Là Một Giải Pháp Quan Trọng Trong Việc Chuyển Giao Công Nghệ

5.2. Mô hình cổ phần

CÔNG TY 1

………..

Biểu đồ 2: Mô hình cổ phần



NHÓM CỔ ĐÔNG


CÔNG TY 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

CÔNG TY 2

CÔNG TY 4

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 4

Công ty con 3.1

Công ty con 3.2

Công ty con 3.3

Công ty con 3.4


Mô hình tập đoàn kinh tế này lấy công ty của nhà nước có thực lực hùng hậu nắm giữ cổ phần khống chế làm nòng cốt. Doanh nghiệp nòng cốt này khống chế các doanh nghiệp bằng mua cổ phần hoặc các doanh nghiệp khác tham gia tập đoàn bằng hình thức tham dự cổ phần hoặc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tập đoàn dưới hình thức cổ phần. Ví dụ về mô hình này là conglomerate, concern.

6. Vai trò của tập đoàn kinh tế

6.1. Tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh

Tập đoàn với quy mô tổ chức sản xuất và kinh doanh lớn, đầu tư vào lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại mà các doanh nghiệp đơn lẻ không thể thực hiện được. Chính vì thế để tạo ra những bước nhảy vọt đột phá trong sản xuất, tiêu thụ thì cần phải có sự góp mặt của các tập đoàn lớn. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, phân công lao động, phối hợp hoạt động giữa các lĩnh vực ngành nghề khác nhau mà các tập đoàn kinh tế có sức cạnh

tranh lớn, mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Thêm vào đó với đặc điểm kinh doanh đa ngành nghề đa lĩnh vực tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế cũng phân tán được rủi ro trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tập đoàn lợi dụng được lợi thế tăng dần theo quy mô, khai thác triệt để thương hiệu tập đoàn, hệ thống tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mang thương hiệu tập đoàn.

Khi Tập đoàn có liên kết dọc nên khả năng bị ảnh hưởng từ yếu tố tác động bên ngoài sẽ ít đi, giảm thiểu được những rủi ro. Quy trình từ cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm và tiêu thụ được các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn đảm nhận. Điều đó tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định cho tập đoàn về giá cả cũng như là bí quyết công nghệ.

6.2. Huy động và sử dụng các nguồn lực.

Nhà nước thông qua các tập đoàn kinh tế để điều chỉnh cơ cấu ngành, kết cấu sản phẩm và kết cấu tổ chức doanh nghiệp. Hình thành các tập đoàn kinh tế để giảm bớt sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Thay vào đó là các doanh nghiệp cùng bắt tay hợp tác phát triển. Chính vì thế mà nâng cao được sức mạnh kinh tế của bản thân các doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tập đoàn kinh tế còn góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Các doanh nghiệp bổ sung lợi thế cho nhau. Tập đoàn kinh tế với quy mô lớn mạnh thu hút được phần lớn các nguồn lực. Sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả.

6.3. Là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ

Tập đoàn kinh tế với hình thức là công ty đa quốc gia có ý nghĩa lớn trong việc giúp các nước công nghiệp hóa sau có thể thực hiện được chiến lược chuyền gia công nghệ nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Các tập đoàn kinh tế giúp các nước trong việc nhập công nghệ với giá thành hợp lý, tránh bị

trùng lặp trong Tập đoàn. Các công ty con ở các nước sẽ được tiếp nhận những thông tin cần thiết và kinh nghiệm trong việc vận hành hoạt động công nghệ mới. Tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra gây thiệt hại cho các nước được chuyển giao.

Sự phối hợp thống nhất giữa các công ty thành viên cùng thực hiện một chiến lược công nghệ thông qua chỉ đạo từ một trung tâm sẽ tạo nên bước đột phá vững chắc trong quá trình ứng dụng công nghệ mới trong nước đang phát triển.

6.4. Tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ yếu trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Các tập đoàn kinh tế được thành lập sẽ tạo rất nhiều việc làm cho một phần dân cư tại khu vực. Năm 1975, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam chỉ có 2000 cán bộ thì đến năm 2008 đã có khoảng 25.7000 người làm việc ở các cơ quan của Tập đoàn. Trong giai đoạn 1998 -2008, Tập đoàn đã tổ chức cho gần 116.000 lượt cán bộ tham gia hơn 11.000 khóa học với tổng chi phí gần

1.188 tỷ đồng. Hàng năm có khoảng 10.000 lượt cán bộ tham gia đòa tạo với chi phí trung bình khoảng 10 triệu đồng cho một lượt cán bộ đi học. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của tập đoàn. Một công ty muốn phát triển vững chắc cần có đội ngũ công nhân lành nghề và những người quản lý giỏi. Vì vậy mà các tập đoàn luôn có chiến lược đầu tư dài hạn trong việc phát triển nguồn lực con người từ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

6.5. Tập đoàn kinh tế thúc đẩy nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ.

Quy mô lớn của tập đoàn cho phép tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, tạo nên bước đột phá trong sản xuất và tiêu dùng. Để có tiến bộ khoa học cần có vốn đầu tư lớn, phối hợp của nhiều nhà khoa học, phương tiện hiện đại… những điều kiện này thì một doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể làm được.

Thêm vào đó là quy mô của tập đoàn cho phép nhanh chóng ứng dụng khoa học kĩ thuật đó vào sản xuất. Tập đoàn có khả năng đưa khoa học vào thực tiễn ứng dụng để có hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí thực hiện.

Tập đoàn kinh tế chính là cầu nối để tiếp thu nhanh chóng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước phát triển. Ví dụ cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhận được sự giúp đỡ rất nhiều về công nghệ kỹ thuật từ Liên Xô. Trong thời gian đầu, Liên Xô hỗ trợ về công tác khảo sát, tìm kiếm, thăm dò địa chất, khoáng sản. Hiện nay Tập đoàn tiếp tục hợp tác với Liên Xô và các nước khác để nhận được sự giúp đỡ cả về khoa học kỹ thuật và phát triển ngành công nghiệp Dầu khí trong nước. Các nước đang phát triển nhờ đó mà kế thừa những thành tựu của các nước phát triển đi trước tạo lập được.

7. Ưu điểm, hạn chế và xu hướng phát triển tập đoàn kinh tế giai đoạn hiện nay

7.1. Ưu thế

7.1.1. Chuyên môn hóa sản xuất

Lợi dụng được quy mô hoạt động lớn cho phép doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyên môn hóa cao độ, tận dụng được dây chuyền sản xuất, các thiết bị và công nghệ có quy mô lớn. Nhờ có lợi thế về quy mô mà các doanh nghiệp có thể tận dụng được quy luật lợi ích tăng dần theo quy mô, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ. Vấn đề chi phí tài chính hay chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp có quan hệ với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế chỉ ra rằn, các doanh nghiệp phải trả mức lãi thấp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.

Nhờ có lợi thế về quy mô kinh tế, tận dụng được quy luật lợi ích tăng dần theo quy mô, có thể giảm chi phí so với sản xuất – kinh doanh ở quy mô nhỏ.

7.1.2. Tập trung nguồn lực khan hiếm, tạo điều kiện chiếm lĩnh, mở rộng thị trường

Chỉ có các tập đoàn lớn mới có khả năng đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, công nghệ hiện đại. Các tập đoàn lớn thường có đầu tư lớn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ đủ sức để chi phối các công ty khác, hội tụ được các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà khoa học giỏi, nắm bắt được thông tin nhanh chóng. Với các điều kiện đó giúp tập đoàn mở rộng nhanh chóng thị trường của mình.

7.1.3. Tăng khả năng cạnh tranh

Các tập đoàn hình thành dựa trên liên kết dọc, liên kết ngang. Nhờ các mối liên hệ này mà các tập đoàn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm bớt rủi ro và bất trắc do biến động của thị trường. Các thành viên liên kết, chia sẻ thông tin, bí quyết kinh nghiệm tạo điều kiện cung cấp vốn và cơ hội kinh doanh mới cho các thành viên khác trong tập đoàn.

7.1.4. Tạo thương hiệu trong sản xuất, tiêu thụ

Hình thức tập đoàn cho phép tạo ra, thức đẩy, duy trì một các triệt để thương hiệu tập đoàn. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp mang thương hiệu tập đoàn thường có uy tín nhất định trên thị trường. Từ đó giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Thực tế đã chứng minh là sản phẩm mang thương hiệu của những tập đoàn lớn trên thế giới luôn được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhiều.

7.1.5. Liên kết dọc và ngang của tập đoàn sẽ giảm bớt rủi ro trong biến động của thị trường và những thay đổi cơ cấu gây ra

Đặc điểm liên kết của tập đoàn chính là ưu thế lớn. Liên kết dọc giúp cho các thành viên trong tập đoàn chủ động trong sản xuất kinh doanh, không bị lệ thuộc vào biến động của thị trường, giảm thiểu rủi ro khi có biến động. Chu trình sản xuất kinh doanh khép kín tạo ra những lợi thế về bí quyết, giá

thành sản phẩm. Hình thức liên kết ngang tạo nên những sức mạnh về quy mô, tạo điều kiện cho tập đoàn lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường.

7.2. Hạn chế

7.2.1 Vì quy mô lớn nên không linh hoạt thích ứng nhanh với biến động kinh tế

Một mặt, Tập đoàn có lợi thế theo quy mô. Mặt khác thì quy mô lớn cũng tạo ra bất lợi không nhỏ cho Tập đoàn trong quá trình thích ứng với những biến động về kinh tế. Tập đoàn có quy mô lớn, khi có biến động về kinh tế khả năng xử lý linh hoạt tình huống khẩn cấp sẽ chậm hơn. Do đặc điểm về cơ cấu nhiều tầng bậc mà các chính sách, quyết định của tập đoàn khi được ban hành ra sẽ có độ trễ nhất định đến khi thực hiện được. Chính vì vậy mà các tập đoàn xây dựng chiến lược phát triển của mình gắn với chính sách, biện pháp khuyến khích của Chính phủ để được hưởng những ưu đãi từ các chính sách và khuyến khích đó.

7.2.2. Độc quyền các tập đoàn dẫn đến việc chèn ép các doanh nghiệp nhỏ Độc quyền tập đoàn cũng có thể dẫn tới việc chèn ép các doanh nghiệp

nhỏ, khiến các doanh nghiệp nhỏ không có cơ hội phát triển. Cartel là một ví dụ điển hình cho việc độc quyền dẫn tới chèn ép các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy mà chính phủ các nước có ra đạo luật chống độc quyền hay Luật Cartel.

7.3. Xu hướng

Hiện nay trên thế giới có hai xu thế trái ngược nhau để hình thành lên tập đoàn

7.3.1. Sáp nhập

Ở các nước châu Âu, các tập đoàn đang tăng cường sát nhập. Việc sáp nhập hoặc mua lại các hãng, các ngân hàng hoặc các tập đoàn lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc mở rộng quy mô không phải lúc nào cũng tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, giảm được chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Đôi khi việc sáp nhập

khó làm giảm lượng lao động dư thừa khi mà luật lao động ở nước đó quá cứng nhắc, nên ko làm giảm chi phí lao động.

7.3.2. Cơ cấu lại tập đoàn

Ở châu Á xu thế cơ cấu lại tập đoàn theo hướng bán bớt cổ phần và tài sản. Nguyên nhân là do một số tập đoàn kinh tế lớn có hệ số tập trung cao, tạo thị trường tập trung, sản phẩm tập trung, hạn chế cạnh tranh trong nước là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của kinh tế đất nước. Nền kinh tế dẫn đến độc quyền của một số tập đoàn. Các tập đoàn lớn ảnh hưởng và chi phối đến chính trị và các khía cạnh hoạt động xã hội, đời sống nhân dân và các chính sách của chính phủ.

Một ví dụ điển hình về việc cơ cấu lại tập đoàn là ở Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc rất nhiều các Cheabol phải cơ cấu lại. Ví dụ như Huyndai phải bán các chi nhánh, chỉ giữ lại 57 đơn vị sản xuất – kinh doanh, SamSung, Gold Star… Lý do nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc lâm vào tình trạng phá sản là do Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng quá nhiều biện pháp ưu đãi cho các Cheabol, đặc biệt là cấp tín dụng ưu đãi. Nhiều tập đoàn đã vay nợ ngân hàng quá nhiều. Các Cheabol có phương thức kinh doanh là vay nợ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiều Cheabol đã đầu tư sản xuất mà thiếu sự nghiên cứu thị trường, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Vì vậy mà Chính phủ Hàn Quốc đã phải cơ cấu lại các tập đoàn, hạn chế các biện pháp ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn, lập quỹ giải quyết nợ để thanh toán nợ tồn đọng…

Chương 2: Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 và xu hướng phát triển‌‌


I. Quá trình hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

1. Quan điểm của Đảng trong việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế

Ngày 7/3/1994, Nhà nước thực hiện sắp xếp lại các xí nghiệp và các tổng công ty theo chủ chương mới với hai quyết định: Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước dẫn đến sự ra đời của các tổng công ty 90, 91; Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.

Quyết định thành lập Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cũng xuất phát từ hoạt động kém hiệu quả của các Tổng công ty nhà nước. Bản thân các Tổng công ty không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Giải pháp chuyển đổi các Tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế vì các Tổng công ty đã mang sẵn những đặc thù tiềm năng thích hợp với mô hình tập đoàn như: Có quy mô lớn về vốn, doanh thu, doanh nghiệp thành viên tham gia; nắm giữ các ngành nghề trọng yếu trong kinh tế đất nước; hầu hết các doanh nghiệp là Nhà nước; các Tổng công ty đã bắt đầu có sự phân hóa ở mức độ nhất định.

Hội nghị lần thứ 9 khóa IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: Tổng kết thí điểm việc chuyển các Tổng công ty nhà nước sang Tập đoàn kinh tế mạnh do Tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài. Để hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cần quán triệt một số quan điểm chủ yếu sau:

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí