tại các doanh nghiệp ngành dệt may) của tác giả Dương Văn Hòa (năm 2016) [44]; Công trình Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam của Trần Quốc Việt (2017); [101] Công trình Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Nguyễn Đình Phan, 1996); Mô hình TĐKT nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020 (Phạm Quang Trung, 2013); Báo cáo về thí điểm thành lập TĐKT NN (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương, 2011). Riêng công trình của viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương có phân tích sơ bộ về tình hình thực tế hoạt động của các TĐKT nhà nước, còn các công trình nghiên cứu khác đã nêu ở trên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết, có đề cập (nhưng không sâu) về thực trạng của mô hình tập đoàn kinh tế. Trong thực tế, qua những năm thực hiện thí điểm mô hình TĐKT Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề thực tiễn của mô hình tập đoàn kinh tế, qua đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu để đổi mới mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu nêu trên và các vấn đề đưa ra có phạm vi rộng, hẹp khác nhau, tiếp cận dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực trạng của các DNNN, mô hình hoạt động của DNNN sau CPH. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (có tính đặc thù). Do đó, đây là khoảng trống mà tác giả đã phát hiện, xác định và bù lấp trong nghiên cứu của mình.
1.2.4. Nhóm các công trình liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát những khía cạnh khác nhau về một số vấn đề lý luận, về thực trạng DNNN và DNNN sau CPH của các chủ thể, khác nhau, trên nhiều góc độ liên quan đến tái cơ cấu DNNN, quản trị DNNN, mô hình quản lý DNNN sau CPH... các công trình nghiên cứu đều tập trung khái quát những vấn đề đặt ra, từ đó xác định quan điểm, giải pháp đổi mới DNNN, mô hình quản lý DNNN sau CPH.
Hệ thống các giải pháp liên quan đến đổi mới mô hình quản lý DNNN và DNNN sau CPH được đề cập trong các công trình nghiên cứu rất phong
phú, đa dạng. Ngoài các báo cáo mang tính chất chuyên môn, một số đề tài nghiên cứu đi sâu vào một số khía cạnh chung hoặc các khía cạnh quản lý cụ thể của đổi mới mô hình quản lý DNNN và DNNN sau CPH. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH có thể nhắc đến như: Công trình Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của tác giả Trần Hồng Thái (2001), [78] nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa một số DNNN, bao gồm: Nhóm giải pháp tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô; nhóm giải pháp liên quan đến doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Trong các giải pháp đó có lý giải đến những vấn đề của quá trình CPH DNNN, các vấn đề về quản lý DNNN sau CPH. Đặc biệt, trong một số nghiên cứu khác như công trình Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau cổ phần hóa ở Việt Nam, (Đoàn Ngọc Phúc, 2015)
[63] hoặc công trình Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN trong công nghiệp ở Việt Nam (Hoàng Kim Nguyên, 2003) [61] và công trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Nguyễn Đăng Liêm, 2003) [51] đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, liên quan đến việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Các giải pháp được đề xuất trong các nghiên cứu nêu trên bước đầu đã đề cập trực tiếp đến những giải pháp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý DNNN khi CPH, đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN để nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ở một số địa phương và mở rộng ra cả nước. Ngoài ra, có các công trình nghiên cứu khác (Điều kiện và giải pháp hình thành các Tập đoàn kinh tế từ các TCT 91 của tác giả Đào Xuân Thủy, 2009) [84] cũng đã đề cập các giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự hình thành các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam từ các TCT. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để luận giải quan điểm về điều kiện hình thành các Tập đoàn kinh tế, đề xuất được các biện pháp có giá trị tham khảo rất tốt cho các nghiên cứu về đổi mới mô hình quản lý các Tập đoàn kinh tế được CPH từ DNNN.
Tiếp cận dưới góc độ hẹp hơn, đề cập đến quản trị doanh nghiệp, tác giả Vũ Thị Quý (Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các DNNN sau cổ phần hóa, 2003) [69] đã tập trung vào nghiên cứu quản trị tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính cho DNNN sau cổ phần hóa. Từ các nội dung nghiên cứu, các hướng nghiên cứu khác nhau, những công trình trên đã gợi mở được một số vấn đề về hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các DNNN sau cổ phần hóa. Hoặc trong nghiên cứu của Trần Xuân Long, (Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong DN sau cổ phần hóa, 2012 [54], tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ về cổ phần hóa DNNN và chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Làm rõ phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong đề xuất giải pháp, nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bản (đổi mới chính sách quản lý vốn), cơ sở cho việc đổi mới quản lý DNNN sau khi CPH. Trong Luận án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trần Thị Bích Hằng, 2012) [42], tác giả đã xác định quan điểm và đề xuất giải pháp, kiến nghị trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp khả thi được đề ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên một địa bàn cụ thể. Nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc xác định các giải pháp cho vấn đề đổi mới mô hình quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa mà đề tài có thể kế thừa, phát huy.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu, các hội thảo, bài báo khoa học mà các giải pháp được đề xuất có liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH như: Cuốn sách Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Phạm Ngọc Côn, Nxb CTQG, 2001); Công trình Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Việt Xô, 2011) [102]; Công trình Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt may của tập đoàn dệt may Việt Nam (Ngô Thị Nguyệt
Nga, 2011) [59]; Luận án Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông - Vận tải, (Nguyễn Duy Ký, 2012) [50]; Cuốn sách Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020 (Phạm Quang Trung, 2013, Nxb. CTQG, Hà Nội); Luận án Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, (Hoàng Tuân, 2016) [93]; Công trình Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN thuộc Bộ Công thương, (Dương Đức Tâm, 2016) [71]; Công trình Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Trần Quốc Việt, 2017) [101].
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 3
- Khung Phân Tích Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Kinh Nghiệm, Kết Quả Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cph
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Mô Hình Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa
- Người Lao Động Tham Gia Ctcp Với Tư Cách Là Cổ Đông
- Nội Dung Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cổ Phần Hóa
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh còn tiếp cận với nhiều bài báo khoa học có liên quan trực tiếp đến những vấn đề về giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, tiêu biểu như: Phạm Ngọc Linh (2009), Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề sau CPH, (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11/2009); Minh Hoàng (2011), Quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 149, tháng 3/2011); Phú Giang (2011), Đổi mới quản lý, cổ phần hóa DNNN nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, (Tạp chí Cộng sản, số 50, tháng 2/2011); Phương Ngọc Thạch (2011), Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN cổ phần hóa, (Tạp chí Cộng sản, số 50, tháng 2/2011); Nguyễn Thanh Lan (2012), Hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa - Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế, (Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2012); Nguyễn Tuấn Phương (2012), Giải pháp giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Tài chính, số tháng 9/2012); Đoàn Ngọc Phúc (2014), Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số 7, năm 2014); Đoàn Ngọc Phúc, Lê Văn Thông (2014), Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 203, tháng 5/2014); Vũ Thanh Hương (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN sau cổ phần hóa, (Tạp chí Tài chính, số tháng 2/2015); Trần Việt Lâm (2015), Đổi mới quản trị công ty
và những yêu cầu đối với cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam, (Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 218, tháng 8/2015). Các nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề khác nhau, những khía cạnh liên quan đến giải pháp đổi mới quản lý DNNN nói chung và DNNN sau CPH, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Đây là những cơ sở quan trọng để luận án có thể kế thừa chọn lọc và tìm được khoảng trống để xác định rõ và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài:
Một số công trình đã công bố của các học giả trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; về phát triển mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước; phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống tổ chức quản lý, quản trị của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Các nghiên cứu này đã lý giải những vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Những đóng góp về mặt lý luận đó là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, vận dụng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu luận án.
- Đối với nhóm các công trình nghiên cứu trong nước:
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đã: Đề cập đến các quan điểm khác nhau, giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới các góc độ như: hiệu quả kinh doanh, hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh doanh thu, lợi nhuận, lao động việc làm, nộp ngân sách của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách doanh nghiệp nhà nước mà giải pháp quan trọng nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước. Làm rõ được điều kiện để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thức cổ phần hóa và nội dung cơ bản của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo các văn bản pháp quy. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng làm rõ được các vấn đề cụ thể của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: Vai trò của doanh nghiệp nhà nước; Sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước; Tính tất yếu khách quan chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần ở Việt Nam. Đồng thời, các công trình nghiên cứu trên cũng đã giải quyết được một số vướng mắc, bất cập khi thực hiện cổ phần hóa như: Xử lý tình hình tài chính khi cổ phần hóa; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp; chính sách đối với người lao động khi chuyển sang Công ty cổ phần; bảo toàn vốn nhà nước khi chuyển sang Công ty cổ phần; chính sách đối với người đại diện phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa...;
Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu, chỉ rõ và giải quyết một số vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Cơ cấu lại bộ máy quản lý; tổ chức công tác quản trị DN; công khai, minh bạch thông tin theo luật DN năm 2005, cơ cấu lại bộ máy quản lý, thực hiện công tác quản trị Công ty; phân định quyền sở hữu tài sản giữa chủ sở hữu và CTCP. Qua nghiên cứu, các công trình đã đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và một số Bộ ngành có liên quan nói riêng theo tinh thần các chính sách, văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước.
Ở nhóm các công trình liên quan đến mô hình TĐKT nhà nước. Các nghiên cứu theo hướng này đã: Tiếp cận, phản ánh khá sâu rộng về mô hình TĐKT, đề cập đến vấn đề tổng thể mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, đến việc xây dựng TĐKT nhà nước làm nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, trong số đó có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về điều kiện phát triển và đưa ra các giải pháp, hướng đi đối với việc thành lập và phát triển các TĐKT nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời, các nghiên cứu trên đã làm rõ những khía cạnh của một mô hình cụ thể: mô hình quản trị, cơ chế tài chính, mô hình
đầu tư, quản trị rủi ro, mô hình quản lý người đại diện, mô hình huy động vốn... của Tập đoàn kinh tế nhà nước. Hướng nghiên cứu này giúp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án.
Đánh giá chung: Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên mặc dù đã xác định rõ cách tiếp cận, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ở những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình quản lý của doanh nghiệp nhà nước, của các Tập đoàn kinh tế nhà nước sau cổ phần hóa. Những công trình nêu trên đã cung cấp phần nào cơ sở ban đầu, là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đặt ra những vấn đề mới, những yêu cầu trong bối cảnh mới. Đối chiếu với những yêu cầu mới đó, tổng quan những công trình nghiên cứu trên đã cho thấy: Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa; Chưa hệ thống hóa, khái quát hóa một cách đầy đủ những vấn đề lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Đồng thời, cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu khảo sát thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh mới, gắn với xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, gắn kết trong chuỗi giá trị toàn cầu và đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, đây là khoảng trống mà nghiên cứu sinh lựa chọn để làm hướng nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ của mình.
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, để bù đắp khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu. Luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
- Về mặt phương pháp: Luận án xác định, làm rõ cách tiếp cận; việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu, đánh giá; làm rõ khung phân tích trong nghiên cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
- Về mặt lý luận: Luận án khái quát hóa, hệ thống cơ sở lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Các vấn đề lý luận cụ thể như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
- Về thực tiễn:
Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa của một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Luận án sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và chỉ rõ những vấn đề đặt ra làm cơ sở cho việc xác định các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo.