Khung Phân Tích Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

- Lịch sử và lôgíc: Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về sự hoạt động và phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam qua việc xem xét những sự kiện và kết quả hoạt động SXKD trước, trong và sau cổ phần hóa, sâu chuỗi chúng lại với nhau để tìm ra được xu hướng và quy luật tất yếu chi phối sự đổi mới, phát triển của Tập đoàn.

- Quan sát thực địa: Quan sát hình thái (trạng thái tổ chức, cấu trúc tổ chức, mối liên hệ bên trong tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam); quan sát về chức năng (quan sát bản chất các nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay và TCT Xăng dầu trước đây; quan sát mô tả (nhận biết sự biến đổi của trạng thái tổ chức, cấu trúc tổ chức, mối liên hệ bên trong tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam); quan sát phân tích (phân tích trạng thái của tập đoàn, phân tích hoạt động của tập đoàn, phân tích sự tương tác của các doanh nghiệp thành viên trong hệ thống cấu trúc của tập đoàn).

- Định tính và định lượng: Cách tiếp cận này trong luận án nhằm để xem xét sự phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ở cả khía cạnh định tính (phỏng vấn sâu) và định lượng (qua số liệu kết quả SXKD), để qua đó đi đến mục đích là nắm bắt được bản chất của mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Tiếp cận thống kê: Luận án sử dụng phương pháp này để thống kê, đánh giá kết quả SXKD của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, kết quả số liệu định lượng từ quá trình khảo sát, điều tra bảng hỏi… để đưa ra đánh giá có tính liên quan đến bản chất mô hình phát triển của tập đoàn.

4.2.4. Khung phân tích mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam


Thu thập tài liệu thứ cấp về thực trạng DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng


Thực trạng

mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


Thu thập tài liệu sơ cấp:

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 4

- Điều tra bằng phiếu


Tồn tại, hạn chế Nguyên nhân


Các nhân tố ảnh hưởng

Hình 1. Khung phân tích mô hình doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam


Cơ sở lý luận về mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa

Bối cảnh đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH



Quan điểm, giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng


15

5. Những đóng góp khoa học của luận án

- Kết quả của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

- Làm rõ kinh nghiệm về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở một số quốc gia và bài học rút ra cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho các quan điểm, định hướng mục tiêu và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp sau.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận:

+ Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung thêm những vấn đề lý luận chung về mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa và quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH;

+ Xây dựng mô hình kinh tế lượng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý DNNN sau cổ phần hóa;

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận án đánh giá được thực trạng mô hình quản lý của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đổi mới mô hình quản lý ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong thực tiễn;

- Kết quả nghiên cứu của Luận án là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nghiên cứu tham khảo, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, triển khai trong thực tế nhằm đổi mới mô hình quản lý Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sau khi cổ phần hóa. Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa

Chương 3. Thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chương 4. Giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Những nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án

Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã đề cập khá nhiều đến các vấn đề về DNNN, cải cách, đổi mới DNNN. Đặc biệt có các hướng nghiên cứu cụ thể về cổ phần hóa DNNN, những biện pháp đổi mới quản lý, quản trị DNNN sau cổ phần hóa. Xem xét chuyển đổi các DNNN, quá trình tổ chức, sắp xếp lại DNNN dưới khía cạnh giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia khác nhau, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Cổ phần hóa là giải pháp chuyển các cơ sở sản xuất của Nhà nước cho tư nhân, đây là nội dung tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, nhấn mạnh quá trình giải thể của các DNNN và tái cơ cấu lại chúng theo các liệu pháp sốc, lấy cổ phần hóa toàn dân (nước Nga) hay tư nhân hóa sở hữu nhà nước (các nước Đông Âu làm trọng tâm). Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp có thể áp dụng nhằm thu được thành công trong cải cách các doanh nghiệp nhà nước. (Nhóm tác giả Barry Spicer, David Emanuel, Michael Powel (1993) trong công trình nghiên cứu Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước - quản lý sự thay đổi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết. [107] Nghiên cứu về sự cần thiết của việc duy trì khu vực DNNN trong thực hiện dịch vụ công cộng, có tác giả đã nêu ra những lý do cơ bản như: (1) Cung cấp dịch vụ công một cách công bằng cho các đối tượng yếu thế trong kinh tế thị trường; (2) tạo ra sự liên kết xã hội; (3) tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân đạt tới hiệu quả chung; Cần duy trì môi trường cạnh tranh đối với DNNN, đồng thời duy trì sự điều tiết cần thiết của nhà nước đối với DNNN. Mô hình tổ chức điều tiết này là các cơ quan độc lập đứng ra kiểm soát DNNN. Cơ quan điều tiết này độc lập với DNNN và cũng độc lập với cả hệ thống cơ quan quản lý hành chính của nhà nước. (Éslie Cohen và Claude Henry, 1997, Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh) [108].

Ở một góc độ khác, nghiên cứu, tổng hợp về các mô hình kinh tế, cung cấp những hiểu biết cả về mặt chính trị và học thuật về hiện tượng và quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển. Nghiên cứu về

quản lý, chiến lược, cấu trúc, hoạt động của các Tập đoàn kinh tế. Các nước phát triển sau chiến tranh đều đang sở hữu những Tập đoàn kinh tế mạnh, nổi tiếng, đưa ra bài học về sự phát triển của mỗi nước, từ đó cho cái nhìn khái quát về các mô hình cũng như đặc thù, hình thức hoạt động của mỗi tổ chức kinh doanh với tư cách là Tập đoàn kinh tế được thể hiện rõ trong công trình The Oxford Handbook of Business Group năm 2010 của nhóm tác giả Asli M.Colpan, Takeashi Hikino và James R.Lincohn.[104]

Nghiên cứu về cải cách các DNNN, trong công trình Con đường cải cách DNNN ở Trung Quốc (Zhou Fangsheng và Wang Xiaolu, 2002) [93] đã chỉ rõ: Cải cách DNNN ở Trung quốc là một bộ phận chủ yếu của cải cách kinh tế; Cải cách DNNN đi đến phân cấp quyền kiểm soát hành chính đối với các DNNN, gắn cải cách sở hữu trong các DNNN quy mô nhỏ và việc thành lập hệ thống doanh nghiệp hiện đại đối với các DNNN quy mô vừa và lớn. Cơ cấu lại quyền tài sản và xác định rõ cơ quan đầu tư cho doanh nghiệp, chuyển đổi các DNNN sang Công ty TNHH, đánh giá lại và cung ứng đầy đủ tài sản cho doanh nghiệp, giảm bớt các khoản nợ không xác định được nguyên nhân trong quá khứ của doanh nghiệp; Thực hiện thí điểm chuyển DNNN thành CTCP; hình thành Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và thiết lập cơ chế quản lý Công ty được chuẩn hóa, cơ chế bán cổ phần nhằm tăng cường cơ chế giám sát của các chủ sở hữu. Sự thay đổi về giá cổ phần trên thị trường, việc giám sát của cổ đông và cơ chế kiểm toán độc lập làm cho những hành vi của doanh nghiệp được hợp lý hóa. Xác định các giải pháp cải cách DNNN, trong đó giải pháp cổ phần hóa DNNN được coi là trọng tâm và ngăn chặn được sự độc quyền hóa trong các ngành thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Trong nghiên cứu về cải cách các tập đoàn kinh tế, các tác giả Graham, Edward M, trong cuốn sách Reforming Korea’s Industrial Conglomerates, 2003 (Cải cách các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc), [109] đã phân tích nền kinh tế công nghiệp Hàn Quốc giai đoạn 1980 - 1992; Cải cách và tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc; Sự khủng hoảng kinh tế thời kỳ 1997 - 1998 dẫn đến sụp đổ tập đoàn Daewoo, khủng hoảng của tập đoàn Huyndai... Nghiên cứu đã làm rõ về sự hình thành, phát triển, sự lớn mạnh của các TĐKT

(Chaebol) của Hàn Quốc, những thành công và thất bại trong việc tái cơ cấu các Cheabol ở Hàn Quốc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tái cơ cấu TĐKT nhà nước ở Việt Nam. Cũng như Hàn Quốc, các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc có quá trình hình thành, phát triển gắn liền với việc cơ cấu lại các tập đoàn. Những xu hướng phát triển các TĐKT nhà nước ở Trung Quốc; những trở ngại khi Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tập đoàn; từ đó cho thấy sự cần thiết phải tái cơ cấu, đổi mới quản lý các tập đoàn để phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại. (Baoli Xu và Minggao Shen, 2003, Các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển) [106]. Qua nghiên cứu cho thấy, các TĐKT nhà nước ở Việt Nam cũng mang dáng dấp của các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc, bởi phần lớn các tập đoàn doanh nghiệp ở Trung Quốc, đặc biệt là các tập đoàn mạnh thuộc sở hữu nhà nước.

Một số nghiên cứu khác đã cho thấy rõ vai trò của việc đổi mới quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của DNNN gắn với quá trình cổ phần hóa DNNN. Những nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ tập trung sở hữu và sự độc lập của hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp ở Trung Quốc. Những doanh nghiệp được quản trị tốt hơn mang lại hiệu quả cao hơn và những doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài thì hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp cao hơn so với những doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước.( Heibatollah Sami, Justin T. Wang and Haiyan Zhou (2009): Corporate Governance and operating performance of Chinese listed firm (Quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết tại Trung Quốc) [110]. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các tập đoàn nhà nước, DNNN cho thấy, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại không thể có năng lực cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề nằm ở chỗ công tác quản lý yếu kém và sự dính líu của Nhà nước vào quá trình sản xuất của các DNNN, đặc biệt là các DNNN lớn. Con đường để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN có thể được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau. Cần chú ý đến đổi mới mô hình quản lý, quản trị DNNN, các bước đi cần thận trọng. (Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các tập đoàn nhà nước, DNNN và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế

trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (Frederick Nixson & Bernard Walters, 2010). [111]

Từ tổng quan các nghiên cứu ngoài nước có thể thấy quá trình CPH DNNN đi đôi với đổi mới quản lý sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Cổ phần hóa DNNN thành công và phát triển tốt hơn sau CPH thì DN CPH phải đổi mới cách thức quản lý DNNN và thu hút được những người giỏi tham gia quản trị doanh nghiệp. Bài học đối với quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH xuất phát từ chính mục đích và thực hiện tích cực, minh bạch quá trình CPH. Đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH giúp DNNN có được mô hình quản trị chuyên nghiệp, điều này dẫn đến thay đổi chất lượng, kỹ năng quản trị DN và dẫn tới gia tăng lợi nhuận nhờ áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.2. Những nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về mô hình quản lý DNNN sau CPH.

Ở Việt Nam những năm gần đây cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến cổ phần hóa DNNN, những đổi mới về mô hình quản lý, quản trị DNNN. Qua các nghiên cứu đó đã phần nào khái quát và bước đầu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của mô hình quản lý DNNN, nhất là DNNN sau cổ phần hóa.

Công trình Cổ phần hóa DNNN, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1996) [65] đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản như: Lý luận về công ty cổ phần, cơ sở khoa học định hướng cho quá trình cổ phần hóa các DNNN. Đề cập một số vấn đề khác về cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam như Khu vực kinh tế nhà nước và nhu cầu đổi mới, một số quan điểm cơ bản để thực hiện cổ phần hóa các DNNN, một số vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến quá trình cổ phần hóa DNNN. Trong đề án Hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế trên cơ sở TCT nhà nước của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003) [97] đã đề cập đến những lý luận chung về mô hình Tập đoàn kinh tế và đã có những gợi ý về mặt lý luận, những vấn đề của mô hình Tập đoàn kinh tế được hình thành từ các TCT nhà nước. Việc tiến hành xây dựng mô hình TĐKT, tổ chức thực

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí