khách hàng là DNNVV có số lượng rất lớn và đa dạng, do đó cán bộ tín dụng phải có đầy đủ kiến thức, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề một cách bao quát thì mới có thể có khả năng phát hiện, phân tích vấn đề, tư vấn thỏa đáng, cung ứng sản phẩm dịch vụ phù hợp tốt nhất cho khách hàng.
Đối với cán bộ tín dụng, ngoài vấn đề về trình độ thì tác phong, thái độ làm việc cũng rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng của hoat động tín dụng đối với DNNVV. Cán bộ tín dụng thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhẹn, linh động trong giao tiếp ứng xử với khách hàng chính là yếu tố làm tăng khả năng thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Cán bộ tín dụng nếu quá nguyên tắc, cứng nhắc khi làm việc sẽ gây cảm giác, ấn tượng không tốt cho khách hàng. Mặt khác nếu quá dễ dàng trong quá trình thẩm định, phân tích thông tin khách hàng có thể sẽ gây ra rủi ro, tổn thất cho bản thân ngân hàng.
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Hệ thống mạng lưới hoạt động thể hiện ở số lượng chi nhánh, các đơn vị trực thuộc của ngân hàng và sự phân bổ các chi nhánh theo vị trí địa lý. Mạng lưới hoạt động càng rộng khắp thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, đồng thời đem lại sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, từ đó có thể gia tăng lượng sản phẩm dịch vụ bán ra. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng với vai trò là mảng kinh doanh cơ bản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng thì vấn đề mạng lưới hoạt động cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Các DNNVV với đặc điểm phân bố rộng rãi trên khắp các vùng miền sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng có mạng lưới bao phủ rộng.
Hoạt động marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing ngân hàng được thực hiện thông qua các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp trong môi trường cạnh tranh nhằm tạo ra sự khác biệt hóa. Việc quảng bá, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng có tác dụng rất lớn đối với vần đề thu hút khách hàng, gia tăng hình ảnh, vị thế của ngân hàng. Thông qua marketing, sẽ chuyển tải đến cho khách hàng những thông điệp về ngân hàng một cách nhanh chóng, rộng rãi, kịp thời, dễ dàng nhất, và nó cũng giúp chuyển tải thông tin về những tiện ích mà các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng hiện đại là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng điện tử. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ tăng cường thu hút khách hàng. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng trong lựa chọn khách hàng, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV thực sự có tiềm năng. Đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch. Quá trình giao dịch diễn ra chính xác, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể gia tăng lượng khách hàng, gia tăng doanh số sản phẩm dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Đặc Điểm Chuyên Biệt Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Góp Phần Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động Và Phân Công Lao Động Giữa Các Vùng – Địa Phương
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Việc Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Kinh Nghiệm Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Dnnvv Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Số Lượng Doanh Nghiệp Mới Đăng Ký Kinh Doanh Và Số Vốn Đăng Ký Qua Các Năm Tại Tp. Hcm
- Tăng Trưởng Tín Dụng Của Toàn Hệ Thống
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
1.3.4.2. Nhân tố từ phía DNNVV
Tài sản bảo đảm tín dụng
Đây là một trong những điều kiện cơ bản của các khế ước tín dụng. Các tài sản đảm bảo tín dụng được xem như là nguồn trả nợ thứ hai bên cạnh nguồn trả nợ chính là thu nhập của khách hàng. Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp dựa
trên sự tín nhiệm đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. Tuy nhiên, đối với khách hàng mới, ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng rơi vào tình
trạng mất khả năng chi trả, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của DNNVV đối với ngân hàng. Hầu hết các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản này thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp.
Tính khả thi và khả năng sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh
Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến hồ
sơ xin cấp tín dụng của các doanh nghiệp. Một điểm yếu của các DNNVV là
thường thiếu kỹ năng quản lý và hoạch định tài chính nên việc xây dựng các phương án kinh doanh cũng như kế hoạch sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn. Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với lịch trình trả nợ đúng hạn, đầy đủ là yếu tố cần thiết để ngân hàng tiếp tục duy trì và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp.
Khả năng tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cơ bản để ngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Khả năng tài chính tốt đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, là sự đảm bảo cho việc thu hồi vốn tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém, không thể đảm bảo thanh toán cho nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thì khả năng cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này sẽ rất hạn chế. Năng lực tài
chính thể
hiện
ở khả
năng thanh toán, khả
năng hoạt động, cơ
cấu tài sản, tính
thanh khoản của tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tính xác thực, đầy đủ của các thông tin được cung cấp
Các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu quan trọng để cán bộ tín dụng phân tích, thẩm định hồ sơ, làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho biết tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và những dự báo cho tương lai. Việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả,
đồng bộ
trong các DNVVN làm cho các nhà đầu tư
và các chủ
nợ, trong dó có
NHTM, khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó nó sẽ trở thành rào cản đối với việc ra các quyết định cấp tín dụng. Do vậy, một hệ thống thông tin minh bạch, rõ ràng,
trung thực với kết quả kinh doanh hiệu quả là điều kiện cho quan hệ giữa DNNVV và ngân hàng được mở rộng.
1.3.4.3. Nhân tố khác
tín dụng
Môi trường kinh tế
Hoạt động ngân hàng luôn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động của môi trường, đặc biệt là môi trường kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động của cả ngân hàng và các DNNVV. Điều kiện thuận lợi lúc đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư sản xuất, các DNNVV sẽ tăng cường vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thực hiện đúng cam kết tín dụng, do đó ngân hàng sẽ có điều kiện hơn trong việc mở rộng tín dụng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ, DNNVV sẽ thu hẹp sản
xuất, kết quả kinh doanh bị suy giảm, tình trạng tài chính trở nên xấu đi, rủi ro gia tăng buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV.
Môi trường văn hoá – xã hội
Văn hoá – xã hội là một trong các yếu tố hình thành lên những phong tục, tập quán và những thông lệ trong đời sống thường ngày, trong đó có thói quen tiêu dùng của người dân. Từ đây, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ những thói quen này và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá
của các DNNVV cũng như
khả
năng mở
rộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc mở rộng TDNH đối với DNNVV. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của môi trường văn hoá – xã hội hiện tại, các ngân hàng cũng sẽ xem xét đánh giá tư cách đạo đức của người vay hay sự sẵn lòng trả nợ của họ, mà đây lại chính là cơ sở để ngân hàng quyết định tiếp tục mở rộng tín dụng đối với khách hàng.
Môi trường pháp lý
Tác động của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế
có tính chất lan
truyền, dặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực sẽ để lại hậu quả nặng nề, bởi vậy hoạt động của ngân hàng luôn phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, hoạt động TDNH tiềm ẩn nhiều rủi ro càng phải tuân thủ các quy tắc chặt chẽ hơn, để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra an toàn trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng đối với DNNVV là các quy định đảm bảo an toàn của Nhà nước về hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng; các chính sách tín dụng trong từng thời kỳ.
Môi trường công nghệ
Hoạt động tín dụng cũng nhận được sự trợ giúp không nhỏ của khoa học công nghệ. Với sự tham gia của công nghệ việc thu thập, xử lý thông tin, thẩm định tín dụng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, ra quyết định cấp tín dụng kịp thời. Bên cạnh đó, các khách hàng có thể tiến hành các giao dịch một cách thuận tiện về mặt thời gian, không gian thông qua việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử nhờ có sự phát triển của công nghệ.
1.4. Mô hình nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở của mô hình nghiên cứu
Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đã đặt ra yêu cầu phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này, đặc biệt là việc mở rộng tín dụng, một mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của NHTM. Được phân bổ với mật độ cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp, các DNNVV đang là thị trường tiềm năng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tín dụng từ NHTM.
Để đạt được thỏa thuận cấp tín dụng, cả NHTM và DNNVV đều có những cơ sở để đưa ra quyết định và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra trong quá trình xem xét cấp tín dụng. Khi DNNVV trình ra hồ sơ đề nghị NHTM cấp tín dụng thì chính các quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng đến mức độ
mở rộng tín dụng của ngân hàng, về
mặt số
lượng khách hàng, dư nợ
tín dụng,
doanh số tín dụng. Riêng đối với các DNNVV đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc duy trì tiếp tục các quan hệ tín dụng này sẽ giúp các ngân hàng bảo toàn quy mô tín dụng hiện tại không bị sụt giảm, tạo đà phát triển cho việc mở rộng tín dụng. NHTM quyết định từ chối hay tiếp tục cấp tín dụng được căn cứ chủ
yếu vào những tiêu chí, những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của các DNNVV. Mặt khác, chủ trương cấp tín dụng cũng phụ thuộc một phần vào chính sách thực hiện của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định.
Ngược lại, khi các DNNVV tìm đến NHTM với mục tiêu tìm kiếm nguồn tài trợ tín dụng, các doanh nghiệp này cũng dựa trên những đánh giá về lãi suất tín dụng của ngân hàng, về chính sách tín dụng, thời gian giải quyết hồ sơ, hệ thống mạng lưới, công nghệ ngân hàng, các yêu cầu hồ sơ thủ tục, tài sản đảm bảo, … Tùy
thuộc vào các tiêu chuẩn đánh giá này mà DNNVV sẽ quyết định việc tiếp cận
nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng, qua đó tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của NHTM. Các tiêu chuẩn trên được sắp xếp lại thành 3 nhóm chính phục vụ cho thiết kế nghiên cứu, gồm: giá cả tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng, khó khăn khi giao dịch tín dụng. Trong các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng, thành phần giá cả tín dụng được nhìn nhận riêng biệt ở khía cạnh chi phí sử dụng vốn. Các yếu tố như: thời gian giải quyết hồ sơ, hệ thống mạng lưới, công nghệ ngân hàng, … thuộc về thành phần chất lượng dịch vụ, mà trong đó tín dụng ngân hàng cũng là một loại hình dịch vụ. Các yếu tố khác như: sự phức tạp rườm rà của thủ tục vay vốn, mức đảm bảo tín dụng không đủ, các mối quan hệ cá nhân, … sẽ làm cho DNNVV gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Một nghiên cứu của TS Trương Quang Thông (2010) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng cho các DNNVV của ngân hàng bao gồm: Không có tài sản đảm bảo; Báo cáo tài chính cung cấp không đầy đủ thiếu minh bạch; Doanh nghiệp có vốn tự có thấp; Doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn; Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan; Không có quan hệ cá nhân với ngân hàng; Khả năng trả nợ thấp; Hồ sơ thủ tục cung cấp không đầy đủ. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất và quan
trọng nhất là khả năng trả nợ thấp, kế tiếp là yếu tố tài sản đảm bảo được đánh giá là có mức độ quan trọng cao trong các yếu tố khi vay vốn. Ngoài ra, những nguyên
nhân để
ngân hàng tiếp tục cung cấp tín dụng cho DNNVV được kể
đến như:
Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn; Có quan hệ tín dụng tốt hơn; Có các mối quan hệ cá nhân; Việc cho vay linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn mà DNNVV thường gặp phải khi muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng: Báo cáo tài chính không đầy đủ thiếu minh bạch; Doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc không có bảo lãnh; Doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án; Không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng; Thủ tục vay vốn khó khăn.
Nguyễn Đình Cung (2012) cũng cho rằng các yếu tố: thủ tục phiền hà,
không có thế
chấp, phải trả
thêm phụ
phí, không có vốn đối ứng là rào cản tồn
tại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Ogujiuba, Ohuche và Adenuga (2004) đã chỉ ra rằng việc cho vay dựa vào báo cáo tài chính được xem là thích hợp nhất đối với các công ty minh bạch hóa thông tin, có lịch sử hoạt động lâu dài, giao dịch minh bạch và báo cáo tài chính đã được kiểm toán chắc chắn.
Theo Hongbo Duan, Xiaojie Han và Hongbo Yang (2009), giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV thì khả năng để các DNNVV có được nguồn tài trợ là thấp hơn so với doanh nghiệp lớn. Những bất lợi ảnh hưởng đến việc tài trợ được đưa ra là: tình trạng thông tin bất cân xứng, DNNVV có vị thế thấp hơn trong chọn lọc tín dụng, nguy cơ rủi ro lớn hơn, vấn đề đảm bảo tín dụng và hạn chế trong các đặc điểm tài chính.
Từ chối cấp tín dụng và mở rộng tín dụng
Trường hợp DNNVV có đề nghị cấp tín dụng nhưng ngân hàng từ chối bởi khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí của ngân hàng. Những thiếu sót