Vai Trò Của Tín Dụng Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế Hộ Sản Xuất


lượng nông sản chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu.

Bên cạnh đó yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa vụ bội thu nhưng giá nông sản hạ…) làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay.

Chi phí tổ chức cho vay cao

Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, món vay và chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể:

- Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ.

- Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, điểm giao dịch, tổ cho vay tại xã…) cũng là yếu tố làm tăng chi phí.

- Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là rất lớn so với các ngành khác.

- Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay nông nghiệp cao do bị giới hạn bởi các nguồn tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.

Khách hàng vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là hộ nông dân. Điều này xuất phát từ thực tế nước ta có khoảng 26.000.000 hộ gia đình ( năm 2011) với 15.340.000 hộ ở khu vực nông thôn, số hộ trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có 9.530.000 hộ. Trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

5.130.000 hộ. Số lao động trong lĩnh vực kinh doanh cá thể là 20.112.442 người. Hộ kinh doanh cá thể ít người ít vốn sử dụng lao động trong gia đình là chính. tính đến 2011 cả nước có 622.977 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Kinh tế tư nhân có vị trí rất quan trọng với 27.922.000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 70% lực lượng lao động trong cả


Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 3

nước. Phần lớn các hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay.

1.1.2.4. Phân loại tín dụng Hộ sản xuất

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Cụ thể là một số cách phân loại sau:

Thứ nhất, phân loại theo thời hạn tín dụng

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tín dụng đựơc phân thành:

Tín dụng ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng dùng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu cá nhân.

Để hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn cho vay.

Đối với các hộ ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ để các NH cho vay với lãi suất thấp.

Cũng như các loại khách hàng khác, cho vay Hộ sản xuất cũng bao gồm cho vay có bảo đảm và không bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước có các chính sách về bảo đảm riêng, bao gồm :

Cho vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, cho vay theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP ban hành quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn. Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-


CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm mở rông tín dụng, đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm ngh̀èo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP, chương trình xây dựng nông thôn mới) áp dụng đối với chủ trang trại hoặc các Hộ sản xuất mang tính chất hàng hoá, các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản. Các đối tượng khác áp dụng bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành

Về định mức tín dụng: Theo quy định hiện nay của NHNo & PTNT Việt Nam, NH cho vay tối đa bằng 80% tổng nhu cầu vốn và 75% đối với tài sản thế chấp là nhà đất ở, 50% đối với tài sản thế chấp cầm cố là giá trị quyền sử dụng phương tiện vận tải…

Tín dụng trung hạn

Theo quy định hiện nay của NH Nhà nước Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng.

Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất.

Tín dụng trung hạn Hộ sản xuất chủ yếu dùng đầu tư các đối tượng như mua sắm máy móc, cải tạo đất trống đồi núi trọc để trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào ao nuôi thả cá…

Định mức cho vay: áp dụng như cho vay ngắn hạn đối với giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu vốn.

Tín dụng dài hạn

Tín dụng dài hạn có thời hạn trên 5 năm và có thời hạn tối đa có thể đến 20- 30 năm.


Tín dụng dài hạn để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải quy mô lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ ở hạ tầng.

Thứ hai, phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không có đủ.

Theo căn cứ này, tín dụng có thể được phân chia thành tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản.

Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang đang sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba cho ngân hàng.

Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ mà chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo. Các khoản tín dụng đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản tín dụng trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng... cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.

Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng đảm bảo. Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được thực trạng của tài sản đảm bảo (quyền sở hữu, giá trị, tính thị trương, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba…) có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc khả năng bảo quản tài sản đảm bảo.


Thứ ba, phân loại tín dụng theo rủi ro

Ngân hàng tiến hành nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu của rủi ro từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội và ngoại bảng cho vay, bảo lãnh, đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời.

Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năn thu hồi cao.

Tín dụng có vấn đề cần xem xét: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính.

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng đã có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…

Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…

Thứ tư, phân loại khác

- Theo nghành kinh tế

- Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưư động, tài sản cố định)

- Theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…)

Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong cấp tín dụng của ngân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế. Ví dụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, bên cạnh việc đa dạng hoá các nghành tài trợ vẫn tập trung tài trợ cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với hững lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp.


1.1.2.5. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế Hộ sản xuất

Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số ở nông thôn như Việt Nam, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kì quan trọng để thực hiện mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhưng đa số các Hộ sản xuất có lao động, có đất đai lại thiếu vốn để sản xuất, vì vậy để đưa nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ thì phải có chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn, tín dụng, phải có sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, của các nghành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò của NHNo & PTNT Việt Nam. Với tên gọi đó tự thân nó đã nói lên chức năng, nhiệm vụ vừa cơ bản vừa lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Khách hàng vay và tổng dư nợ của Hộ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ trọng quá nửa của NH.Điều đó đòi hỏi mọi cơ chế, qui định, thể lệ, chế độ tín dụng Hộ sản xuất cần phải được cụ thể hoá và phù hợp thực tiễn đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ song phải an toàn vốn, dễ hiểu, dễ thực hiện song phải đảm bảo tính pháp lí. Do đó, tín dụng NH có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Hộ sản xuất.

Tín dụng NH đáp ứng nhu cầu vốn cho Hộ sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định, hiện tượng tạm thời thừa thiếu vốn thường xảy ra đối với các tổ chức kinh tế nói chung và đối với Hộ sản xuất nói riêng. Hoạt động đầu tư tín dụng ngân hàng cho Hộ sản xuất đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu vốn cho Hộ sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục tránh tình trạng lao động không có việc làm do thiếu đối tượng và công cụ lao động.

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa Hộ sản xuất


trong cùng một vùng hay giữa các vùng với nhau đã ra tăng đáng kể. Các Hộ sản xuất từ lúc chỉ sản xuất các loại nông sản phẩm theo kiểu tự cấp, tự túc thì giờ đây chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm thị trường cần. Các Hộ sản xuất cho xã hội những sản phẩm, hàng hoá mà họ sản xuất ra, đồng thời mua từ thị trường những thứ mà họ cần. Để đạt được điều đó thì các Hộ sản xuất cần nhiều vốn để mua vật tư, đầu tư đổi mới kỹ thuật, mua hạn sắm máy móc thiết bị. Trong khi đó vốn tự có của các hộ rất hạn chế, cho nên các Hộ sản xuất cần đến sự trợ giúp của ngân hàng để mở rộng sản xuất.

Xét trên một khía cạnh khác thì sự chuyên môn hoá sản xuất dẫn tới tình trạng các Hộ sản xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm chưa có hàng hoá bán thì chưa có thu nhập nhưng họ cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm, đổi mới công cụ sản xuất. Trong trường hợp này các Hộ sản xuất cần có sự trợ giúp của ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất được liên tục.

Hơn nữa trong điều kiện nước ta hiện nay cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn ở trong tình trạng mất cân đối. Do đó tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nguyên vật liệu.

Như vậy, có thể khẳng định rằng tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho Hộ sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.

Tín dụng NH góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong sản xuất nông nghiệp

Quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,


cải tiến máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến cơ chế quản lý những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thường vượt quá khả năng của các Hộ sản xuất. Nhờ có vốn tín dụng Ngân hàng, các Hộ sản xuất có đủ vốn để tái sản xuất mở rộng, tập trung ruộng đất, tập trung vốn hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận, từ đó thúc đẩy quá trình tích tụ vốn, tăng qui mô của vốn tự có, tăng sức mạnh trong cạnh tranh.

Tín dụng NH là kênh chuyển tải vốn tài trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện chủ trương CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn đầu tư thông qua nhiều kênh. TDNH được lựa chọn và đánh giá là kênh chuyển tải vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động TDNH, Nhà nước quản lý và kiểm soát được quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn đầu tư, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể kinh tế trong quá trình sử dụng vốn.

Tín dụng NH góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn

Một trong những đặc điểm quan trọng của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụ khi chưa tới vụ thu hoạch, chưa có sản phẩm hàng hoá để bán nên chưa có thu nhập song Hộ sản xuất vẫn cần có vốn để tái sản xuất và chi tiêu những khoản cần thiết tối thiểu. Chính điều này đã tạo điều kiện cho tệ nạn cho vay nặng lãi, tình trạng “bán lúa non” tồn tại, đồng thời phát sinh việc hỏi nợ theo kiểu xã hội đen gây mất an ninh trật tự xã hội. Khi nền kinh tế còn trong thời kỳ bao cấp, việc cho vay nặng lãi đã làm cho không ít những hộ đã khó khăn lại càng khó khăn thêm, làm cho họ khó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nạn cho vay nặng lãi đã kìm hãm quá trình sản xuất.

Từ khi Nhà nước có chủ trương cho phép các NH thương mại cho vay trực tiếp đến từng hộ nông dân đã tạo điều kiện cho nông dân có đủ vốn để

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí