Đánh Giá Thực Trạng Mở Rộng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Phúc Thọ


2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN PHÚC THỌ

2.4.1. Những kết quả đạt được

Nhờ có những kế hoạch mang tính định hướng và quá trình quản lý tín dụng hợp lý trong thời gian qua, chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Một là, đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu

Nhờ có mạng lưới kinh doanh trải rộng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp dịch vụ tài chính, đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới các Hộ sản xuất được mở rộng, đã giúp hàng vạn hộ dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng thu nhập. Đi đôi với việc đầu tư cho trồng trọt, chi nhánh đã mở rộng cho vay phát triển nghành nghề tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Không những thế, nhằm khuyến khích kinh tế hàng hóa phát triển, chi nhánh còn đầu tư vốn khuyến khích các Hộ sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động có việc làm, ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Chi nhánh đã giúp các khách hàng vay để trang trải chi phí giống, cải tạo vườn ao chuồng, thậm chí cả chi phí trả công lao động thời vụ.

Hai là, nguồn vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn ngày càng gia tăng

Trên địa bàn nông thôn của huyện hiện nay, ngoài các nguồn vốn tín dụng từ các TCTD khác, thì nguồn vốn chủ lực hục vụ nông nghiệp nông thôn là nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng, mà chủ lực là NHNo & PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, NH CSXH… Nguồn vốn này thường hiện diện theo


hai hình thức đó là tín dụng thông thường và vay ưu đãi (theo chính sách nhà nước, hoặc theo dự án quốc tế WB, IMF…). Ngoài ra, chi nhánh còn chủ động tìm các phương án có hiệu quả, giúp các Hộ sản xuất hoàn thành các thủ tục cần thiết để chủ động giải ngân tín dụng sớm. Thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn được mở rộng, tăng được tỷ trọng số hộ vay và mức dư nợ bình quân hộ, giảm bớt các thủ tục phiền hà, tăng hạn mức tín dụng không cần làm các thủ tục thế chấp cho Hộ sản xuất lên đến 50 triệu đồng, tạo cơ hội rõ rệt để thoát nghèo và làm giàu. Có được những bước phát triển trên, có thể nói là do sự hỗ trợ không nhỏ về mặt chính sách và vốn của Chính Phủ, NHNN, như các chính sách ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn, nguồn vốn hỗ trợ cho những rủi ro thiên tai, thị trường gặp khó khăn. Gần đây nhất, khi kinh tế khủng hoảng… NHNN thực thi nhiều chính sách nhằm hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế đều cân nhắc tới việc hỗ trợ cho tín dụng nông nghiệp nói chung, tín dụng Hộ sản xuất nói riêng, đi kèm với đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương, của các TCTD, các tổ chức nước ngoài…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ba là, dư nợ tín dụng Hộ sản xuất được duy trì ở mức khá cao

Dư nợ Hộ sản xuất bình quân cao giúp cho các Hộ sản xuất có vốn để phát triển kinh tế, có đủ vốn để giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chính sách “xóa đói giảm nghèo” xây dựng nông thôn mới. Hơn thế nữa vốn của Ngân hàng tín dụng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 10

Vốn của Ngân hàng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư của Hộ sản xuất để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề truyền thống, chăn nuôi đại gia súc, đầu tư chiều sâu, cải tạo vườn tạp đất trống đồi núi trọc để trồng cây ăn quả, hướng đầu tư theo sản xuất


hàng hoá. Nhờ có vốn của Ngân hàng cho vay mà nhiều hộ đã vươn lên làm giầu.

Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh thấy mức tăng trưởng dư nợ vẫn thấp hơn mức tăng trưởng nguồn vốn. Có thể nhận xét rằng mức độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh là phù hợp, có sự cân đối với tốc độ tăng trưởng nguồn không xảy ra hiện tượng tăng trưởng tín dụng quá nóng. Trong khi doanh số tín dụng tăng trưởng mạnh thì, tốc độ tăng trưởng dư nợ lại thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số tín dụng. Chứng tỏ rằng, công tác quản lý nợ của Chi nhánh được thực hiện tương đối tốt và tốc độ quay vòng của đồng vốn là khá nhanh.

Nhận thấy, hoạt động của Chi nhánh thường xuyên xảy ra tình trạng thừa nguồn. Điều này, được chứng minh qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.7: So sánh mức tăng trưởng vốn huy động và dư nợ chi nhánh


600


500


400


300


200


100


0


Vốn huy động Dư nợ

2012

376.7

349.4

2013

386.9

421.2

2014

511.6

505.7


Khi nhìn vào kết quả được thể hiện ở sơ đồ có thể nhận xét được rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là hiệu quả. Đồng vốn huy động về hầu như là sử dụng hết có khi còn phải đi vay nguồn của ngân hàng cấp trên để cho


vay. Trong thực tế chi nhánh cũng có thể nâng cao mức dư nợ tín dụng hơn nữa. Nhưng chi nhánh chịu quy định NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây và NHNo&PTNT Việt Nam đối với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng.

Bốn là, từng bước hoàn thiện cơ chế tín dụng, thực hiện đa dạng hoá đối tượng vay vốn

Từ thực tiễn hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh Phúc Thọ, đã xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách nói chung, cơ chế tín dụng nói riêng phù hợp với Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; thực hiện đa dạng hoá đối tượng vay vốn, thường xuyên cải tiến và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo hướng đơn giản đến mức tối đa có thể cho phép. Cơ chế bảo đảm tiền vay luôn được quan tâm tháo gỡ, tạo mọi điều kiện để hộ gia đình ở nông thôn (thường không có hoặc không đầy đủ tài sản thế chấp) thoả mãn các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ tiêu dùng, đời sống.

Năm là, mở rộng tín dụng gắn với củng cố và nâng cao chất lượng tín

dụng

Tham gia đầu tư mạnh vào thị trường nông nghiệp, nông dân, nông

thôn góp phần đẩy nhanh và mở rộng khối lượng tín dụng của toàn hệ thống, năng suất lao động từng bước được tăng lên. Tỷ lệ thu hết nợ gốc, lãi tiền vay luôn đạt trên 91% số khoản vay. NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ luôn gắn việc cho vay với nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tập trung giải quyết những tồn tại phát sinh, đồng thời phân tích dư nợ hàng tháng, quý để tìm ra nợ có tiềm ẩn rủi ro từ đó có biện pháp kịp thời xử lý nợ quá hạn. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức thấp, bình quân hàng năm dưới 1% trên tổng dư nợ, chất lượng tín dụng được đảm bảo, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của ngân hàng.


2.4.2. Những mặt còn hạn chế

Thực hiện định hướng của Ngân hàng cấp trên trong những năm qua NHNo & PTNT Phúc Thọ đã tập trung vốn để cho vay phát triển kinh tế Hộ sản xuất. Vốn của Ngân hàng đã khẳng định vai trò to lớn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng Hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ vẫn còn một số mặt còn tồn tại đó là:

Hai là, khối lượng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn

Khối lượng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ tuy đã chiếm tỷ trọng khá cao so với các khu vực kinh tế và các tổ chức tín dụng khác, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn còn hạn chế; suất đầu tư cho một đơn vị diện tích, cây, con hoặc cho một hộ gia đình còn thấp; Đầu tư giữa các vùng chưa cân đối, chưa tương xứng với nhu cầu và sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Chi nhánh còn tập trung khối lượng vốn quá lớn vào một số đối tượng vay vốn, chưa mạnh dạn mở rộng đối tượng đầu tư, chưa coi trọng việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chưa gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong đầu tư tín dụng.

Ba là, hình thức cho vay chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào một số hình thức cho vay truyền thống, cơ bản

Các hình thức vay thiếu đa dạng đã gây khó khăn không nhỏ cho khách hàng trong quá trình tiếp cận vốn. Điều này có thể khiến cho khách hàng không vay được vốn mất đi cơ hội kinh doanh và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Bốn là, việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ còn gặp khó khăn, lúng


túng

Thủ tục xử lý còn phức tạp, rườm rà, chi phí phát mãi tài sản thu hồi nợ

quá cao, tài sản phát mãi khó tiêu thụ… điều này gây ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

Năm là, nguồn vốn tăng trưởng tốt nhưng chủ yếu là ngắn hạn, nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp

Khả năng tự cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu vay của vùng thành thị và nông thôn... có sự chênh lệch lớn, do đó chưa có sự chủ động và điều kiện để thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, bất lợi từ nền kinh tế

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp khiến nhu cầu vốn đầu tư giảm mạnh. Bên cạnh đó, nền kinh tế trong những năm vừa qua thiếu ổn định dẫn đến giá cả hàng hoá có nhiều biến động theo xu hướng tiêu cực làm cho nhiều Hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn tới không trả được nợ Ngân hàng.

Thứ hai, cạnh tranh ngày một gay gắt

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng tăng. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh mở rộng màng lưới với nhiều hình thức tiếp thị ngày càng quyết liệt, nâng cao lãi suất huy động.

Thứ ba, hiệu quả đầu tư vốn trong nông nghiệp, nông thôn chưa cao

Lĩnh vực này thường gặp rủi ro về thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, đồng thời đối tượng khách hàng thường là hộ nông dân năng lực sản xuất yếu kém, trình độ tay nghề thấp, trình độ canh tác kém, trình độ quản lý kinh tế hạn chế.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, công tác kiểm tra và giám sát thiếu chặt chẽ


Một số cán bộ tín dụng còn chưa làm tốt công tác giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, chưa giám sát kiểm tra vốn vay thông qua tổ nhóm nên còn để xảy ra các hiện tượng vay hộ, tổ trưởng xâm tiêu, thu nợ thu lãi nộp không kịp thời vào Ngân hàng. Việc chỉ đạo sửa sai sau kiểm tra còn chậm, chưa kiên quyết. Sự phối hợp với các cấp chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ hiệu quả thu nợ còn thấp.

Thứ hai, áp lực công việc cao

Cán bộ tín dụng do công việc quá tải thiếu thời gian nên cùng khách hàng lập dự án sản xuất kinh doanh mang tính hình thức, chưa nêu cao ý thức trách nhiệm dẫn đến hiệu quả vốn tín dụng chưa được tốt.

Thứ ba, chưa phát huy hết vai trò của công nghệ thông tin

Tuy đã được quan tâm chú trọng về vấn đề công nghệ thông tin nhưng việc điều tra về thông tin tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý vốn vay và sử dụng vốn vẫn làm theo thủ công (qua thăm dò bạn hàng, người quen…) dẫn đến không kiểm soát chặt chẽ được vốn vay. Từ đó dẫn đến Hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không trả nợ đúng hạn. Hơn nữa công tác thông tin nhằm mở rộng danh tiếng, qui mô tín dụng của Ngân hàng tới mọi đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng ở những xã xa xôi được triển khai thực sự chưa đem lại hiệu quả.

Thứ tư, suất đầu tư trên một đơn vị diện tích, trên Hộ sản xuất còn thấp

Cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp nên khi tính toán dự án của khách hàng thường theo cảm tính mà không căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật trong nông nghiệp, hơn nữa do e ngại rủi ro nên đã cắt giảm suất đầu tư làm khách hàng gặp khó khăn trong thực hiện dự án sản xuất kinh doanh của mình, không mở rộng được qui mô sản xuất.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất, khả năng trả nợ còn thấp


Theo qui định các món vay giải ngân được thì vốn tự có của khách hàng tham gia từ 15% - 20%, thực trạng và khả năng vốn tự có của khách hàng là rất thấp, theo qui định đó nhiều phương án sản xuất không thực hiện được, nhiều khách hàng đã dùng nguồn vốn khác thay thế cho nguồn vốn chủ sở hữu của mình, vì vậy sau khi giải ngân xong sử dụng vốn không đúng mục đích, do đó xẩy ra tình trạng trả nợ không đúng hạn dẫn đến ngân hàng thắt chặt tín dụng.

Thứ hai, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế

Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, sản phẩm của hộ nông dân sản xuất ra không theo kịp sự thay đổi của cơ chế thị trường nhất là về mặt chất lượng, chủng loại, giá cả… Đa số hộ gia đình bị hạn chế về năng lực sản xuất, trình độ kinh doanh và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu, vốn tích lũy nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Một số Hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ, vay ké… Khi xin vay vốn đưa ra một dự án, phương án khả thi cao và đầy hấp dẫn. Nhưng khi đã vay được vốn họ lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro. Điều đó gây nên khoản rủi ro cho Ngân hàng và buộc ngân hàng phải chịu.

Trình độ dân trí còn hạn chế và không đồng đều, nhất là kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như công tác tiếp thị trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022