Thực Hiện Công Bằng Xã Hội Và Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Phát Triển Lành Mạnh.


III. HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.

3.1 Định nghĩa.

Hoàn thuế là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số thuế GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Về nguyên tắc khi phát sinh thuế GTGT được khấu trừ, Nhà nước phải khấu trừ đầy đủ, kịp thời cho đối tượng nộp thuế, nếu khấu trừ không hết thì phải hoàn lại cho NNT. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau :

 Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết thuế.

 Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.

 Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định đã đăng ký kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt

động, chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra. Nếu đầu tư từ một năm trở lên thì

được xét hoàn thuế theo từng năm, nếu thuế GTGT đầu vào có giá trị lớn hơn 200 triệu thì được xét hoàn thuế theo quý.

 Đối với cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, có số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho dự án từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

 Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá

sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp có số thuế

Một số biện pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Quận 5 - 3

GTGT nộp thừa cũng được giải quyết hoàn thuế.

 Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 Hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA.

 Hoàn thuế đối với các tổ chức ở Việt Nam mua hàng hoá tại Việt Nam để viện

trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

3.2 Quy trình hoàn thuế GTGT.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.

Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế một cửa ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC. Cụ thể như sau:

1. Đối với hồ

sơ NNT gửi đến cơ

quan thuế

qua đường bưu chính: Bộ

phận

HCVT tiếp nhận hồ sơ thực hiện.

2. Đối với hồ sơ NNT trực tiếp đến nộp tại cơ quan thuế (và hồ sơ do bộ phận tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính chuyển đến), bộ phận một cửa thực hiện.

3. Đối với hồ sơ NNT gửi đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử: bộ phận được giao tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận, kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo quy định. Hồ sơ NNT gửi đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ nêu trên có trách nhiệm chuyển hồ sơ đã đầy đủ, đúng thủ tục đến bộ phận có liên quan ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được hồ sơ hoàn thuế của NNT tại cơ quan thuế.

Bước 2: Phân loại hồ sơ hoàn thuế:

hiện.

Bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế thực

 Kiểm tra, đối chiếu với quy định hiện hành để phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc

diện hoàn thuế

trước, kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước khi hoàn thuế

và các

trường hợp hoàn thuế khác.

 Trong quá trình phân loại nếu xác định hồ sơ không thuộc trường hợp được hoàn thuế. Lập Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế.

 Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Chuyển đến bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

 Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế: Dự thảo Thông báo hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế kèm theo hồ sơ, trình thủ trưởng CQT

duyệt ký gửi NNT và chuyển đến bộ phận giải quyết hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

 Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển đến.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

 Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Bao gồm hai bước như sau:

 Phân tích hồ sơ hoàn thuế.

 Đề xuất hoàn thuế.

 Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

 Kiểm tra hồ sơ tại CQT.

 Kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở NNT.

 Đề xuất hoàn thuế.

 Thẩm định hồ sơ hoàn thuế do Chi cục Thuế chuyển đến để trình lãnh đạo Cục Thuế quyết định:

Kiểm tra căn cứ pháp luật áp dụng để xác định đối tượng, điều kiện, số thuế được hoàn; Kiểm tra nội dung Tờ trình và các văn bản phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế của Chi cục Thuế và hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế để xác định số thuế đủ điều kiện hoàn, số thuế không được hoàn, số nợ tiền thuế, tiền phạt.

Dự thảo lệnh hoàn trả

và thông báo về

việc hoàn thuế

đối với trường hợp

không được hoàn thuế. Sau khi nhận được ý kiến thẩm định của bộ phận Pháp chế: Bộ phận thẩm định hồ sơ hoàn thuế tổng hợp ý kiến và thực hiện:

 Nếu kết quả

thẩm định nhất trí với nội dung dự

thảo: trình thủ

trưởng CQT

duyệt, ký Lệnh hoàn trả.

 Nếu kết quả thẩm định không nhất trí với nội dung dự thảo: tổng hợp ý kiến và đề xuất hướng xử lý trình thủ trưởng CQT xem xét quyết định.

Bước 4: Thẩm định pháp chế.

Bộ phận Pháp chế thực hiện thẩm định về pháp chế đối với hồ sơ hoàn thuế theo nội dung thẩm định quy định tại Quy chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính tại cơ quan thuế các cấp của Tổng cục Thuế.

Bộ phận Pháp chế chuyển trả kết quả thẩm định kèm theo toàn bộ hồ sơ đến bộ phận đã đề nghị thẩm định.

Thời gian thẩm định hồ sơ chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định hoàn thuế.

Bước 5: Quyết định hoàn thuế. (tuân theo 3 bước quy định)

 Phê duyệt hoàn thuế.

 Lưu hành văn bản hoàn thuế.

 Lập chứng từ thu chi liên quan đến hoàn thuế.

IV. KHÁI NIỆM VỀ THẤT THU THUẾ GTGT.

4.1 Khái niệm về thất thu thuế.

Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.

Đây là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có trong bất cứ một hệ thống thuế nào, nó phản ánh hai mặt của một vấn đề đó là lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Trên thực tế hai nhóm lợi ích này thường mâu thuẫn nhau bởi về phía Nhà nước thì luôn muốn tăng số thuế phải nộp của người nộp thuế, còn về phía người nộp thuế thì luôn muốn giảm số thuế phải nộp. Vì vậy mà có thể nói rằng ở đâu có thuế thì ở đó có thất thu. Thất thu thuế biểu hiện rất đa dạng và ngày càng phức tạp tùy vào điều kiện về KT- XH của mỗi quốc gia, xong có thể khái quát hoá thành 2 dạng thất thu thuế đó là: thất thu thuế thực tế và thất thu thuế tiềm năng.

 Thất thu thuế thực tế có nghĩa là nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong luật

thuế

nhưng do nhiều nguyên nhân nên số

tiền thuế

không được tập trung vào

NSNN.

 Thất thu thuế tiềm năng có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào NSNN nhưng lại không thu được vì chưa có quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy dù chính sách thuế có hoàn thiện đến đâu thì vẫn luôn tồn tại tình trạng thất thu thuế, nó không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên

Thế Giới, càng những nước phát triển thì hiện tượng này càng phổ biến và tinh vi hơn.

4.2 Nguyên nhân gây thất thu thuế.

4.2.1 Hạn chế từ chính sách thuế.

Chính sách và chế độ thuế vẫn còn nhiều chỗ còn chưa hợp lý như thuế suất, biểu thuế cũng tương đối phức tạp và chi li chưa phù hợp với thực tiễn và chưa phù hợp với khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy mà chính sách thuế chưa thực sự đem lại sự công bằng giữa các ngành nghề mà trên thực tế các ngành nghề này chưa có cơ sở để phân biệt rõ ràng việc vận dụng thuế suất là đúng hay sai, điều này đã tạo khe hở trong việc áp dụng thấp hơn mức thuế suất quy định. Biểu thuế tuy nhiều mặt hàng nhưng đôi khi một số sản phẩm nhập về nhưng vẫn khó khăn trong việc áp dụng thuế suất trong khâu hải quan đơn cử như là máy xử lý làm sạch gà, trên thực tế thì loại máy này không có tên trong biểu thuế xuất nhập khẩu vì vậy tuỳ thuộc vào ý kiến chủ quan của từng cán bộ hải quan áp dụng mức thuế suất là bao nhiêu, nếu áp dụng sai mức thuế suất thì sẽ gây thất thoát không nhỏ cho NSNN. Khối lượng hàng xuất nhập khẩu thường lớn do vậy cần một sự chặt chẽ trong quy trình quản lý thu thuế tại Việt Nam để giảm thất thu cho NSNN.

Hệ thống thuế nước ta hiện nay còn nhiều chế độ miễn giảm, ưu đãi đối với kinh tế quốc doanh và các công ty nước ngoài nên cũng phải gánh chịu những mục tiêu xã hội. Ai cũng muốn hưởng những quyền lợi về miễn giảm thuế nên tạo nên sự chênh lệch lớn giữa thuế suất quy định và thuế suất áp dụng thực tế cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sự thiếu công bằng trong chính sách động viên về thuế đã làm cho những đơn vị không được miễn giảm sẽ tìm cách làm giảm số thuế của mình phải nộp. Vì thế nếu miễn giảm thuế quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thất thu thuế ngày càng nhiều ở hai đối tượng được và không được miễn giảm thuế.

Luật thuế sửa đổi bổ sung thiếu tính kịp thời và hợp lý sẽ không bao quát được hết nguồn thu từ đó dẫn đến bỏ sót những nguồn thu không nhỏ cho NSNN.

Các giải pháp về quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ, chưa tạo cơ sở cho công tác quản lý thuế và môi trường kiểm toán còn nhiều hạn chế. Các yếu tố trên tựu trung lại cũng làm NSNN mất đi một phần động viên lớn.

4.2.2 Nguyên nhân khách quan.

Do khách quan hay chủ quan dẫn đến tình trạng cơ quan và cán bộ quản lý thiếu sót một số lượng lớn hộ đăng ký kinh doanh, nguyên nhân là do không bao quát hết số cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn do các cơ sở này xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất. Một số doanh nghiệp kê khai nộp thuế nhưng lại tính sai cơ sở tính thuế điển hình như tính sai về số lượng, giá bán hàng hoá, áp dụng không đúng thuế suất theo quy định đối với từng ngành nghề và các mặt hàng theo xu hướng áp dụng thuế suất thấp làm thất thu thuế cho NSNN.

Bên cạnh đó, cán bộ thuế chưa quan tâm đúng mức tới công tác thanh tra, kiểm tra đôn đốc các cơ sở kinh doanh để họ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN. Các doanh nghiệp thường qua mắt cơ quan thuế bằng cách khai thiếu hay giấu doanh thu, khai khống chi phí làm tăng chi phí đầu vào để giảm số thuế phải nộp hay thậm chí không phải nộp thuế.

Hiện nay cơ quan thuế vẫn thiếu những biện pháp kiểm tra, đối chiếu tờ khai của đối tượng nộp thuế với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, hơn nữa nếu có kiểm tra và phát hiện sai phạm thì cũng chỉ là cảnh cáo chứ chưa xử phạt triệt để. Việc chưa phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như UBND Quận, Công An quận, UBND Phường… cũng làm cho sự quản lý thuế của các doanh nghiệp bị rời rạc và lỏng lẻo hơn gây thất thu thuế cho NSNN. Thủ tục hành chính tuy có sự tinh giản hơn xong vẫn còn rườm rà, nhiều bước gây ra sự khó khăn cho người nộp thuế.

Công tác kiểm tra, thanh tra thuế tuy đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên kết quả ấy chưa phải là cao do tiến độ thực thi các cuộc kiểm tra tương đối chậm, doanh nghiệp thì chậm trễ trong việc nộp phạt. Công tác kiểm tra tại bàn chưa thật kỹ lưỡng vì có một số doanh nghiệp có mức rủi ro ít không đáng kiểm tra thì lại tiến hành quyết định kiểm tra gây ra sự phiền hà cho doanh nghiệp. Trái lại nhiều doanh nghiệp vi phạm nhưng bằng nhiều thu đoạn tinh vi đã tránh được các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế.

Các hiện tượng khó tránh khỏi như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, kinh tế kém phát triển, đời sống người dân gặp khó khăn gây giảm sút kết quả sản xuất, mất mùa v.v… hay chính sách quy hoạch đô thị cũng đều ảnh hưởng xấu đến cơ sở tính thuế, đưa đến tình trạng thu thuế dây dưa và làm thất thu thuế.

4.2.3 Nguyên nhân chủ quan.

Trong lịch sử phát triển của xã hội nhà nước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giai cấp. Để có thể đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Nguồn này được lấy bằng cách động viên một phần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Với quyền lực của mình nhà nước đặt ra các loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuân theo. Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của

thuế càng cao. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh

doanh là tối đa hóa lợi nhuận, do vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà DN phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Vì lợi ích của mình nên các DN luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ họ phải nộp. Như

vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của

người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi.


4.3 Ảnh hưởng của việc thất thu thuế.

4.3.1 Về mặt xã hội.

Thất thu thuế gây ra tác động không nhỏ đối với đời sống KT- XH của người dân, đặc biệt đối với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Thất thu thuế có ảnh hưởng đến việc thực hiện công bằng xã hội do cá nhân cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nên trong một số trường hợp việc phân phối lại thu nhập mà chính phủ dự định sẽ khó có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, thất thu thuế còn tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, bất đối xứng giữa các thành viên trong xã hội, những cá nhân làm ăn chân chính thì phải gánh chịu rủi ro trong kinh doanh, còn một số lớn khác thì lại trốn và tránh thuế. Từ đây nảy sinh các tệ nạn xã hội như quan liêu, bao cấp, cờ bạc và sự tha hoá biến chất của một số cán bộ cơ quan Nhà nước. Về phía đối tượng nộp thuế thì một số bất chấp mọi hành vi, thủ đoạn nhằm tạo lợi thế cho riêng mình. Do đó thất thu thuế đã dẫn đến một hậu quả là thiếu đi sự công bằng trong xã hội.

4.3.2 Về mặt kinh tế.

Thất thu thuế làm giảm trầm trọng nguồn thu của NSNN, ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế, kế hoạch thu và các chính sách phát triển định hướng trong tương lai sẽ khó thực hiện hơn tạo ra một cơ chế bất hợp lý ảnh hưởng đến môi

trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Chính vì lý do này mà việc điều hành quản lý của nhà nước gặp phải nhiều khó khăn. Thất thu thuế còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế vì qua đây cho thấy sự hoạt động kém hịêu quả của các cơ quan quản lý nhà nước.

4.3.3 Về mặt đạo đức.

Việc dùng những thủ đoạn tinh vi nhằm trốn thuế gây thất thu đã cho thấy sự xói mòn đạo đức, làm ăn bất chính của một số cá nhân, một số doanh nghiệp, luật lệ là chuẩn mực chung cho mọi hoạt động trong SX- KD tuy nhiên nó lại không được tôn trọng một cách đúng nghĩa. Như vậy chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc hạn chế tình trạng chốn lậu thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.


4.4 . Sự cần thiết của công tác chống thất thu.

4.4.1 Đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Tạo nguồn thu và bảo đảm thu cho NSNN là một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách thuế, cho nên việc chống thất thu thuế phải hướng đến đảm bảo một nguồn thu vững chắc cho NSNN. Chống thất thu thuế có hiệu quản cao sẽ làm tăng thu cho NSNN để thực hiện vai trò tổ chức, quản lý và định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng có lợi, tạo các mối quan hệ công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu thu NSNN là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh quan trọng hàng đầu được Quốc hội phê chuẩn và thông qua hàng năm. Nó có liên quan và chi phối tới việc thực hiện các chỉ tiêu khác như kinh tế, xã hội, an ninh, văn hoá, quốc phòng…Vì vậy chống thất thu thuế là đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguồn thu NSNN thông qua công cụ thuế.

4.4.2 Thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Trong công tác quản lý thuế cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thu đúng, thu đủ và thu kịp thời, có như vậy thì NSNN mới được đảm bảo, tạo nên sự công bằng trong xã hội khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển trên mọi lĩnh vực. Hoàn thành tốt ba yêu cầu trên chính là mục tiêu phấn đấu của ngành thuế.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022