Xu Hướng Phát Triển Của Tập Đoàn Kinh Tế Khi Việt Nam Hội Nhập Vào Nền Kinh Tế Thế Giới


công nghiệp của Việt Nam mới chiếm 20%, thấp hơn các nước khu vực ASEAN, Philippines là 29%, Thái Lan 31%, Malaysia 51%, Singapore 73%) cho nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn nhiều hạn chế.


Tính liên kết và mức độ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Thực tế nhiều doanh nghiệp vỡ lợi ớch riờng nờn đó phỏ giỏ hoặc ộp giỏ doanh nghiệp bạn. Một số doanh nghiệp cũn đầu tư khộp kớn cơ sở sản xuất, mặc dự cựng loại sản phẩm cỏc nơi khỏc đó làm được, gõy lóng phớ và tăng chi phớ đầu tư cho sản xuất, trong khi việc tiờu thụ sản phẩm đang khú khăn. Để giảm giỏ bỏn sản phẩm và nõng cao sức cạnh tranh của hàng húa sản xuất ra, cỏc doanh nghiệp sản xuất cần cú sự liờn doanh, liờn kết với nhau. Chớnh sự liờn doanh, liờn kết của cỏc doanh nghiệp để nõng cao năng lực sản xuất, nõng cao năng lực tài chớnh…..là điều kiện để hỡnh thành cỏc tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Xác định được việc hình thành các tập đoàn kinh tế là điều kiện khách quan trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã và có nhiều chính sách đó và sẽ ban hành để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thành lập tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, khi xác định lộ trình, xác định các loại dịch vụ "nhạy cảm" cần có sự tham gia của doanh nghiệp Nhà nước, hoặc Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Các lĩnh vực còn lại mở cửa để đón nhận đầu tư. Doanh nghiệp, doanh nhân cần chủ động tìm hiểu luật ―chơi‖, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận khi Việt Nam gia nhập WTO để hiểu ra thuận lợi và khó khăn, thay đổi nhanh cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất ra các sản phẩm theo nhu cầu thị trường quốc tế cả về thị hiếu, chất lượng và tiêu chuẩn, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần chú trọng nắm bắt, khai thác thông tin kịp thời về thị trường giá cả, biến động nguyên liệu, vật tư, chuẩn bị các phương án sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn nhằm đề ra giải pháp toàn diện giảm bớt rủi ro. Gia nhập WTO, doanh nghiệp, doanh nhân có thêm điều kiện để phát triển còn người tiêu dùng mà thực chất là toàn xã hội có điều kiện tiếp cận hàng hóa, dịch vụ rẻ, tốt, tiện ích hơn. Vấn đề là doanh nghiệp, doanh nhân cần tận dụng thời cơ vượt qua thách thức, cạnh tranh thắng lợi ở cả trong nước và quốc tế.


Để hình thành các tập đoàn kinh tế khi hiện nay Việt Nam đó là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những điều kiện sau:

Cần có doanh nghiệp đầu tàu có tiềm lực tài chính mạnh, khoảng trên một ngàn tỷ đồng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đảm nhiệm vai trò một Công ty mẹ trong tập đoàn.

Các đơn vị doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế cần có mối quan hệ theo ngành và theo lãnh thổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo đảm những yêu cầu cần thiết cho thị trường trong nước

Có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra nước ngoài

Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 8

Có tên giao dịch riêng, đã có uy tín thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

2. Xu hướng phát triển của Tập đoàn kinh tế khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế, các Tập đoàn kinh tế sẽ lần lượt ra đời như là tất yếu khách quan. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam thời gian qua tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng về cơ cấu vẫn chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa có được những nguồn lực lớn; tiềm lực chưa đủ mạnh và còn phân tán, mức độ tích tụ, tập trung chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh yếu (cả về kỹ năng cũng như về tập quán). Do đó, nếu để các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân tự hình thành Tập đoàn kinh tế một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm.

Gia nhập WTO là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị trí của nước ta trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển. Gia nhập WTO là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu với hành trang pháp lý là quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương vừa được ký với các nước thành viên. Về mặt lý thuyết, WTO sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. WTO hiện chiếm hơn 85% tổng thương mại hàng hóa và 90% tổng thương mại dịch vụ toàn cầu. Tuy nhiên, trở thành thành viên của WTO cũng có nghĩa phải chấp nhận những nguyên tắc, luật chơi của


WTO không phải lúc nào cũng phù hợp các nguyên tắc của mỗi quốc gia.

Mặt khác, nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc đáng kể vào nền kinh tế thế giới ở cả "đầu vào" lẫn "đầu ra". Vì vậy, muốn tăng trưởng cần chủ động phát huy cao nhất nội lực, tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài và nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường quốc tế để tiêu thụ sản phẩm. Có một thực tế là, tâm lý e ngại bị "thua thiệt" khi tham gia WTO ở từng ngành, từng nơi không phải là không có và thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trong khi bày tỏ ý kiến đều thống nhất cho rằng: làm ăn "vững hay không vững" chủ yếu tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp và doanh nhân. Khi mở cửa WTO, thuế suất và hàng rào phi thuế quan của cả trong nước và ngoài nước sẽ giảm một cách đáng kể, song vấn đề là hàng của các doanh nghiệp có chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài hay không tùy thuộc vào chất lượng, giá, phương thức lưu thông phân phối và sự nhạy bén của doanh nghiệp, doanh nhân. Việc mở rộng cửa hội nhập quốc tế tuy tạo ra một số khó khăn, song điều đó cũng thúc đẩy doanh nghiệp, doanh nhân trong nước vươn lên, chủ động tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành thấp, cạnh tranh được với mặt hàng ngoại cùng loại.

Trên thế giới, các Tập đoàn kinh tế ra đời, theo qui luật phát triển của cơ chế thị trường và yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là một quá trình phức tạp, diễn ra trong mối tác động qua lại và trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. Về mặt lý thuyết, để đảm bảo cho các Tập đoàn ra đời và hoạt động có hiệu quả, cần hội tụ một cách đồng bộ một số điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất hiếm khi đạt được sự hội tụ đồng bộ đó.

Vì vậy, điều cơ bản là trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đến một thời điểm nào đó nhận thấy rõ sự cần thiết khách quan phải có một số Tập đoàn kinh tế mạnh, trong thực tế đã xuất hiện một số điều kiện cơ bản, cốt yếu nhất, người ta vẫn có thể thúc đẩy hình thành một số Tập đoàn kinh tế và trong quá trình hoạt động sẽ bổ sung, hoàn thiện những điều kiện cần thiết khác. Việc thí điểm hình thành một số Tập đoàn kinh tế ở nước ta trong thời gian gần đây có thể coi là trường hợp như vậy.

Ngay khi bắt đầu thực hiện chủ trương hình thành một số tổng Công ty 91 theo hướng Tập đoàn kinh tế đã có những ý kiến cho rằng: việc hình thành này mang tính hành chính là ―bình mới rượu cũ‖, chỉ là biến thể của mô hình


Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh và tổng Công ty 91, không phải như một Tập đoàn kinh doanh theo đúng nghĩa đầy đủ của nó. Biểu hiện là những Tập đoàn trên thế giới phổ biến là đa sở hữu, hình thành bằng nhiều con đường khác nhau và kinh doanh đa ngành. Trong khi đó, tổng Công ty 91 của ta phần lớn chỉ có một sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thành lập. Vì vậy, nước ta chưa hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết cả về khách quan lẫn chủ quan để hình thành những Tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế hiện nay là cần thiết vì:

Thứ nhất là: chủ trương thí điểm hình thành một số Tập đoàn kinh tế ra đời trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng để sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Qua đó để các tổng Công ty 91 đã có sẽ tạo nên lực hấp dẫn đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tự nguyện tham gia Tập đoàn.

Thứ hai là: bất kỳ một tổ chức kinh tế nào ra đời cũng phải trên cơ sở những điều kiện nhất định, trong môi trường nhất định, khi đã hình thành thì phải luôn tự hoàn thiện và tạo thêm những điều kiện để có thể tồn tại và phát triển. Việc hình thành một số Tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay tuy chưa hội tụ thật đầy đủ những điều kiện như mong muốn, nhưng đã xuất hiện nhiều điều kiện cơ bản, trong bối cảnh nước ta hiện nay đang xây dựng một nền kinh tế mở, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quá trình cạnh tranh và liên kết diễn ra đồng thời và tác động qua lại với nhau; thực tiễn hiện nay tiến trình chủ động hội nhập đang ngày càng sâu, rộng vào kinh tế quốc tế. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã đặt ra yêu cầu không chỉ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại mà còn cần hết sức chú trọng phát huy các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước để phát huy thế so sánh, ―đi tắt, đón đầu‖. Do đó, cần có những doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, có tầm vóc quốc tế, tạo thế và lực cạnh tranh thắng lợi trên thị trường khu vực và quốc tế.

Trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân hiện nay, một số ngành đã đạt được trình độ tích tụ, tập trung nhất định, trong đó có những ngành trọng yếu và then chốt như Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Công nghiệp xây dựng,... Những năm gần đây, các ngành này đã có được nhịp độ tăng trưởng cao, đạt được một bước về trình độ tích tụ và tập trung sản xuất, có quan hệ


liên kết kinh tế trong và ngoài nước, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế, trong tương lai có triển vọng phát triển tốt và sự phát triển đó có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những ngành này đang rất cần có những giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu cao về vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy hơn nữa quá trình tích tụ tập trung để có thể phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Sau gần 10 năm được thành lập và hoạt động dưới cơ chế kinh tế thị trường, một số tổng Công ty 91 đã có bước phát triển khá nhanh trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, thực hiện phân công, hiệp tác trong sản xuất và liên kết kinh tế, làm cho trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được nâng cao một bước. Điều này đã đặt ra yêu cầu khách quan cần phải đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Nhìn chung qui mô vốn của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhỏ (bình quân vốn nhà nước của một doanh nghiệp thành viên của tổng Công ty 91 tại thời điểm 31/12/2003 mới đạt khoảng 30 tỷ đồng), phân tán và manh mún, trình độ công nghệ vẫn còn thấp kém so với khu vực và thế giới. Do đó, nếu các doanh nghiệp này không liên kết lại thì khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ rất hạn chế.

Mặt khác, trong cơ chế kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường liên kết và cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế ở nước ta thời gian vừa qua, tuy đã thiết lập được một số liên kết kinh tế trong các tổng Công ty nhà nước, đặc biệt là tổng Công ty 91 nhưng tình trạng cạnh tranh có xu hướng lấn lướt các quan hệ liên kết. Đã có nhiều trường hợp thay vì liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thì các doanh nghiệp trong cùng tổng Công ty, lại cạnh tranh gay gắt với nhau, gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp và thua thiệt trong quan hệ kinh tế quốc tế. (ví dụ như các doanh nghiệp ngành dệt may cạnh tranh với nhau giành giật mối hàng gia công quốc tế dẫn đến tình trạng giảm giá gia công, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực cạnh tranh nhau để xuất khẩu gạo dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm, các doanh nghiệp ngành xây dựng cạnh tranh trong đấu thầu các công trình có nguồn vốn của quốc tế dẫn đến thua thiệt trong quản lý kinh tế,...).


Vì vậy, để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tốc độ nhanh và bền vững, tranh thủ được các cơ hội và vượt qua thách thức, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế dưới những hình thức khác nhau, trong đó có hình thức hình thành các Tập đoàn kinh tế nhằm tăng cường sức mạnh chung của cả hệ thống là một yêu cầu cấp thiết.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách, pháp luật, Nhà nước phải sử dụng hệ thống các công cụ quản lý, trong đó doanh nghiệp nhà nước được coi là công cụ vật chất quan trọng của Nhà nước. Những Tập đoàn kinh tế ở một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chi phối sẽ là công cụ vật chất hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình.

Trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước về kinh tế, một vấn đề không kém phần quan trọng cũng được đặt ra là cải cách hành chính, xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phát huy đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế cũng là một trong những công việc của quá trình này.

Trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm hiệu quả của việc hợp tác kinh tế quốc tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập bình đẳng và có hiệu quả vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quan hệ liên kết kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, mỗi chủ thể kinh tế của đất nước đều có thể tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế dưới nhiều cấp độ và hình thức khác nhau như thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ, xuất nhập khẩu,... Trong quá trình này, thực tế đã cho thấy, từng doanh nghiệp biệt lập với nguồn lực hạn chế sẽ gặp phải khó khăn và khó tránh khỏi những thua thiệt trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Vì vậy, việc mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước, đưa chúng vào một tổ chức kinh doanh thích hợp chính là một giải pháp


để khắc phục những khó khăn trên đây. Mặt khác, hình thành những Tập đoàn kinh tế mạnh sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, trên cơ sở đó, tạo ra điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến tới đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Qua phân tích trên đây thấy rằng, từ điều kiện thực tiễn của phát triển kinh tế nước ta, xu hướng phát triển có tính phổ biến của nhiều nước trên thế giới có thể khẳng định việc hình thành các Tập đoàn kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là đáp ứng nhu cầu thực sự của quá trình phát triển kinh tế và là sự cần thiết mang tính khách quan.


CHƯƠNG III‌

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM


I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Với thực trạng các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, việc hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở các tổng Công ty nhà nước có đủ điều kiện. Đó là các tổng Công ty có quy mô khá lớn, đã có mạng lưới doanh nghiệp thành viên rộng khắp. Các doanh nghiệp này đã có quan hệ tương đối mật thiết, đang có liên doanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước nên càng có điều kiện để trở thành hạt nhân trong mô hình Tập đoàn mới.Tập đoàn kinh tế là mô hình còn khá mới mẻ với nước ta do vậy để phát triển thành công mô hình này cần phải học hỏi kinh nghiệm nhiều từ các quốc gia phát triển đi trước đặc biệt là những nước có hoàn cảnh và điều kiện cụ thể tương đồng với Việt Nam. Phương thức hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có những đặc trưng gần giống với cách thức hình thành Tập đoàn kinh tế tại một số nước Đông á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sau đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển Tập đoàn ở các quốc gia này

1. Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế của Trung Quốc

Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị thành lập Tập đoàn kinh tế từ những năm 80 của thế kỷ XX với 2 đợt thí điểm thành lập 120 Tập đoàn doanh nghiệp vào các năm 1991 và 1997. Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra khung pháp lý cho Tập đoàn doanh nghiệp ra đời và phát triển như quy định tạm thời về việc thành lập doanh nghiệp Tập đoàn của ủy ban Kinh tế và Mậu dịch nhà nước: Luật về đăng ký kinh doanh của Tập đoàn doanh nghiệp. Với cách làm thận trọng từ chỗ khuyến khích sự liên kết, hợp tác kinh tế, thực hiện hình thức ―cùng quản lý‖ giữa các doanh nghiệp mà không làm thay đổi hình thức sở hữu đến việc chính thức hình thành Tập đoàn doanh nghiệp. Từng bước nới lỏng sự quản lý nhà nước, giao thêm quyền tự chủ kinh doanh cho các Tập đoàn doanh nghiệp.

Mở rộng dần sự hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp từ lĩnh vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022