Kinh Tế Hộ Góp Phần Khai Thác Và Sử Dụng Có Hiệu Quả Đất Đai, Tài Nguyên Và Công Cụ Lao Động


năng suất cây trồng, mở rộng khai hoang phục hoá tăng diện tích canh tác, tăng sản lượng cây trồng.

1.2.3.2. Kinh tế hộ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên và công cụ lao động

Sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều khởi sắc. Cùng với sự tăng cường các khâu kỹ thuật việc khai hoang, cải tạo đất được các Hộ sản xuất chú trọng, đặc biệt là khu vực đồng bằng Nam Bộ do đó diện tích đất canh tác không ngừng được mở rộng qua các năm.

Nhờ chính sách trao quyền sử dụng đất cho người sản xuất lâu năm,dồn nhiều ô thửa nhỏ manh mún thành ô thửa to (một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của đảng và nhà nước) đem lại lợi ích rất thiết thực đối với người nông dân nên việc sử dụng quỹ đất một cách có khoa học và tiết kiệm. Công tác cải tạo đất canh tác rất được bà con chú ý như tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh, chương trình IPM… tăng cường mùn cho đất.

Đối với các công cụ sản xuất như máy cày, máy bơm, máy gặt đập liên hợp… khi được giao quyền sử dụng lâu dài hoặc thuộc quyền sở hữu thì hiệu quả sử dụng chúng tăng rõ rệt, các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, bảo dưỡng được Hộ sản xuất đặc biệt quan tâm và đem lại kết quả cao hơn khi các tư liệu sản xuất đó dùng trong các hợp tác, tập thể.

1.2.3.3. Kinh tế hộ có khả năng thích ứng với kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế sản xuất hàng hoá

Trong cơ chế thị trường có sự tự do cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Là một đơn vị kinh tế tự chủ Hộ sản xuất hoàn toàn tự chủ trong việc hạch toán kinh tế và đề ra các mục tiêu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình, sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào và cho ai? nhằm mục tiêu cuối cùng là có lãi. Điều đó đòi hỏi sự không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc tăng cường đầu tư, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ


thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Với qui mô nhỏ đã tạo ra ưu thế về quản lý, năng động trong việc thích

ứng với những biến động của thị trường. Được Đảng và Nhà nước có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, kinh tế hộ ngày càng lớn mạnh vươn lên khẳng định vai trò và vị trí trên thị trường, kinh tế hộ cũng là một yếu tố thúc đẩy thị trường phát triển đầy đủ và đa dạng hơn. Bằng ưu thế của mình kinh tế Hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tạo động lực kích thích sản xuất hàng hoá phát triển hơn.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 5

1.2.3.4. Kinh tế hộ thúc đẩy sự phân công lao động dẫn tới chuyên môn hoá và tạo khả năng hợp tác trên cơ sở cùng có lợi

Từ chỗ các Hộ sản xuất chỉ sản xuất thuần nông, lạc hậu một mặt vừa không phát huy được các quan hệ sản xuất, mặt khác không thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Một vài năm trở lại đây, kinh tế hộ đã từng bước tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, thông qua việc phát triển và có sự chuyên môn hoá trong các lĩnh vực nhỏ. Có hộ chuyên thực hiện các dịch vụ về giống, phân bón… Có sự chuyên môn hoá và hợp tác chặt chẽ này là yêu cầu tất yếu và làm cho hiệu quả của sản xuất đạt cao hơn. Giữa các Hộ sản xuất trên đã có hợp đồng dịch vụ với nhau ở từng công việc, trả công sau khi kết thúc nghiệm thu. Như vậy nếu chuyên môn hoá làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá được hoàn thiện hơn. Đó chính từ nhu cầu của các Hộ sản xuất và từ đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của thị trường.

Tóm lại, với vai trò quan trọng như vậy kinh tế Hộ sản xuất đã và đang là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta. Sự năng động và hoạt động có hiệu quả của kinh tế hộ là nhân tố tích cực trong thời kỳ đầu CNH- HĐH đất nước. Song kinh tế hộ cần được sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, sự đáp ứng đầy đủ hơn về các nguồn lực, về vốn cùng với sự khai thông về thị trường sẽ kích thích kinh tế Hộ sản xuất phát


triển hơn nữa.

Do đó, việc mở rộng tín dụng Hộ sản xuất có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế Hộ sản xuất và gia tăng lợi nhuận ngân hàng, đây không thể là gì khác ngoài một sự phát triển khách quan của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và Hộ sản xuất. Đối tượng hưởng lợi ích từ việc mở rộng tín dụng Hộ sản xuất không gói gọn trong ngân hàng và Hộ sản xuất, mà sẽ là cả nền kinh tế.

1.2.4. Rủi ro mở rộng tín dụng Hộ sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường hệ thống ngân hàng được ví như hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả… kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm nó có phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và có thể lan rộng sang quy mô quốc tế.

Đối với ngân hàng, mở rộng tín dụng nói chung và mở rộng tín dụng Hộ sản xuất nói riêng là chức năng kinh tế cơ bản và thường mang lại thu nhập chính cho ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật trên và nó luôn chứa đựng những rủi ro.

Rủi ro mở rộng tín dụng Hộ sản xuất là khoản lỗ tiềm tàng vốn tạo ra khi mở rộng tín dụng Hộ sản xuất. Cụ thể hơn, rủi ro mở rộng tín dụng Hộ sản xuất là khả năng Hộ sản xuất không trả nợ đúng hạn với ngân hàng xét trên cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian. Do đó, có thể phân thành:

- Rủi ro mất vốn: Khi khách hàng không hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng (xét trên khía cạnh số lượng). Từ đó làm giảm vốn tự có


của NHTM dẫn đến giảm sức mạnh tài chính của ngân hàng.

- Rủi ro vốn bị ứ đọng: Khi khách hàng không có khả năng hoàn trả đúng hạn làm cho các khoản cho vay của ngân hàng bị bất động hóa (xét trên khía cạnh thời gian). Từ đó gây ra những phần nguồn vốn đã huy động để cho khách hàng vay cần phải trả lãi (trả lãi tiền gửi, trả lãi cho các giấy tờ có giá, trả lãi các khoản vay…) nhưng lại không tạo được nguồn thu tương ứng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Định hướng phát triển, chính sách tín dụng của ngân hàng

Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng Hộ sản xuất nói riêng. Do:

- Chính sách tín dụng là đường lối, chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng.

- Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng đúng đắn phải linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường và đối với NHTM, phải đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính công bằng.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ngắn hạn ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay.

1.3.1.2. Công tác tổ chức, nhân sự của ngân hàng

Tổ chức của NH được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp NH quản lý sát sao các khoản cho vay các khoản huy động vốn. Đồng thời việc bố trí nhân sự một cách hợp lý sẽ


khai thác một cách có hiệu quả năng lực sở trường của mọi người, tạo ra những nhân tố chất lượng lao động mới tốt hơn, phát huy khả năng sáng tạo và bản lĩnh nghề nghiệp của người lao động, từ đó mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng.

1.3.1.3. Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng

Cơ sở vật chất: Trang thiêt bị đầy đủ và hiện đại giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ thực hiện cũng như các dịch vụ bổ trợ, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và do đó thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Mặc dù là ngân hàng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng không thể phủ nhận vai trò của ngân hàng đối với triển vọng mở rộng hoạt động tín dụng. Vối hệ thống và công nghệ hiện đại, các thao tác và qui trình sẽ được rút ngắn tạo điều kiện thoải mái cho khách hàng. giảm thiểu chi phí hoạt động cho ngân hàng. Công nghệ còn giúp cho việc báo cáo tình hình điều chuyển vốn dư thừa hoặc thiếu hụt giữa các chi nhánh trong hệ thống trở nên thuận lợi hơn, góp phần quyết định vào việc mở rộng hoạt động tín dụng. Công nghệ ngân hàng còn được hiểu rộng hơn ở khía cạnh linh hoạt và đa dạng các sản phẩm tín dụng. Các thông số của sản phẩm về kỳ hạn, phương thức nhận gửi, phương thức thanh toán… nếu được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ góp phần quyết định tác động đến nhu cầu tín dụng dịch vụ của khách hàng. Từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu chủ quan áp đặt những sản phẩm, ngân hàng sẽ bị nguy cơ đánh mất khách hàng.

1.3.1.4. Phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng

Với tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ vì khách hàng, các nhân viên góp phần tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng, xua tan trong họ những suy nghĩ thiếu thiện cảm với ngân hàng. Ngược với


một đội ngũ nhân viên trình độ nghiệp vụ yếu, tinh thần làm việc bê trễ, đánh mất đạo đức nghề nghiệp, hoạt động tín dụng sẽ có thể bị đổ bể chứ không nói đến khả năng mở rộng.

1.3.1.5. Mạng lưới của các ngân hàng

Mạng lưới của ngân hàng càng rộng thì càng thu hút đươc khách hàng đến giao dịch. Tại những địa điểm gần khách hàng, ngân hàng có thể dễ dàng thẩm định, cho vay, giải ngân… có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay nhóm khách hàng này.

1.3.1.6. Chính sách Marketing của ngân hàng

Đây là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất trong giai đoạn các ngân hàng và các tổ chức tài chính đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Marketing tốt sẽ làm tăng quy mô của hoạt động tín dụng trong đó có tín dụng Hộ sản xuất.

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Các nhân tố từ khách hàng cho vay

- Thứ nhất, thu nhập của người vay

Mức thu nhập của người vay có vị trí quan trọng đối với nhu cầu vay của Hộ sản xuất. khi đi vay thì triển vọng về thu nhập sẽ là một trong những cơ sở phát sinh nhu cầu vay. Còn đối với ngân hàng, vấn đề thu nhập của khách hàng xin vay sẽ có ảnh hưởng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên thu nhập là nhân tố biến động rất cao. Những rủi ro như sức khỏe, sinh mạng, rủi ro dịch bệnh ở vật nuôi , thiên tai lũ lụt , mất mùa , giá cả thị trường không ổn định … có thể khiến cho thu nhập của người đi vay thay đổi nhanh chóng.

- Thứ hai, tài sản đảm bảo

TSĐB được xem là nguồn thu nhập thứ hai khi nguồn thu nhập thứ nhất không có khả năng. Do đó, nó mang tính chất ngăn ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay. Vì vậy, việc xem xét đánh giá TSĐB là vấn đề quan


trọng.


- Thứ ba, yếu tố đạo đức

Đây là nhân tố quan trọng bởi khả năng hoàn trả nợ của khách hàng còn

phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Đôi khi có những khách hàng có thu nhập, nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Ngược lại, có những khách hàng sẵn lòng trả nợ nhưng không có tiền để trả nợ.

1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động của ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả hiện tại và tương lai, cả trong nước và nước ngoài. Nếu ngân hàng không có khả năng cạnh tranh thì thị phần, khách hàng cũng như mục tiêu lợi nhuận… đều bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Nếu một ngân hàng phải đối đầu vối đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tài chính vững mạnh, công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng và có chất lượng thì việc mở rộng hoạt động cho vay Hộ sản xuất sẽ gặp phải những thách thức lớn.

1.3.2.3. Môi trường pháp lý

Các đối tượng khách hàng trong diện mở rộng cần được thừa nhận về mặt pháp lý trong pháp luật do NHNN ban hành và cả ngân hàng cho vay.

Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây lên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như: khách hàng có hàng vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái… ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

1.3.2.4. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng mở rộng cho vay Hộ sản xuất của NHTM. Khi nền kinh tế không ổn định giá cả


đầu vào tăng , chi phí sản xuất tăng nhưng giá thành sản phẩm thấp kết quả là hiệu quả mở rộng cho vay Hộ sản xuất của ngân hàng cũng giảm theo.

1.3.2.5. Môi trường văn hóa, xã hội

Môi trường văn hóa xã hội thể hiện ở tập quán, bản sắc dân tộc, tâm ý người dân giữa các vùng và văn hóa cộng đồng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất.

Trình độ hiểu biết của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa tích cực đối với việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi vì trình độ dân trí sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước và ảnh hưởng đến cơ chế chính sách của ngân hàng đối với tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng… Hiện nay tình trạng dân trí ở nước ta chưa cao, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nhgiệp và nông thôn thì trình độ dân trí còn thấp kém. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng tín dụng của ngân hàng, nhất là NHNo.

1.3.2.6. Môi trường công nghệ

Công nghệ là một trong các điều kiện để bảo đảm cho hoạt động của các ngân hàng hiện đại. Chính vì vậy, một trong các khâu đột phá được xác định trong những năm tới đối với hoạt động của các ngân hàng là tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại: Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch toán kế toán, thông tin thống kê dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ để đảm bảo ngân hàng thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi chính sách thanh toán, các hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của ngân hàng. Hệ thống hạ

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí