Căn Cứ Vào Hình Thức Biểu Hiện Và Tên Gọi Trong Thực Tiễn

3.1.3. Liên kết hỗn hợp

Liên kết hỗn hợp hình thức phát triển cao của Tập đoàn kinh tế. Tập đoàn liên kết hỗn hợp ra đời do sự phát triển của của thị trường tài chính. Tập đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ (Holding Company) là công ty tài chính nắm giữ cổ phần chi phối các công ty con. Các công ty trong tập đoàn không nhất thiếu có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kĩ thuật. Ví dụ của loại hình liên kết này là Conglomerate, Concern

3.2 Căn cứ vào hình thức biểu hiện và tên gọi trong thực tiễn

3.2.1. Cartel

Cartel là Tập đoàn kinh tế bao gồm các công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh, thực hiện mối liên kết theo chiều ngang nhằm hạn chế sự cạnh tranh. Các công ty thoải thuận thống nhất với nhau về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực kiểu cách, mẫu mã. Các Công ty đều có tính pháp lý độc lập. Tuy nhiên, Cartel thường dẫn tới độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của cơ chế thị trường nên Chính phủ nhiều nước ngăn cấm hoặc hạn chế hình thành các tập đoàn dạng Cartel thông qua đạo luật chống độc quyền hay luật Cartel.

3.2.2. Syndicate

Syndicate là tổ chức liên kết theo chiều ngang, thành lập một tổ chức thương mại chung đảm trách toàn bộ việc tiêu thụ sản phẩm. Các công ty thành viên độc lập về mặt pháp lý nhưng không độc lập về thương mại, đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cartel.

3.2.3. Trust

Trust là tổ chức độc quyền mang hình thức Công ty cổ phần. Các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, chỉ là những cổ đông của công ty. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều khiển. Đây là hình thức tập đoàn không những liên kết với nhau ở

khâu tiêu thụ mà còn liên kết ở cả khâu sản xuất. Việc thành lập Trust nhằm chiếm nguồn nguyên liệu và khu vực đầu tư để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

3.2.4. Cosortium

Cosortum là mối quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con về chiến lược kinh doanh và tài chính. Loại hình này gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang. Công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác để trở thành công ty con. Việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực để hạn chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động theo mục tiêu chung để thực hiện lợi ích chung giữa công ty mẹ và công ty con. Các công ty con là doanh nghiệp thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản phẩm nhưng có quan hệ gần gũi về mặt công nghệ, độc lập về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh.

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 3

3.2.5. Conglomerate

Conglomarate là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động hiệu quả. Trong Conglomerate không có ngành nghề chủ chốt, chúng được hình thành bằng cách thu hút cổ phần của các công ty đang ở trong gia đoạn phát triển cao, thông qua hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường, cơ cấu sản xuất của Conglomerate thường chuyển hướng tập trung vào những ngành nghề có lợi nhuận cao. Việc thôn tính dần các công ty có lãi suất cao làm cho cơ cấu ngành nghề của tập đoàn thay đổi nhanh chóng. Đặc điểm cơ bản của hình thức Tập đoàn kinh tế này là huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và hoạt động của nó chủ yếu nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính. Do đó, Conglomerate có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng.

3.2.6. Concern

Concern là tập đoàn kinh tế dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn. Mục tiêu hình thành của tập đoàn là tạo sức mạnh tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗ trợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan; chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp, có địa vị pháp lý độc lập, phục thuộc vào Tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung của Tập đoàn thông qua hợp đồng kinh tế. Mô hình này có nhiều ưu điểm, có khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu của cả tập đoàn.

3.2.7. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia

Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia là những doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hình thành hệ thống chi nhánh dày đặc ở nước ngoài nhằm mục đích nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Công ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tư bản nước chủ nhà và hệ thống các công ty con ở nước ngoài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con có thể là công ty có thể là công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, công ty hỗn hợp với hình thức góp vốn cổ phần. Các công ty con thực chất vẫn là một phần trong một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nước tư bản có Công ty mẹ.

3.3. Căn cứ vào phạm vi liên kết

3.3.1. Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh

Hay còn gọi là liên kết ngang. Là liên kết giữa các Doanh nghiệp (DN) cùng ngành. Liên kết này chủ yếu dùng để hình thành liên kết chống lại sự thôn tính và cạnh tranh của DN hoặc hàng hóa bên ngoài. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng

thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết chính của tập đoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động (xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm chính; nghiên cứu khoa học; nắm giữ và cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ quan trọng, hoạt động kinh doanh tài chính). Các công ty con có thể được tổ chức phân công chuyên môn hóa và phối hợp để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành.

Hình thức này hiện nay không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh chóng nên khó đêm lại hiệu quả cao, rủi ro lớn. Các chính phủ thường hạn chế vì liên kết này thường tạo ra độc quyền, đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của thị trường.

3.3.2. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng dây chuyền công nghệ.

Còn gọi là liên kết dọc. Liên kết giữa các DN khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất-kinh doanh- thương mại hoàn chỉnh. Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Hình thức này vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt động có hiệu quả cao và bành trướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nước trên thế giới. Để hình thành Tập đoàn kinh tế loại này cần phải có một công ty đủ lớn và đủ uy tín để có thể quản lý và kiểm soát các công ty khác; có một ngân hàng đủ khả năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn Tập đoàn; có mối liên hệ nhiều mặt và vững chắc với Nhà nước; có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ; có hệ thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý tống hợp những thông tin về thị trường, đầu tư. Vì vậy, các nước đang phát triển thường hình thành các tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại.

3.3.3. Liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, kể cả những ngành lĩnh vực không liên quan đến nhau, còn gọi là liên kết hỗn hợp.

Liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực, có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh bằng chiến lược, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất. Hình thức này cũng đang được ưa chuộng trên thế giới và trở thành xu hướng phát triển của các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một công ty tài chính lớn, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, trong đó hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.

4. Đặc điểm tập đoàn kinh tế

4.1. Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động

Hầu hết các tập đoàn đều có quy mô lớn được biểu hiện thông qua số vốn, lao động, doanh thu, phạm vi hoạt động. Do Tập đoàn là sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp và liên kết với các doanh nghiệp khác nên tạo ra năng lực cạnh tranh lớn, quy mô về vốn của tập đoàn lớn hơn các doanh nghiệp đơn lẻ. Tập đoàn là một tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên số lượng lao động là rất lớn. Quy mô về vốn và lao động lớn dẫn đến doanh thu của tập đoàn cũng lớn. Tập đoàn có khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, năng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm củng cố và mở rộng thị trường.

Thêm vào đó, tập đoàn không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ một quóc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác, vì vậy mà phạm vi hoạt động của Tập đoàn là rất rộng lớn, có quy mô toàn cầu.

4.2. Các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực

Tập đoàn kinh tế thường hoạt động đa ngành nghề và đa lĩnh vực. Các tập đoàn đều phát triển từ đơn ngành lên đa ngành, có chiến lược phát triển cụ thể. Khi các tập đoàn phát triển lớn mạnh và dần mở rộng các lĩnh vực hoạt động

khác nhau. Mỗi tập đoàn đều có ngành nghề chủ đạo, đặc trưng của tập đoàn với sản phẩm mang thương hiệu tập đoàn. Sau đó thì phát triển thêm các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu… để làm đòn bẩy cho tập đoàn hoạt động. Quá trình sản xuất và tiêu thụ của tập đoàn sẽ thành một vòng khép kín, giảm bớt sự phụ thuộc của tập đoàn với bên ngoài.

Mục đích hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo hoạt động của tập đoàn được liên tục, hiệu quả.

4.3. Các tập đoàn đa dạng về cơ cấu tổ chức, sở hữu

Tập đoàn kinh tế thường đa dạng về cơ cấu tổ chức. Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp liên kết với nhau gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ đóng vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các công ty con. Sự liên kết giữa các thành viên tùy thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh tế. Các công ty thành viên vẫn có tính độc lấp nhất định về mặt pháp lý.

4.4. Tập đoàn là một tổ chức không có tư cách pháp nhân

Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy các doanh nghiệp bình đẳng với nhau trước pháp luật. Các doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm liên đới với các doanh nghiệp khác. Công ty mẹ và các công ty con chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần tài sản của mình.

5. Các mô hình cấu trúc liên kết tập đoàn kinh tế

5.1. Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ

CÔNG TY CON 2

CÔNG TY CON 3

CÔNG TY CON 4

CÔNG TY CON 3.1

CÔNG TY CON 3.2

CÔNG TY CON 3.3

Biểu đồ 1: Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ



CÔNG TY MẸ


CÔNG TY CON 1

CÔNG TY CON 5


Công ty mẹ và các công ty thành viên có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ về chiến lược, tài chính, tín dụng. Giữa các công ty thành viên có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc chặt chẽ với nhau và ở mức độ lớn phụ thuộc vào công ty mẹ nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn. Mục tiêu của công ty thành viên thường trùng với mục tiêu của công ty mẹ. Tập đoàn chỉ tồn tại và phát triển vững mạnh khi xây dựng được cơ chế hoạt động dựa trên sự thống nhất lợi ích kinh tế của từng thành viên với lợi ích kinh tế chung của cả tập đoàn và thực hiện chủ yếu bằng hợp đồng kinh tế.

Đây là tập đoàn kinh tế tổng hợp, nhiều cấp, nhiều góc độ (cả khoa học, công nghiệp, thương mại, tài chính, dịch vụ…). Các doanh nghiệp trong tập đoàn lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu, thực hiện nhất thể hóa bằng cách hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp lại để lập ra tập đoàn kinh tế.

Công ty mẹ sở hữu số lượng vốn cổ phần lớn trong công ty con cháu. Nó chi phối các công ty con, cháu về tài chính và chiến lược phát triển. Vốn sở hữu của tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp (có nhiều chủ) nhưng có một chủ (công ty mẹ) là đóng vai trò khống chế, chi phối. Công ty mẹ thường là công ty có cổ phần, được thành lập và hoạt động theo luật công ty nước sở tại, có thể có vốn góp của chính phủ hoặc chính phủ sở hữu 100% về vốn hoặc Chính phủ nắm giữ cổ phần chi phối 51%.

Công ty con cháu thường là công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân riêng, được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở tại. Trong đó công ty mẹ sở hữu 100% vốn hoặc ít nhất 51% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu trong các công ty con, hoặc công ty mẹ có khả năng kiểm soát, khống chế mặc dù không nắm giữ cổ phần chi phối.

Về nguyên tắc, các tập đoàn thực hiện quản lý theo mô hình đa khối. Mô hình quản lý đa khối chính là kết quả của sự phát triển, mở rộng và đa dạng hóa hoạt động của tập đoàn kinh tế cả về quy mô, chủng loại sản phẩm và thị trường.

Theo mô hình tổ chức tập đoàn ở trên thì mỗi công ty con là một khối, mỗi công ty cháu chỉ sản xuất một loại sản phẩm ở một nước nhất định. Mỗi đơn vị kinh doanh của khối có các phòng chức năng như phòng tài chính, tiếp thị, phân phối, sản xuất nhưng tất cả đều tập trung cho việc sản xuất có hiệu quả và chất lượng một loại sản phẩm nhất định. Giám đốc của đơn vị kinh doanh là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc khối về hoạt động của đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022