nhập kinh tế quốc tế sẽ càng làm gia tăng thêm nhiều các NHTM hoạt động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, các DNNVV sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn với mức chi phí hợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3.2.2. Đối với ngân hàng thương mại
Xét về mặt hiệu quả, việc mở rộng cấp tín dụng đối với DNNVV không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nó còn giúp cho các ngân hàng
thương mại mở rộng đầu tư tín dụng và phát triển ổn định. Sự đối mặt với môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đã buộc các NHTM phải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng khách hàng, đổi mới, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng,… Trong đó, việc nghiên cứu mở rộng cấp tín dụng, đa dạng đối tượng khách hàng là một hướng đi quan trọng, giúp NHTM không những phân tán được rủi ro mà còn góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Tiếp cận và cho vay đối với các DNNVV đang là xu hướng phổ biến của các NHTM hiện nay bởi đây là đối tượng hết sức tiềm năng với số lượng lớn, nhu cầu tài trợ quy mô cao. DNNVV chính là đối tượng thích hợp để các NHTM tìm kiếm, khai thác, mở rộng quan hệ tín dụng. Hơn nữa, với số lượng đông đảo của khối DNNVV, cùng với việc mở rộng cấp tín dụng thì những nhu cầu kèm theo như sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán, tư vấn, chuyển tiền, … phát sinh ngày càng tăng, từ đó giúp tăng doanh thu cho ngân hàng và không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng cho ngân hàng, giúp phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là những nhân tố quan trọng giúp NHTM duy trì và phát triển bền vững.
1.3.2.3. Đối với nền kinh tế
Có thể nói một nền kinh tế ổn định và phát triển khi từng yếu tố cấu thành
Có thể bạn quan tâm!
- Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 2
- Các Đặc Điểm Chuyên Biệt Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Góp Phần Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động Và Phân Công Lao Động Giữa Các Vùng – Địa Phương
- Cơ Sở Của Mô Hình Nghiên Cứu
- Kinh Nghiệm Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Dnnvv Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Số Lượng Doanh Nghiệp Mới Đăng Ký Kinh Doanh Và Số Vốn Đăng Ký Qua Các Năm Tại Tp. Hcm
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
nên nó cũng phải ổn định và phát triển.Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM góp phần gia tăng luồng vốn được luân chuyển hiệu quả, tăng cường nhịp sản suất kinh doanh, gia tăng vòng quay vốn, một mặt thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNNVV đối với Nhà nước. Ngoài ra, việc mở rộng TDNH đối với DNNVV buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực hoạt động của mình, từ đó tăng cường tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần làm cho mọi nguồn lực về vốn được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính
Việc mở rộng TDNH đối với DNNVV được thể
hiện thông qua khả
năng
thoả mãn nhiều hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng là DNNVV, thể hiện qua các mặt như: mở rộng phương thức cấp tín dụng (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, …. ); mở rộng các khung thời hạn cho vay (cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); mở rộng điều kiện đảm bảo tín dụng (có đảm bảo bằng tài sản bất động sản, đảm bảo bằng tài sản động sản, bảo lãnh của bên thứ ba, tín chấp), mở rộng các loại sản phẩm tín dụng cho
DNNVV (cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua sắm tài sản cố hành chứng thư bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa, … ); …
1.3.3.1. Chỉ tiêu định lượng
Mở rộng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Mức tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng:
định, phát
MSL = St St1
Trong đó:
MSL: là mức tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
St: là số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ t.
St1: là số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ t1.
Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng về mặt số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng ngân hàng ( nếu > 0) và sự giảm sút ( nếu < 0). Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với các DNNVV.
Tốc độ tăng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng ( TL SL ):
TLSL
MSL
S
100%
t 1
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng của kỳ này so với kỳ trước.
Tỷ trọng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng:
Trong đó:
TTSL
S* 100% S
TTSL: Tỷ
hàng.
trọng số
lượng DNNVV có quan hệ
tín dụng với ngân
S*: Số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
S: Tổng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng là DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng.
Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNNVV
Dư nợ tín dụng đối với DNNVV phản ánh quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại một thời điểm nhất định.
Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV:
MDN = DNt DNt1
Trong đó:
MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
DNt: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t.
DNt1: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t1.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNNVV. Dư nợ tín dụng đối với DNNVV là giá trị tín dụng mà ngân hàng cấp cho DNNVV tại một thời điểm nhất định trong kỳ. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khả năng sử dụng vốn.
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV ( TL DN ):
TLDN
MDN
DN
100%
t1
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng đối với DNNVV trong kỳ này so với kỳ trước.
Nếu tỷ lệ này > 0 chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng có tăng trưởng.
Nếu tỷ lệ này < hoặc = 0 chứng tỏ hoạt động này của ngân hàng không tăng trưởng.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV :
Trong đó:
TTDN
DN* DN
100%
TTDN: là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
DN*: là dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
DN: là tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với DNNVV có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mở rộng doanh số tín dụng đối với DNVVN
Mức tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV :
MDS = DSt DSt1
Trong đó:
MDS: là mức tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV.
DSt: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t.
DSt1: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV kỳ thứ t1.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của doanh số tín dụng đối với DNNVV. Doanh số tín dụng đối với DNNVV trong kỳ là tổng giá trị tín dụng
mà thực tế ngân hàng đã cấp cho DNNVV trong một thời kỳ nhất định thường là
trong một năm, một tháng, một quý... Đây là chỉ dụng.
tiêu tổng hợp phản ánh qui mô tín
Tốc độ tăng doanh số tín dụng đối với DNNVV ( TL DS ):
TLDS
MDS
DS
100%
Chỉ tiêu này phản
ánh tốc độ
t 1
thay đổi doanh số tín dụng đối với DNNVV
trong kỳ này so với kỳ trước.
Tỷ trọng doanh số tín dụng đối với DNNVV:
Trong đó:
TTDS
DS* DS
100%
TTDS: là tỷ trọng doanh số tín dụng đối với DNNVV.
DS*: là tổng doanh số tín dụng đối với DNNVV.
DS: là tổng doanh số tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này cho biết doanh số tín dụng đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng thương mại
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố cung cấp năng lực tài chính, là nền tảng cho hoạt động tín dụng. Quy mô nguồn vốn có vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng; mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn được đề cập chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn tự có của ngân hàng. Nguồn vốn được sử dụng chủ yếu trong cấp tín dụng là vốn huy động. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi huy động được lượng vốn lớn và đa dạng về thời hạn, quy mô. Mà vốn huy động lại bị ràng buộc bởi hệ số giới hạn huy động vốn. Do vậy, để có thể huy động được một số vốn lớn thì phải duy trì nguồn vốn tự có đủ lớn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn phải duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR, tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các giới hạn này đều phụ thuộc vào vốn tự có. Như vậy nguồn vốn lớn là một yếu tố làm tăng quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV.
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định theo từng thời kỳ cụ thể và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng chính là những nguyên tắc cơ bản chi phối việc mở rộng tín dụng. Vì vậy, đây là nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng có ảnh huởng lớn đến khả năng mở rộng TDNH đối với các DNNVV.
Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng TDNH như: quy mô tín dụng, giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, kỳ hạn tín dụng, giá cả tín dụng, đảm bảo tín dụng.
Qui trình phân tích, thẩm định tín dụng
Đây là bước quan trọng trong việc ra quyết định cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Một qui trình phân tích tín dụng phải trải qua nhiều bước rườm rà, không cần thiết sẽ là rào cản đối với việc tiếp cận tín dụng của khách hàng. Ngược lại, nếu quy trình tín dụng nhanh gọn, đơn giản, hiệu quả thì đó chính là lợi thế thu hút khác hàng. Do đặc thù sản phẩm của các ngân hàng khá giống nhau nên yếu tố cạnh tranh, tạo nên lợi thế cho ngân hàng chính là chất lượng của các dịch vụ phục vụ khách hàng. Quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo được sự thiện cảm từ phía khách hàng.
Lãi suất tín dụng
Lãi suất tín dụng là giá cả của việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải chi trả. Thông thường, lãi suất tiền gửi phải thấp hơn lãi suất tiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp, đồng thời lãi suất tiền gửi phải thực dương (lớn hơn tỉ lệ lạm phát). Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng gửi tiết kiệm, đảm bảo lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Mức lãi suất tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mô
tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với
DNNVV của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ tín dụng ngân hàng và ngược lại.
Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng
Con người là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của một tổ chức tín dụng. Vì vậy nói đến việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV không thể không kể đến những đóng góp, tác động của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, là cầu nối cho khách hàng tiếp cận đến các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Đối tượng