Các Đặc Điểm Chuyên Biệt Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa‌


Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

 Philippin: việc phân loại quy mô doanh nghiệp


ở quốc gia thuộc khối

ASEAN này có hai cách căn cứ

là theo quy mô vốn hoặc theo số

nhân công của

doanh nghiệp. Trong đó, cách căn cứ vào tiêu chí vốn được sử dụng phổ biến trong thực tế:

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Philippin


Ngành nghề

Tiêu chuẩn phân định

Công nghiệp quy mô nhỏ và

vừa

Tổng tài sản trên 250 nghìn và dưới 1 triệu

Pêsô.

Công nghiệp quy mô nhỏ

Chủ doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động ngoài sản xuất và có số lượng nhân viên từ 5 – 99 người, tổng tài sản là 100 nghìn đến

1 triệu Pêsô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 3

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

 Hàn Quốc:

xuyên:

chủ yếu sử dụng tiêu thức số lao động đang làm việc thường


Bảng 1.3: Phân loại DNNVV tại Hàn Quốc


Ngành nghể

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vốn

Lao động

Ngành chế tạo, vận tải

< 500 triệu won

< 300 người

Ngành kiến trúc

< 500 triệu won

< 50 người

Ngành thương mại, dịch vụ

< 50 triệu won

< 50 người

Ngành bán buôn

< 200 triệu won

< 50 người

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

Tại Việt Nam, trước đây, Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2001/NĐ­ CP ngày 23 tháng 1 năm 2001về trợ giúp phát triển DNNVV, trong đó xác định rõ DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình


hàng năm không quá 300 người. Ngoài ra không có tiêu chí xác định cụ thể chi tiết doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Hiện nay, căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước cùng với yêu cầu cấp thiết trong vấn đề hỗ trợ phát triển đối với các DNNVV, Chính phủ đã ban hành nghị định số 56/2009/NĐ­CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó DNNVV được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể:

Bảng 1.4: Phân loại DNNVV tại Việt Nam


Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp

siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người

II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người

III. Thương mại và dịch

vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ­CP của Chính phủ

Nghị định cũng nêu rõ “Tùy theo tính chất,


mục


tiêu của


từng chính sách,

chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp”.


1.1.2. Các đặc điểm chuyên biệt của doanh nghiệp nhỏ và vừa‌

Tính chuyên biệt thể

hiện

ở những đặc điểm chỉ

riêng có ở

các DNNVV,

phân biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn.

Các đặc điểm của DNNVV có thể kể đến như sau:


Đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ cả về vốn lẫn lao động. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNNVV dễ phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng làm cho DNNVV gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình khi muốn mở rộng thị trường hoặc gia tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Khả năng quản lý còn hạn chế: Hầu hết các chủ doanh nghiệp vừa là người quản lý vừa là người trực tiếp tham giá vào quá trình sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng.

Trình độ tay nghề của người lao động thấp: Do hạn chế về nguồn tài chính, chế độ chính sách tiền lương và tiền thương không cao, đặc biệt là do tính không ổn định của các DNNVV, nhiều doanh nghiệp manh mún, hoạt động phân tán, thường

sản xuất theo thời vụ nên không thu hút người lao động có kỹ năng và tay nghề.


Công nghệ lạc hậu: Đây là đặc trưng điển hình ở các DNNVV. Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng

sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm cao, hạn chế cạnh tranh trong và ngoài

nước. Trình độ

công nghệ

thể

hiện sức mạnh của một doanh nghiệp, là cơ sở

để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.


Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài: Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này mới hình thành, khả năng tài chính cho các


hoạt động marketing không có hoặc cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, qui mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra thị trường mới là rất khó khăn.

Xem xét về khía cạnh rủi ro liên quan đến DNNVV trước khi đưa ra các

quyết định tài trợ, có ba loại rủi ro được quan tâm, gồm: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, và rủi ro mang tính đặc thù liên quan đến chủ doanh nghiệp.1

 Rủi ro kinh doanh:

Được định nghĩa như

sự nhạy cảm của các hoạt động

doanh nghiệp trước những thay đổi đột ngột của môi trường, và sự thiếu khả năng

của doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm với chi phí cạnh tranh (do

thiếu khả năng đáp ứng chiến lược cạnh tranh, thiếu khả năng áp dụng các công nghệ thích ứng, thiếu hiểu biết về tiến triển của công nghệ và thiết bị sản xuất, thiếu các hoạt động nghiên cứu phát triển). Các DNNVV thường bị phụ thuộc mạnh vào một hay một số rất ít khách hàng, thiếu đa dạng hóa, … Vì vậy những chủ nợ sẽ lựa chọn tài trợ cho DNNVV với một lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp

lớn. Những chủ nhân và những người điều hành các DNNVV do thường chuyên

trách một công việc đặc biệt nào đó trong hoạt động của doanh nghiệp nên ít quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động khác (kiến thức quản lý thiếu, ít chú trọng tổ chức quản lý và hoạch định tài chính doanh nghiệp, hệ thống tin học và kế toán yếu kém). Điều này cũng tạo thêm lý lẽ cho các chủ nợ khi cho rằng rủi ro của các DNNVV là cao hơn rủi ro của các doanh nghiệp lớn.

 Rủi ro tài chính: Được thể hiện ở khả năng thực hiện các cam kết cho các nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Trong thực tế, khi phân tích các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng quan tâm chủ yếu đến bản chất và số lượng của các khoản nợ thể hiện trên các tài liệu kế toán, nhằm xác định mức độ tài trợ mà họ có

1 Trương Quang Thông (2010)


thể cung ứng. Rủi ro kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với rủi ro tài chính, rủi ro trong kinh doanh sẽ kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận, do đó doanh nghiệp rơi vào tình trạng bất khả thi trong việc tôn trọng các cam kết đến hạn.

 Rủi ro của chủ sở hữu/nhà quản lý doanh nghiệp: Loại rủi ro này liên quan đến tính cách, kinh nghiệm của người có liên quan. Các yếu tố được xem xét gồm: tính ưa thích độc lập, tự chủ trong kinh doanh, mức độ ngại hay sợ rủi ro, cách thức quản trị rủi ro. Tính độc lập tự chủ của chủ sở hữu/người điều hành doanh nghiệp có thể được xem là một rủi ro dưới cách nhìn của các chủ nợ vì họ cho rằng, tất cả sự phát triển của doanh nghiệp lại tập trung trong bàn tay của người chủ/ nhà điều hành doanh nghiệp đó.


1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa‌

1.1.3.1. Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm cho người lao động


Ngoài khả năng trực tiếp tạo ra việc làm cho lao động, việc phát triển

DNNVV còn có tác động gián tiếp tạo ra những lao động ngoài doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra, các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Lý giải cho thành công trong công tác giải quyết việc làm của DNNVV là: số lượng

doanh nghiệp nhiều, và thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp;

ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp lớn thường chỉ tập trung ở đồng bằng, đặc biệt

là ở những khu đô thị thì các DNNVV phân bố rộng khắp các vùng địa lý, giải quyết

nhu cầu việc làm ở địa phương, góp phần cân đối lao động; hơn nữa, do đặc tính dễ khởi sự nên các DNNVV có thể giúp giải quyết nhanh chóng số lao động dôi tư tạm thời của nền kinh tế. Sự đa dạng về ngành nghề và sự phân bố rộng khắp của các DNNVV cho phép người lao động lựa chọn được công việc phù hợp với điều kiện và khả năng của họ.


Ngay tại nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ, số lượng DNNVV đã chiếm 97% trong số các công ty xuất khẩu, và đóng góp 29% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là những điểm quan trọng vì tại Mỹ, xuất khẩu đóng góp khoảng 25% vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra khoảng 12 triệu công ăn việc làm. Đối với Việt Nam, số lượng DNNVV không ngừng phát triển theo thời gian. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các DNNVV hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

1.1.3.2. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ

­ Về vốn: Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc tận dụng mọi nguồn vốn trong xã hội là rất cần thiết. Loại hình DNNVV ra đời đã cho phép thực thi được điều này, vì các DNNVV mang tính tư hữu cao, chủ yếu do các cá nhân có vốn tự đầu tư hoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào với quy mô tuỳ ý.

­ Về

lao động:

Các doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu về

lao động với

những trình độ nhất định, giới hạn trong những lĩnh vực sản xuất nhất định. Trong khi đó, các DNNVV do nhu cầu đa dạng nên có thể sử dụng lao động ở đủ mọi lứa tuổi, mọi trình độ, từ lao động có trình độ cao đến lao động có trình độ thấp hay cả những lao động chưa hề qua đào tạo, và thuộc mọi lĩnh vực, ở khắp các địa phương.

­ Về kỹ thuật: DNNVV lựa chọn kỹ thuật phù hợp với khả năng về vốn và trình độ lao động. Những kỹ thuật được ứng dụng trong các DNNVV rất đa dạng, phong phú: thủ công đến cơ khí hóa, tự động hóa; truyền thống hay tiên tiến, hiện


đại. Mỗi trình độ kỹ thuật có những ưu ­ nhược điểm riêng, và đều được tận dụng tối đa, nhất là trong điều kiện nền kinh tế của các nước đang phát triển.

­ Về nguyên vật liệu: Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của

DNNVV đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự phân bổ ở hầu hết các vùng, địa phương đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ. Ngoài nguồn tài chính và lao động của dân cư địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là ở những nơi mà các doanh

nghiệp lớn không thể bao phủ hết được.


1.1.3.3. Góp phần đào tạo lực lượng lao động cơ lượng

động, linh hoạt và có chất

Các DNNVV có thể tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao động trong nông nghiệp và số lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm có thể được thu hút vào các DNNVV, để thích ứng với nề nếp tác phong công nghiệp và một số ngành dịch vụ liên quan.

1.1.3.4. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, ngăn chặn độc quyền

Các doanh nghiệp lớn với số lượng ít và quy mô lớn rất dễ dẫn đến tình

trạng độc quyền. Sự năng động, nhạy bén và số lượng nhiều của các DNNVV cho phép phá vỡ thế độc quyền, tái lập môi trường tự do cạnh tranh cho nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, liên tục đổi mới, mới có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các DNNVV cũng


sẽ tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp lớn; đồng thời DNNVV cũng đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNNVV cũng như các doanh nghiệp lớn. Do doanh nghiệp lớn bị giới hạn về khu vực địa lý, phương pháp tổ chức sản xuất nên trong quá trình hoạt động kinh doanh thường phải sử dụng các vệ tinh thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói...

1.1.3.5. Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) và nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế

Mặc

dù có quy mô nhỏ nhưng nhờ số lượng DNNVV nhiều

và phân bố

rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực và địa phương nên DNNVV đóng góp rất lớn vào GDP, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước. Với đặc tính năng động và nhạy bén, cho phép các DNNVV tham gia sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Chất lượng sản phẩm có thể chưa phải là hàng đầu, nhưng với mức giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Đặc biệt, việc phát triển DNNVV tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở các địa phương của mỗi nước, nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ, đây là một trong những ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao ở các nước.

Không chỉ tăng lên về số lượng mà các DNNVV đã có bước phát triển về chất. Nếu như năm 2006 các DNNVV đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm trong nước (GDP) thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 40% GDP. Không những vậy tỷ trọng DNNVV tham gia vào các ngành sản xuất cũng rất lớn như trong công nghiệp chế biến chiếm 86%, trong công nghiệp khai thác mỏ chiếm 84%, trong sửa chữa lắp ráp cơ khí nhỏ, mô tô­xe máy đồ dùng chiếm 93%, trong phân phối điện, khí đốt và nước khoáng chiếm 93%. Cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp đăng ký

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí