năm trong vòng một hai thập kỷ. Trung Quốc là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi giống với Việt Nam, có tới hơn 1,3 tỷ dân và cũng có gần đến 70% dân số làm việc trong khu vực nông nghiệp, nhưng tốc

độ tăng trưởng bình quân của kinh tế của Trung Quốc trong hai thập kỷ 1980 và 1990 liên tiếp luôn đạt xấp xỉ 9%.

*Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Thể hiện điều này rò nét ở sự kém năng động của khu vực dịch vụ. Tỷ trọng của dịch vụ trong GDP trồi, sụt theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịch rò ràng theo hướng tới một cơ cấu kinh tế hiện đại và có hiệu quả( năm 2004 đạt 38,15%, thấp hơn so với năm 2000 (39,09%) và năm 1995 (44,06%) năm 1990 (38,59%). Tỷ trọng các loại dịch vụ cao cấp và chất lượng cao còn rất thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan đến cơ cấu lao động và cơ cấu vốn đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rò ràng theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8%), còn nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như ngược với các tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực.

Trong khi đó cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư Nhà nước thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn và tình trạng đầu tư tràn lan ở cả cấp trung ương và các cấp địa phương.

* Lạm phát cao trong thời gian gần đây

Lạm phát của nước ta tăng cao trong những năm trở lại đây chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng đột biến như giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu (phân bón, phôi thép,...), giá vàng. Trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta (chiếm 68% năm 2004), do đó sự biến động giá cả các mặt hàng này trên thế giới đã tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng này ở trong nước, gây tăng lạm phát.

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022