Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Và Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Hàng


hoạt động xuất khẩu của Lào cũng như hoạt động mở rộng và phát triển thị trường. Ngoài ra, các hiệp định thương mại mới còn đem lại nhiều bất lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Lào do bị phân biệt đối xử, gây khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu của Lào.

Với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, và Chính phủ, cùng sự đồng tâm hiệp lực hướng tới xuất khẩu của các doanh nghiệp, hy vọng rằng, trong thời gian tới Lào sẽ giải quyết được các vấn đề hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở những nỗ lực của toàn xã hội, nước Lào nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Lào nói riêng có thể tiếp tục xây dựng, và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, hướng tới xây dựng các thương hiệu mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và có uy tín trên thương trường quốc tế.

Nguyên nhân những hạn chế trên

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhận thức về vai trò của việc xuất nhập khẩu cũng như phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của cán bộ, giới doanh nhân, quần chúng nhân dân còn hạn chế. Vấn đề này một phần do công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập, thương mại quốc tế mới chỉ thực hiện ở mức độ nhất định cả về nội dung và đối tượng. Mặt khác, một bộ phận lớn các doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động trong tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.

Thứ hai, do Lào đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, những hạn chế về nhân lực, tài lực đã gây cản trở đáng kể đến hiệu quả của các nỗ lực hội nhập và phát triển thị trường kể từ khi Lào mở cửa.

Thứ ba, đầu tư xã hội cho sản xuất xuất nhập khẩu còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, còn dàn trải, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được chuyển đổi theo hướng tích cực.


Thứ tư, năng lực dự báo, nhận biết chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng, phát triển thị trường khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Thứ năm, kết cấu hạ tầng logisitics và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào nhìn chung còn yếu kém, thấp thua xa so với nhiều nền kinh tế khác. Doanh nghiệp Lào chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh chưa bài bản, sức cạnh tranh yếu khi tham gia thị trường thế giới nên thường mang lại một số bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế Lào.

Nguyên nhân khách quan

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2008-2020 - 16

Thứ nhất, nếu như tăng trưởng kinh tế cao góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Lào thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thị trường thế giới lại đem đến cho thị trường xuất khẩu Lào những tác động ngược lại. Chẳng hạn như suy thoái kinh tế thế giới 2008 - 2009 và các bất ổn trên thế giới những năm gần đây, khiến thị trường xuất khẩu của Lào vào các nước chỉ đạt mức khiêm tốn.

Thứ hai, các mặt hàng khoáng sản, tài nguyên, nông, lâm sản chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Lào song đây lại chính những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường nhất.

Thứ ba, cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường…) gây khó khăn không nhỏ cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.

Thứ tư, làm sáng mới các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giữa các nước đã đem đến nhiều bất lợi cho hàng xuất khẩu và thị trường của Lào do bị phân biệt đối xử.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020


3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào đến năm 2020

3.1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế

a. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

Nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới, tiến trình toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và Lào không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nước CHDCND Lào ngoài những tác động khách quan, còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan trong tiến trình hội nhập. Và có thể cho rằng, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào.

Nhân tố chủ quan: Nền kinh tế của Lào đang trong xu thế phát triển nhờ công cuộc đối mới đúng hướng. Hoạt động sản xuất trong nước đang từng bước phát triển đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Số lượng hàng hoá trong nước ngày một tăng, do đó đã đặt ra vấn đề cấp bách là phải tiêu thụ được thì mới tiếp tục mở rộng sản xuất. Muốn tiêu thụ được thì phải có thị trường, trong khi thị trường của Lào còn nhỏ, sức tiêu thụ chưa cao thì điều tất yếu là phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.

Nhân tố khách quan: Khả năng tích luỹ của nền kinh tế Lào chưa cao, trình độ khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế đã có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần


tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, công nghệ và năng lực quản lý từ nước ngoài. Do vậy quá trình mở cửa, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm, đồng thời tranh thủ thu hút các nguồn vốn vào trong nước để đầu tư cho quá trình sản xuất phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu hàng hóa.

b. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của CHDCND Lào

Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của nước CHDCND Lào đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu to lớn không chỉ từ việc phát triển các thị trường xuất khẩu mới, mà nhiều sản phẩm xuất khẩu của Lào đang ngày càng chinh phục được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia. Tiến trình hội nhập quốc tế của Lào có thể diễn biến qua một số các mốc chính như sau.

Thứ nhất, tiến trình tự do hóa đơn phương.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế của Lào đã thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Nền kinh tế chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần đã làm giảm và xoá bỏ dần các chế độ độc quyền thương mại. Từ đó, tạo cơ sở mở rộng quyền cho các doanh nghiệp, cải cách nền kinh tế Nhà nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, và từng bước mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, quá trình mở cửa nền kinh tế cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi quan trọng để nền kinh tế Lào hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, tham gia vào các thể chế kinh tế và thực hiện thiết lập quan hệ đối ngoại song phương.

Sau khi Lào trở thành thành viên của ASEAN và tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Lào cũng đã tham gia vào các cơ chế liên kết khác trong ASEAN và tiến hành mở rộng liên kết kinh tế song phương với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.


Thứ ba, tham gia liên kết kinh tế và khu vực.

Bên cạnh việc tham gia vào các liên kết song và đa phương, Lào còn tham gia vào các liên kết khu vực như: Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), tham gia vào Hành lang kinh tế Đông - Tây, Tam giác phát triển Lào

- Việt Nam - Campuchia và tham gia vào tổ chức chiến lược kinh tế (ACMEC) gồm 5 nước là Thái Lan, Campuchia, Mianma, Việt Nam và Lào.

Các quá trình tham gia của Lào và các liên kết trên đây đã thể hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ Lào ngày càng sâu rộng. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã góp phần gia tăng các hoạt động thương mại, đầu tư và dịch vụ trong nước ra nước ngoài. Ngoài ra, việc mở rộng, thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương, và song phương sẽ là cơ sở nâng cao vai trò và vị thế của Lào trên trường quốc tế, là động lực để nâng cao các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các hoạt động dịch vụ quốc tế như giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thanh toán tín dụng và nhiều ngành khác. Chính sự gia tăng của các giao dịch kinh tế và kinh doanh này đã làm cho độ mở nền kinh tế Lào ngày càng tăng.

c. Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển của thị trường xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo nên nhiều thách thức đối với nền kinh tế Lào. Các cơ hội có được chủ yếu là việc tiếp cận thị trường rộng lớn trên phạm vi khu vực và toàn cầu, tiếp cận với nguồn vốn đầu tư lớn, công nghiệp hiện đại và năng lực quản lý tiên tiến và nhiều các cơ hội lớn khác mà Lào có thể đạt được khi tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh những cơ hội không thể không nói tới các thách thức mà Lào cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào sẽ phải đối mặt khi tham gia vào quá trình hội nhập thương trường quốc tế này. Các thách thức do quá


trình này tạo nên có thể bao gồm như khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ hạn chế hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp của Lào. Các doanh nghiệp Lào sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản của doanh nghiệp Lào, mất thị trường ở trong nước trước các đối thủ nước ngoài, giảm việc làm, suy thoái tài nguyên và môi trường, văn hoá và vấn đề an ninh bị đe dọa bởi các tác động xấu.

Để hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả, Lào cần phải biết tận dụng khai thác tốt cơ hội và hạn chế các thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

3.1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu của Lào được thực hiện theo nhiều chính sách của Chính phủ, cũng như các chính sách của các. Một số chính sách chính có thể kể ra như sau:

Thứ nhất, phát triển thị trường thông qua chính sách phát triển sản phẩm, thương hiệu quốc gia

Trong những năm qua Lào chủ yếu chú trọng vào xuất khẩu các hàng hoá thô. Đến năm 2008, Lào đã bắt đầu đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng có thế mạnh của Lào như cà phê, cao su, gỗ và một số mặt hàng chủ lực khác, ngoài ra Lào cũng có xu hướng phát triển hàng hoá đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tạo ra nhiều hàng hoá mới với chất lượng cao. Trong những năm tới, Lào sẽ tiếp tục nâng cấp và phát triển hàng hoá theo hướng đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại thị trường.

Thứ hai, phát triển thị trường thông qua chính sách về nhân sự

Thực hiện các chính sách để duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu về năng lực trình độ, hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện tốt chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Lào cũng thực hiện tốt việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ.


Thứ ba, phát triển thị trường thông qua chính sách thu hút đầu tư

Đây là hình thức để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào phục vụ cho việc phát triển sản xuất trong nước nhằm nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, phát triển thị trường thông qua chính sách mở rộng thị trường, tăng cường vai trò của Thương vụ sứ quán Lào ở các nước

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết cần phải thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu hàng hóa, đứng đầu là các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Mỹ. Sau đó sẽ tiến ra các thị trường khác như Hàn Quốc, Australia, Canada… Ở đây, vai trò của các thương vụ sứ quán là rất quan trọng.

Thứ năm, phát triển thị trường thông qua chính sách mở rộng phạm vi và quy mô của hoạt động xuất khẩu

Việc mở rộng phạm vi cũng như quy mô xuất khẩu đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Mặc dù, Lào mới thực hiện chính sách này, nhưng đến nay nó đã có tác động tích cực tới thị trường xuất khẩu của Lào, do vậy thị trường này đang từng bước được mở rộng.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đến năm 2020

Trong những năm vừa qua, thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào ngày càng được mở rộng, vươn xa, nhiều thị trường mới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng được định hình và phát triển. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng mới, khẳng định được thương hiệu của mình trên thương trường. Tuy nhiên, thị trường thế giới những năm gần đây biến động mạnh do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế chính trị đa dạng nên hoạt động xuất khẩu của Lào ngày càng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Lào giai đoạn 2001 - 2009 chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, nhiều mục tiêu chưa đạt chỉ tiêu đề ra.


Mặt khác, nhiều tiềm năng thế mạnh của Lào chưa thực sự có sự chuyển dịch về chất. Nguyên nhân của những tồn tại đó trước hết phải kể đến công tác phát triển thị trường xuất khẩu của Lào đang gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và thách thức không nhỏ. Nhiều vấn đề đặt ra cho thương mại xuất khẩu của nước CHDCND Lào nói chung và cho hoạt động phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nói riêng trong quá trình mở cửa hội nhập. Có thể nêu ra đây những vấn đề cơ bản mà hoạt động phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu của Lào cần giải quyết.

Một là, tình hình thị trường xuất khẩu của Lào sẽ có những biến động như thế nào? Những yếu tố cơ bản nào sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của Lào trong thời gian tới? Dự báo về triển vọng thị trường xuất khẩu của Lào trong tương lai sẽ ra sao trong tình hình thế giới luôn luôn biến động và phức tạp: vấn đề khủng bố, nguy cơ tiếp diễn suy thoái kinh tế, bảo hộ thương mại, tăng giá xăng dầu… là những thách thức rất lớn cho công tác dự báo xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Hai là, Lào chưa dự báo được chính xác tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không lường trước được những khó khăn và chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa; chưa xác định đúng vị thế và vai trò của xuất khẩu trong bức tranh phát triển chung của đất nước, do đó không đánh giá hết được những thuận lợi và khó khăn cho tăng trưởng xuất khẩu của Lào.

Ba là, năng lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên cả nước hiện nay còn thấp. Lào cần có các biện pháp để nâng cao năng lực cung cấp hàng hóa xuất khẩu từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 trên cơ sở khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Bốn là, trong chiến lược phát triển xuất khẩu được xây dựng năm 2001 còn thể hiện một số bất cập trong việc dự báo thị trường, cơ cấu hàng xuất

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí