Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua Các Năm 2012 – 2014


Qua bảng trên cho thấy kết quả các mặt hoạt động khác của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có xu hướng phát triển tốt, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng đều qua các năm. Chi nhánh thực hiện chuyển đổi và giao dịch thành công trên hệ thống thanh toán IPCAS (Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ cho NHNo&PTNT Việt Nam) một số hoạt động dịch vụ ngân hàng mới có tiềm năng được ứng dụng và khai thác tốt, cụ thể: số thẻ ATM phát hành đạt 11.213 thẻ, số dư tài khoản thẻ 33,1 tỷ VNĐ; Dịch vụ mobile Banking, VN top up , Atranfer,... Có thể nói các mặt hoạt động trên tuy còn mới mẻ nhưng đã chứng minh được xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng hiện đại, từng bước đóng góp vào việc hội nhập của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ là đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả, kết quả tài chính (theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây) năm sau luôn cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và với ngân hàng cấp trên, đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Kết quả kinh doanh theo cơ chế khoán tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: tỷ VNĐ



Chỉ tiêu


2012


2013


2014

Tăng trưởng

(%)

Năm 2013 -

2012

Năm 2014

- 2013

1. Tổng thu nhập

54,8

83,8

76,9

52,9

-8,2

2. Tổng chi phí

37,9

49,8

54,8

31,4

10,1

3. Tổng quĩ thu nhập đạt được

16,9

33,9

22,1

100,6

-34,8

4. Quĩ lương đạt được

5,6

10,2

8,4

82.1

-17,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 8

(Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ)


Sơ đồ 2.6: Tổng quĩ thu nhập qua các năm 2012-2014



35

30

Tổng quĩ thu nhập đạt được

25

20

15

10

5

0

2 0 12 2 0 13 2 0 14


Kết luận: Bảng trên cho ta nhận xét, quĩ thu nhập đạt được hàng năm

của Chi nhánh biến động theo từng năm, từ năm 2012 là 16,9 tỷ VNĐ; năm 2013 là 33,9 tỷ VNĐ và đến năm 2014 là 22,1 tỷ VNĐ, trong đó chỉ tiêu thu lãi qua các năm 2012 - 2014 đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 93%) trong tổng thu nhập, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng vẫn là mảng hoạt động chính của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ. Các chỉ tiêu về thu nhập và quĩ tiền lương đạt được ổn định và tăng trưởng qua các năm, thể hiện hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu tài chính được NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây – TP Hà Nội giao, có nền tài chính ổn định, vững mạnh, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

2.3. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN PHÚC THỌ

2.3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng Hộ sản xuất

Cơ sở pháp lý điều chỉnh tín dụng Hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ:

- Nghị quyết liên tịch số 2308/NĐLT giữa Trung ương hội nông dân Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn do Trung ương Hội nông dânViệt Nam – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.


Nội dung:

Thành lập các tổ vay vốn để mở rộng cho hộ viên vay.

Khuyến khích các tổ chức nghề nghiệp, câu lạc bộ Nông dân giỏi ký hợp đồng làm dịch vụ vay vốn theo quy định.

Tuyên truyền các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, các chính sách và biện pháp, thủ tục cho vay, các biện pháp làm ăn giỏi, sử dụng vốn có hiệu quả.

- Quyết định 2382/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 2009 về việc công bố Danh mục văn bản, quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2009 – 30/6/2009.

- Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam số 01/1997/QH10 nhằm xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân;

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 16/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11.

Luật các TCTD quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Đối tượng áp dụng của Luật là các tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ


chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

- Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDTHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2002 về việc chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 1 năm 2002 về sửa đổi điều 2 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Nghị quyết 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về việc chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn


- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cho vay cánh đồng mẫu lớn, chuyển đổi đất làm Vườn – Ao – Chuồng của NHNo Việt Nam.

2.3.2. Thực trạng mở rộng tín dụng Hộ sản xuất

2.3.2.1. Số lượng Hộ sản xuất được vay

Việc mở rộng tín dụng Hộ sản xuất được thể hiện trên nhiều mặt như: tăng doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, mở rộng mạng lưới và các phương thức hình thức cho vay đồng thời còn thể hiện ở việc, tăng số hộ được vay và dư nợ bình quân trên một hộ. Số Hộ sản xuất vay vốn và dư nợ bình quân trên hộ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Số Hộ sản xuất được vay vốn và dư nợ bình quân trên hộ

Đơn vị: Tỷ đồng, hộ


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng dư nợ Hộ sản xuất

283,2

313,8

338,3

Số Hộ sản xuất được vay vốn

13.485

13.075

9.665

Dư nợ bình quân /1 hộ

0,021

0,024

0,035

(Nguồn: Thống kê của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ 2012 - 2014)

Tổng dư nợ Hộ sản xuất liên tục tăng qua các năm, nhờ đó dư nợ bình quân trên 1 hộ cũng có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2013 dư nợ bình quân trên 1 hộ là 24 triệu đồng/1 hộ, tăng 3 triệu đồng, năm 2014 là 35 triệu đồng/1 hộ, tăng 11 triệu đồng. Đây là biểu hiện tốt trong công tác đầu tư vốn của ngân hàng.

Tuy vậy, nhìn vào số Hộ sản xuất vay vốn ngân hàng lại giảm. Nguyên nhân là do một số Hộ sản xuất sử dụng đồng vốn không hiệu quả, không trả


được nợ cho ngân hàng nên ngân hàng chỉ tập trung vào những Hộ sản xuất có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Mặt khác trên địa bàn một số NHTM đã bước đầu chú trọng đến đối tượng hộ, hơn nữa đối với những hộ thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo thì thuộc đối tượng NHCSXH phục vụ, nên đã chuyển sang quan hệ vay vốn với ngân hàng này, đã làm cho số lượng khách hàng của chi nhánh giảm đáng kể.

Tình hình trên cho thấy mặc dù có sự thu hẹp về số lượng khách hàng vay vốn, nhưng không có nghĩa là Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã thu hẹp tín dụng Hộ sản xuất, mà đó là sự chuyển hướng từ mở rộng tín dụng theo chiều rộng sang mở rộng tín dụng theo chiều sâu. Ngân hàng đã giảm bớt các món vay nhỏ lẻ, không hiệu quả, những món không thuộc đối tượng vừa giảm bớt khối lượng công việc, quá nhiều cho cán bộ tín dụng vừa có điều kiện tập trung vốn vào những hộ có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngày càng được mở rộng.

2.3.2.2. Các hình thức và phương thức tín dụng Hộ sản xuất

Trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu là Hộ sản xuất, với đối tượng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD, ngày 31 tháng 3 năm 2002 về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và đến ngày 15 tháng 6 năm 2010 đã có Quyết định 666/QĐ-HĐQT- TDHo thay thế. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã vận dụng nhiều hình thức chuyển tải vốn đến Hộ sản xuất. Các hình thức chủ yếu Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ hiện đang áp dụng tín dụng Hộ sản xuất là: Cho vay có thế chấp bằng tài sản và cho vay không có thế chấp bằng tài sản.


Theo loại hình cho vay thứ nhất là hình thức cho vay có thế chấp bằng tài sản, ngân hàng sẽ làm thủ tục về tài sản thế chấp để cho vay theo luật định. Khi hoàn thiện giấy tờ về tài sản đảm bảo, chi nhanh đã gặp một số khó khăn vì một số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đã gây nên sự e ngại cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho Hộ sản xuất, vì khi khách hàng không trả được nợ vay ngân hàng thì không có tài sản xử lý để thu hồi nợ, khả năng xảy ra rủi ro cao.

Trong trường hợp cho vay không có thế chấp, thì ngân hàng sẽ phải tiến hành tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương để xác nhận về hộ vay vốn. Từ khi chưa có Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ vẫn thực hiện theo quyết định 67/1999/QĐ- TTg về trường hợp cho vay không có đảm bảo đối với hộ nông dân là không quá 10 triệu đồng. Nhiều trường hợp hộ có phương án, dự án sản xuất kinh doanh lớn và hiệu quả, nhưng không có tài sản đảm bảo vẫn không thể vay theo hình thức này. Cho đến ngày 12 tháng 4 năm 2010 có Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, đã nâng mức cho vay đối với hộ nông dân không phải bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng, đã tháo gỡ, khắc phục được những hạn chế của Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, nên đã tạo điều kiện cho hộ dân tiếp cận được vốn ngân hàng dễ dàng hơn, có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh.

Về quy trình, thủ tục cho vay tương đối chặt chẽ, ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình cho vay Hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm đã hướng dẫn Hộ sản xuất đến vay vốn nhanh chóng hoàn thành hồ sơ, tạo điều kiện cho hộ được vay vốn một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Trong tín dụng Hộ sản xuất, Chi nhánh thường áp dụng 3 hình thức chủ yếu sau:


+ Hình thức cho vay trực tiếp tại ngân hàng

Khách hàng chủ động trực tiếp đến ngân hàng vay vốn, trả nợ, trả lãi, sự chuyển tải này đã có tác dụng, giảm bớt các tầng nấc trung gian, đưa vốn tới người sản xuất nhanh hơn, giảm phiền hà tạo thế chủ động cho người sản xuất, sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời ngân hàng cũng mở rộng tín dụng có hiệu quả hơn, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Để áp dụng hình thức này, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ tích cực mở rộng mạng lưới đến nay có 4 phòng giao dịch liên xã được thành lập ở các cụm dân cư và thị tứ, thị xã, mạng lưới này đã và đang phát huy hiệu quả tốt.

Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nhu cầu vay vốn của từng hộ nhỏ, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn rộng, phải quản lý một lượng khách hàng lớn, công tác thẩm định mất nhiều thời gian, nên nhiều lúc thiếu kịp thời. Nếu qui mô tín dụng ngày càng tăng thì sẽ gây quá tải về khách hàng.

+ Hình thức cho vay tổ lưu động, ngân hàng lưu động nông thôn

Do ngân hàng tổ chức một nhóm 3-5 người gồm (Tín dụng, Kế toán và thủ quỹ) về tận xã thực hiện giải ngân, thu nợ, lãi theo lịch báo trước hoặc nhóm cho vay tay ba phối hợp với các công ty cung ứng vật tư, thu mua lương thực nông sản. Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở các địa bàn hoạt động rộng, dân cư thưa thớt, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, chưa đủ điều kiện để thành lập phòng giao dịch. Hình thức này rất thuận lợi cho khách hàng, giảm bớt được chi phí phải đi lại xa đến ngân hàng huyện để giao dịch.

Hình thức này, phải bố trí nhiều lao động làm kế toán và quỹ, hoạt động theo lịch, nên việc kiểm tra đôn đốc đến từng hộ vay vốn hạn chế.

+ Cho vay trực tiếp thông qua tổ nhóm (tổ tín chấp)

Các tổ tín chấp gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… Cán bộ tín dụng và tổ tự nguyện thực hiện 8 khâu, phân chia trách nhiệm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022