Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Phúc Thọ


tầng kỹ thuật công nghệ liên kết giữa các các ngân hàng với nhau và trong nội bộ nhằm tạo điều kiện cho từng ngân hàng phát triển các dịch vụ gia tăng cạnh tranh, đáp ứng kịp thời các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho xã hội, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị các ngân hàng. Chính vì vậy, công nghệ được xem là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Việc nắm bắt triển khai và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình là điều không thể thiếu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về Hộ sản xuất, về mở rộng cho vay đối với Hộ sản xuất trong các NHTM, những chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng và sự cần thiết của việc mở rộng, sau đó đưa ra rủi ro mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất, từ đó chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất. Đây là những lý luận cơ bản về mở rộng tín dụng Hộ sản xuất trong các NHTM hiện nay và là cơ sở để luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng mở rộng tín dụng HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ trong chương 2.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT PHÚC THỌ

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚC THỌ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Huyện Phúc Thọ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 30 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai; phía Tây giáp thị xã Sơn Tây; phía Đông giáp huyện Đan Phượng.

Là địa danh xuất hiện sớm trong lịch sử dân tộc, Phúc Thọ luôn có sự thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính và di dời trụ sở Huyện lỵ.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 6

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” và “Sơn Tây tỉnh địa chí”, địa danh Phúc Thọ có từ năm 1822 (Năm Minh Mạng thứ 3). Tính đến năm 2012, huyện Phúc Thọ tròn 190 năm.

Thời dựng nước, thuộc địa phận bộ Phúc Lộc và Chu Diên của nhà nước Văn Lang do Vua Hùng dựng nghiệp. Đời Đông Hán, thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ, bộ Giao Châu.

Đời Trần thộc Quốc Oai lộ. Đời Hậu Lê, huyện lấy tên là Phúc Lộc thuộc Phủ Quốc Oai, Sơn Tây thừa tuyên. Đến triều đại Tây Sơn, đổi tên là Phú Lộc, thuộc xứ Sơn Tây. Đầu đời Gia Long, đổi lại tên là Phúc Lộc. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), huyện lấy tên là Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây.

Từ năm 1831 - 1965, Phúc Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1965- 1978, thuộc tỉnh Hà Tây, Hà Sơn Bình. Từ năm 1978-1991, thuộc thành phố


Hà Nội. Từ năm 1991-2008, tái nhập tình Hà Tây. Từ ngày 01/8/2008, huyện Phúc Thọ trực thuộc thành phố Hà Nội.

Trước năm 1930 trụ sở huyện lỵ Phúc Thọ đặt tại xã Triệu Xuyên, tổng Phù Long. Từ năm Minh Mạng thứ 11 (1830), chuyển về Phú Nhi, tổng Cam Thịnh. Năm 1844, chuyển về Sen Chiểu, tổng Phù Sa. Từ năm 1956, đặt tại Võng Xuyên. Từ năm 1999 đến nay, trụ sở cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể huyện chuyển về thị trấn Phúc Thọ. Đây là bước chuyển quan trọng, thể hiện tầm nhìn sáng suốt, phù hợp với sự phát triẻn của thời kỳ mới.

Đời vua Gia Long, huyện Phúc Thọ lãnh 11 tổng, 55 xã, phường, giáp. Đời vua Tự Đức lãnh 11 tổng, 57 xã, phường, giáp. Năm Thành Thái thứ 11 (1899), gồm 9 tổng, 51 xã, thôn. Năm Bảo Đại thứ 2 (1927), lãnh 9 tổng và 53 xã. Đến tháng 3 năm 1950, huyện Phúc Thọ gồm 13 xã.

Tháng 2/1955, tách xã Vân Cốc thành 3 xã; tách xã Lạc Trị thành 2 xã,. Tháng 4/1955, lập thêm một xã mới là Tân Phúc. Sau đổi thành xã Thượng Cốc. Lúc này, huyện gồm 17 xã.

Năm 1979, tiếp nhận 3 xã của huyện Quốc Oai, nâng tổng số lên 20 xã. Năm 1982, tiếp nhận thêm 2 xã của huyện Ba Vì, nâng tổng số lên 22 xã. Năm 1994, theo Nghị định số 107/1994/NĐ-CP, ngày 29/8/1994 của Chính phủ, thị trấn Phúc Thọ được thành lập trên cơ sở tách xã Phúc Hoà và sáp nhập thôn Đồng Lục, xã Thọ Lộc, nâng tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 23 xã, thị trấn.

Phúc Thọ có nhiều lợi thế về giao thông. Quốc lộ 32 đi qua, nối Phúc Thọ với Hà Nội - Sơn Tây và các tỉnh phía Bắc; đường Tỉnh lộ 417, 418, 421 nối Phúc Thọ với các huyện Quốc Oai, Thạch Thất ra Đại lộ Thăng Long để đến các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Huyện có 3 con sông chảy qua (sông Hồng, sông Đáy và sông Tích). Riêng sông Hồng có chiều dài hơn 10km, rất thuận tiện cho phát triển kinh tế.



Năm 1965, Phúc Thọ có diện tích tự nhiên 85,576 km2, dân số 69.258 người. Hiện nay, diện tích tự nhiên của huyện là 117,3km2, dân số hơn 17 vạn người với hơn 42 nghìn hộ gia đình, cư trú tại 83 làng, xã.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Là địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, qua từng chặng đường phát triển, mảnh đất và con người Phúc Thọ luôn để lại những dấu ấn sâu đậm, khẳng định tinh thần vươn lên mạnh mẽ và sức sống trường tồn của mảnh đất anh hùng - Phúc Thọ. Từ buổi bình minh của lịch sử, Phúc Thọ là nơi sinh tụ của người Việt cổ, tạo dựng nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Sự hiện diện của các di tích, di vật lịch sử - văn hoá đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm.

Do điều kiện tự nhiên, Phúc Thọ đã hình thành nên hai vùng. Vùng đồng chuyên trồng lúa. Vùng bãi chuyên trồng các loại hoa màu. Quê hương Phúc Thọ có ngành nghề truyền thống như: Mộc, xẻ, đan lát; chế biến bánh và đậu phụ. Gần đây có một số ngành nghề mới như: trồng cây cảnh, cây ăn quả; trồng dưa chuột, cà chua, đậu Hà Lan; nuôi con đặc sản; chế biến tinh bột sắn; làm rượu nếp; nghề may thêu, thú nhồi bông; đồ gỗ mỹ nghệ…

Phúc Thọ là vùng đất trọng học xưa, nay. Nơi đây, người dân hiền hoà, hiếu học, nhiều người đỗ đạt, thành danh, như: Nguyễn Đỗ Mục, một dịch giả nổi tiếng; Nguyễn Đỗ Cung, danh hoạ tài năng; Minh Tranh, nhà sử học có tên tuổi. Trước năm 1945, Phúc Thọ có trên 15 người đỗ tiến sĩ, 37 cử nhân. Hiện nay, thống kê chưa đầy đủ, Phúc Thọ có trên 40 tiến sĩ. Nhiều người là giáo sư, Phó giáo sư được giao những trọng trách quan trọng.

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh phòng thiên tai và giặc ngoại xâm, những


năm qua tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt. Kinh tế phát triển với tốc độ khá và toàn diện; diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới; đời sống của nông dân từng bước được cải thiện, nâng cao; chính trị được ổn định, an ninh trật tự được giữ vững.

Hoạt động đồng bộ của hệ thống chính trị đã tạo nên những bước đột phá trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2011 đạt 11,2%, năm 2013 đạt 10,05%, dự kiến kế hoạch năm 2014 đạt 10,5%; thu nhập năm 2011 đạt 16,5 triệu đồng/người, năm 2013 đạt 23,2 triệu đồng /người, kế hoạch năm 2014 phấn đấu đạt 25 triệu đồng/ người. Cơ cấu các ngành có những chuyển biến tích cực. Trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ tăng nhanh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả bước đầu quan trọng đã góp phần mang lại cho Phúc Thọ nhiều khởi sắc mới, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN PHÚC THỌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây là một đơn vị trực thuộc của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây, thành lập ngày 30 tháng 08 năm 1991 có hội sở chính tại thị trấn Phúc Thọ huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây.

Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phúc Thọ có bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh trực thuộc NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây Thành Phố Hà Nội.


Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phúc Thọ là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Hà Tây, có con dấu riêng, thực hiện một phần các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán theo phân cấp, uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Hà Tây với 4 phòng giao dịch trực thuộc trải rộng khắp trong toàn huyện với một đội ngũ 42 cán bộ nhân viên. Đa số cán bộ trong Chi nhánh đều có trình độ Đại học và Sau đại học. Tuy nhiên, thời gian thành lập chưa lâu, lại nằm trên địa bàn huyện nông nghiệp, trình độ phát triển còn hạn chế nên NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Năng lực SXKD trên đại bàn huyện còn ở mức thấp, dẫn đến nhu cầu tín dụng trên thị trường chưa cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chinh nhánh Phúc Thọ

Trong điều kiện như vậy, với phương châm hoạt động “luôn đem lại sự vững mạnh về phát triển kinh tế cho địa phương” NHNo&PTNT Phúc Thọ không ngừng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, mở rộng tín dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, tạo lòng tin cho khách hàng, từ đó tăng thu nhập cho ngân hàng. NHNo & PTNT Phúc Thọ đã nhiều năm được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3, liên tục đạt thành tích đơn vị xuất sắc trên toàn thành phố.


2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ


BAN GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ

Phó Giám đốc phụ trách tín dụng

Giám đốc điều hành chung, tổ chức – nhân sự


Phòng Tín dụng

Phòng Hành chính – Tổ chức

Phòng Kế Toán

– Ngân quỹ

Phòng giao dịch Thị Trấn

Phòng giao dịch Võng Xuyên

Phòng giao dịch Ngọc Tảo

Phòng giao dịch Vân Phúc

(Nguồn Phòng Hành chính – Tổ chức)

- Ban giám đốc : Giám đốc và 2 phó giám đốc

- Các phòng nghiệp vụ tại trung tâm huyện có 02 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch Kinh doanh (phòng Tín dụng) và Phòng kế toán ngân quỹ. Trong đó, tại phòng Kế hoạch Kinh doanh có bộ phận cho vay trực tiếp (đối tượng khách hàng là các Doanh Nghiệp). Như vậy, mô hình điều hành của

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí