Quan Điểm Về Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trọng tâm chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng tín Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được trong đầu tư tín dụng đối với Hộ sản xuất, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác tín dụng nói chung và tín dụng Hộ sản xuất nói riêng. Đây cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm mở rộng cho vay Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ hiệu quả hơn, sẽ được tác giả đề cập trong chương 3 sau đây.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TIẾP TỤC MỞ RỘNG TÍN DỤNG HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚC THỌ

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Khi nói đến “mở rộng”, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc làm thế nào để tăng quy mô khối lượng, số lượng tức là nói đến sự tăng trưởng theo chiều ngang. Hay nói một cách khác, mở rộng tín dụng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô tín dụng, là việc làm tăng tỷ trọng tín dụng trong tài sản có của các NHTM.

- Việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất phải trên cơ sở vừa tăng về qui mô tín dụng vừa tăng số lượng khách hàng:

+ Tăng về phạm vi, đối tượng khách hàng, bằng các hình thức tuyên truyền tiếp thị, mở rộng hệ thống mạng lưới, cải tiến qui trình nghiệp vụ, đơn giản thủ tục hồ sơ vay vốn kết hợp với sử dụng nhiều kênh chuyển tải vốn như: cho vay trực tiếp, cho vay qua tổ, giao tay ba qua các đơn vị cung ứng vật tư…nhằm đáp ứng nhu cầu vay chi phí sản xuất, thu mua nông sản, cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn, kinh tế trang trại, chương trình nông thôn mới và các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh để hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Tăng suất đầu tư: Bên cạnh việc tăng diện hộ thì ngân hàng cần mạnh dạn nâng suất đầu tư đối với những hộ làm ăn hiệu quả, có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, để giúp hộ có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, trên thực tế nhiều khi khách hàng có nhu cầu vay một lượng vốn để thực hiện đủ một dự án sản xuất, kinh doanh nhưng ngân hàng thường cắt bớt do sợ rủi ro. Để làm được điều này ngân hàng cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng để thẩm định dự án một cách đầy đủ, từ đó đưa ra quyết định suất đầu tư cho từng khách hàng một cách khoa học và hợp lý.


Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 11

- Mở rộng qui mô tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Để quản lý nguồn vốn đầu tư hiệu quả thì đi đôi với việc mở rộng tín dụng, ngân hàng cần phải chú trọng công tác nâng cao chất lượng tín dụng, tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà lơ là việc nâng cao chất lượng, tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, việc đầu tư tín dụng có hiệu quả thì có tác động tích cực đến việc mở rộng tín dụng: Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, việc huy động vốn để đáp ứng đủ nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế là cực kỳ khó khăn. Hơn lúc nào hết, công tác nâng cao chất lượng tín dụng phải luôn được chú trọng, chất lượng tín dụng cao thì vòng quay vốn tín dụng nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội để nhiều khách hàng có thể tiếp cận được vốn ngân hàng là rất lớn.

3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN PHÚC THỌ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Phúc Thọ là huyện ngoại thành nằm phía Tây thành phố Hà Nội, về cơ bản Phúc Thọ vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế và cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn, khoảng cách về phát triển kinh tế của huyện so với các quận nội thành và các huyện bạn còn khá lớn.

Với đặc trưng là huyện ngoại thành, cơ cấu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 58% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ quy hoạch Thủ đô Hà Nội trong đó Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững thì nông nghiệp vẫn là ngành đặc trưng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững.

Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục đẩy nhanh đầu tư phát triển các cụm điểm công nghiêp theo quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, tạo điều kiện để các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử


dụng công nghệ cao từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững.Trong quá trình phát triển để trở thành một huyện tiên tiến của thành phố, có một cơ cấu kinh tế tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp, các vấn đề về xã hội được đảm bảo thì các vấn đề về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn lao động… thì rất cần sự cố gắng, nỗ lực và sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và ủng hộ của nhân dân trong huyện. Với truyền thống là đơn vị anh hùng đã được Nhà nước phong tặng, với sự quan tâm của thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước chắc chắn trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ sẽ diễn ra mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững, bắt kịp với sự phát triển của các quận, huyện và là lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN PHÚC THỌ ĐẾN NĂM 2020

3.3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Phúc Thọ

Năm 2015 và những năm tiếp theo, chi nhánh xác định mục tiêu chung là tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Năm 2015, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2014, nguồn vốn tăng từ 11%-13%; dư nơ ̣ tăng 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.

* Định hướng đến năm 2020.

- Nguồn vốn: + Nội tệ và ngoại tệ quy đổi đạt 760 tỷ


- Dư nợ: + Nội tệ đạt 680 tỷ

- Tài chính: Chênh lệch quỹ thu nhập 24 tỷ phấn đấu hệ số lương làm ra đạt 1.2 hệ số và có thưởng.

- Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 2%

- Nguồn vốn tăng trưởng từ 16-18%/năm

- Dư nợ tăng trưởng từ 14-16%/năm

- Nợ xấu dưới 5%/tổng dư nợ.

- Dư nợ trung, dài hạn chiếm khoảng 40%/tổng dư nợ.

- Dư nợ khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bình quân 18- 20%/năm, giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ. Trong đó dư nợ tín dụng Hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng 55%/tổng dư nợ, tăng suất đầu tư để nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 50 triệu đồng trên hộ.

3.3.2 Định hướng mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của NHNo & PTNT chi nhánh Phúc Thọ

Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Phúc Thọ năm 2014. Căn cứ định hướng và mục tiêu đề ra của NHNo & PTNT Phúc Thọ xây dựng định hướng tín dụng Hộ sản xuất đến năm 2020 như sau:

Lấy hiệu quả kinh tế của dự án làm căn cứ đầu tư: Ưu tiên đầu tư cho các dự án có hiệu quả của Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh hơn việc đầu tư vốn cho nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 tập trung đầu tư tín dụng hộ nông nghiệp nông thôn, giải quyết cho vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (chương trình xây dựng nông thôn mới) đầu tư cho vay cánh đồng mẫu lớn, chuyển đổi đất làm VAC của NHNo Việt Nam. Tập trung đầu tư tín dụng thấu chi qua tài khoản của khách hàng là cán bộ công nhân viên chức có tài khoản trả lương ổn định mở tại ngân hàng. Làm


việc với các cấp hội, tổ chức chính trị trên địa bàn như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bằng các văn bản thoả thuận hợp tác và thành lập các tổ nhóm đến từng chi hội, đoàn thể của cụm dân cư. Mở rộng cho vay đối tượng tiêu dùng các hộ có nguồn thu nhập ổn định.

Mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng, đầu tư có chọn lọc; Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án; Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng, đổi địa bàn cán bộ tín dụng bảo đảm an toàn vốn. Kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch và phù hợp với mức tăng trưởng nguồn vốn theo đúng các quy định về điều hành kế hoạch; Gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ.

Các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro xấu cần được phân tích, đánh giá nếu khách hàng vẫn còn hoạt động nhưng quy mô bị thu hẹp, hoạt động mang tính cầm chừng dẫn đến khả năng trả nợ bị khó khăn có thể ra giãn và cơ cấu nợ theo quyết định 780 của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đối với các khoản nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 cần phân tích đánh giá làm rõ nguyên nhân khách quan từ sự suy thoái kinh tế chung của đất nước ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và nguyên nhân chủ quan để làm rõ trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện. Tiếp tục giao nhiệm vụ đôn đốc thu hồi lãi đọng, nợ đã cơ cấu, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đến từng cán bộ tín dụng, từng phòng giao dịch, coi đây là một chỉ tiêu để xét lương, thưởng với phương châm “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” và áp dụng các chỉ tiêu phát động thi đua .


3.4. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚC THỌ

3.4.1. Tăng cường truyền thông chính sách tín dụng đối với Hộ sản xuất

Thực trạng ở nông thôn hiện nay cho thấy, đối với các Hộ sản xuất thì lãi suất là vấn đề quan trọng , song vấn đề quan trọng hơn nhiều là khả năng tiếp cận vốn tín dụng của Hộ sản xuất. Do điều kiện xa xôi, đường sá, cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, trình độ dân trí và điều kiện dân sinh thấp là những nguyên nhân làm giảm khả năng tiếp cận của Hộ sản xuất đối với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ việc tuyên truyền chính sách tín dụng của ngân hàng có hiệu quả nhất, đó là thông qua chính quyền địa phương từ huyện đến xã, thôn, xóm làng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua kênh truyền hình, đài truyền thanh phường, xã... Mỗi cán bộ tín dụng là một tuyên truyền viên trực tiếp tiếp cận với Hộ sản xuất thông qua các buổi họp, hội nghị... của chính quyền và các đoàn thể để kết hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng, các văn bản chỉ đạo của ngân hàng. Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo tại chỗ như niêm yết công khai các đối tượng, thủ tục, qui trình cho vay tại trụ sở làm việc, phát tờ rơi, áp phíc quảng cáo. Đối với các Hộ sản xuất ở nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân về vốn tín dụng ngân hàng là “nguồn vốn đi vay để cho vay phát triển kinh tế ”, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người vay đối với ngân hàng, nhất là trong việc thanh toán nợ, đảm bảo cho ngân hàng có vốn luân chuyển cho vay phát triển kinh tế. Việc nâng cao nhận thức của mỗi người dân sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng ngân hàng có thể đến với Hộ sản xuất nhanh chóng và tránh được rủi ro về đạo đức và người vay, giảm bớt khó khăn cho ngân hàng trong việc thu nợ gốc, lãi khi đến hạn thanh toán.

Tập trung cán bộ tín dụng có năng lực vào vùng đầu tư có trọng điểm để tăng dư nợ và an toàn vốn.


Khi các chủ trương, chính sách, thể chế đó đi vào lòng dân và được quảng đại quần chúng nhân dân ủng hộ thì việc đầu tư vốn sẽ được mở rộng và có hiệu quả. Đặc biệt đối với những huyện miền núi mặt bằng dân trí thấp, điều kiện nắm bắt các thông tin rất hạn chế, thì công tác thông tin, tuyên truyền và lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp, có vị trí hết sức quan trọng, cần được quan tâm.

3.4.2. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có

Để có thể giữ vững được thị phần, thị trường trên địa bàn có cạnh tranh của nhiều tổ chức tín dụng đòi hỏi Ngân hàng nông nghiệp huyện phải không ngừng đổi mới hoạt động cho phù hợp để giữ vững và phát triển thị phần.

Trong những năm qua, NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ phủ kín tại các khu vực trọng điểm, để vừa đáp ứng nhu cầu huy động vốn, vừa tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

Hiện nay mạng lưới của chi nhánh gồm 01 trung tâm ngân hàng huyện và 04 phòng giao dịch phục vụ nhân dân của 22 xã và 01 thị trấn (bình quân mỗi điểm giao dịch quản lý 05 xã).

Thực tiễn hoạt động cho thấy cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống chi nhánh rộng lớn là sự thể hiện tốt nhất về sức mạnh và uy tín, thương hiệu của ngân hàng, đồng thời nó là một biện pháp marketing rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất. Chính vì vậy mở rộng mạng lưới là một trong những biện pháp quan trọng để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Trong tương lai ngân hàng cần mở rộng thêm mạng lưới phòng giao dịch của mình, song phải nghiên cứu kĩ đặc điểm kinh tế của các vùng do sự phát triển kinh tế, trên địa bàn huyện diễn ra không đồng đều giữa các khu vực, các vùng. Đặc biệt các phòng giao dịch, khai thác tối đa tính ưu việt của ngân hàng lưu động, bởi vì mô hình này phù hợp với địa bàn hoạt động của ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022