Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Kinh Nghiệm, Kết Quả Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cph

hiện những bước đi, chính sách chủ yếu cho quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế từ một số TCT nhà nước.

Tập trung nghiên cứu đổi mới mô hình hoạt động của DNNN bao gồm việc sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN. Chuyển DNNN thành CTCP, Công ty TNHH một thành viên. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước (Phan Đức Hiếu, 2003, Cải cách doanh nghiệp nhà nước) [33]. Hoặc đề cập đến các khía cạnh DNNN ở các quốc gia và xu thế cải cách DNNN. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt Nam, về cổ phần hóa DNNN và hoàn thiện nền tảng pháp lý cho cổ phần hóa DNNN trong công trình Cổ phần hóa DNNN - những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Lê Hồng Hạnh, 2004. [39] Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về tập đoàn hóa doanh nghiệp, những đặc điểm về vấn đề cải tổ, cơ cấu tổ chức của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới để trên cơ sở đó tham khảo cho nghiên cứu về thực tiễn mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước (Nguyễn Minh Châu, 2005, Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam). [13]

Ở một số công trình đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam. Nghiên cứu các DNNN đang tiến hành cổ phần hóa và các DNNN đã tiến hành xong cổ phần hóa để so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN sau cổ phần hóa. Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề của DNNN sau CPH, tuy nhiên chưa đi sâu vào các vấn đề đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH (Bùi Quốc Anh, 2008, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa và sau cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam) [1]. Ở một khía cạnh khác, trong nghiên cứu về Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Hồ Thị Hương Mai, 2010) đã làm rõ một số vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế, công trình đã đề cập đến những vấn đề đặt ra, những yêu cầu để đổi mới mô hình quản lý để phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Cùng trong hướng nghiên cứu lý luận về đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, tác giả Ngô Thị Nguyệt Nga (2011) qua công trình Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn dệt may Việt Nam,[59] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tái cơ cấu doanh nghiệp, tái

cơ cấu tổ chức trên cơ sở quản trị theo quá trình, nghiên cứu các quan điểm tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Nội dung của tái cơ cấu bao gồm: tái cơ cấu quá trình kinh doanh; tổ chức, tái cơ cấu tài chính và các hoạt động khác. Đây là những vấn đề lý luận mới và có giá trị tham khảo rất lớn đối với việc xây dựng nội dung của tái cơ cấu TĐKT nhà nước ở Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau như: Nghiên cứu Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay, (Nguyễn Việt Xô, 2011) [102] đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với quá trình cổ phần hóa theo hướng hình thành các TĐKT, những gợi mở về lý luận đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH thông qua việc thành lập các TĐKT ở Việt Nam.

Một số nghiên cứu khác đã làm rõ những quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu TĐKT nhà nước. Các nội dung có liên quan đến tái cấu trúc DNNN được xem xét trên nhiều góc độ như tái cấu trúc toàn bộ hệ thống theo ngành nghề lĩnh vực, quản lý và giám sát của Nhà nước cũng như tái cấu trúc hệ thống văn bản chính sách. Tái cấu trúc trong từng doanh nghiệp cụ thể. Tái cấu trúc theo đối tượng như tái cấu trúc sản xuất, quản lý và tài chính doanh nghiệp. (Vũ Nhữ Thăng, 2012, Những lý luận cơ bản về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và kinh nghiệm quốc tế) [79]. Cùng hướng nghiên cứu trên, tác giả Nguyễn Hữu Đạt và Ngô Tuấn Nghĩa (2013) trong công trình nghiên cứu về Tập đoàn kinh tế trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, [37] đã đề cập đến các vấn đề như: Sự hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam; về vai trò của Tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường, trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế. Sự đổi mới trong phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mặt khác, trong công trình Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020 của Phạm Quang Trung (2013) [90] cũng đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới và Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Đây là những gợi ý bổ ích để tác giả

tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận về tái cơ cấu, về mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước, đổi mới mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Việt Nam.

Một số công trình tiêu biểu khác liên quan đến nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở một số DNNN, chẳng hạn như: Công trình Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Hoàng Tuân, 2016); Công trình Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông - Vận tải (Nguyễn Duy Ký, 2012) [50]; Đổi mới tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Doanh nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam (Trường hợp HABECO) của tác giả Nguyễn Tuấn Phong, 2012; Công trình Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam của Trần Quốc Việt, 2017 [101]. Qua nội dung nghiên cứu, các tác giả đã khái quát, làm rõ các vấn đề lý luận về hình thành, phát triển mô hình DNNN sau CPH. Những nội dung, những luận điểm, luận cứ của các công trình trên đây là cơ sở lý luận quan trọng, là nền tảng giúp ích rất lớn cho hướng nghiên cứu của đề tài luận án.

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm, kết quả mô hình quản lý DNNN sau CPH

Bàn về thực tiễn, những kinh nghiệm và kết quả đổi mới mô hình DNNN sau CPH, có rất nhiều nghiên cứu, các luận điểm khoa học được đưa ra. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, quá trình CPH DNNN là một nội dung quan trọng, đang diễn ra mạnh mẽ và đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên quá trình CPH và sau CPH DNNN cũng đang gặp phải những tồn tại, vướng mắc, bắt đầu bộc lộ những bất hợp lý, đòi hỏi phải có sự đổi mới mô hình để làm cho các DNNN có được sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh mới, việc làm rõ những kết quả đạt được và kinh nghiệm trong quá trình CPH DNNN có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đổi mới mô hình DNNN sau CPH. Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này như: Công trình Cổ phần hóa DNNN - kinh nghiệm thế giới (Hoàng Đức Tạo, Nguyễn Thiết Sơn, Ngô Xuân Bình, 1993) [96] đã nghiên cứu mô hình cổ phần hóa DNNN của một số quốc gia Trung Quốc, Đông Âu, Nga, trên cơ sở đó đưa ra nhiều kiến nghị và bài học quí giá cho quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Tác giả Trần Tiến Cường, 2005 có công trình Tập đoàn kinh tế -

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, [23] nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề về lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới và vận dụng vào xem xét, đánh giá sự hình thành, phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Trình bày về mô hình tổ chức, mô hình quản lý, mối quan hệ trong nội bộ tập đoàn và mối quan hệ giữa Chính phủ với tập đoàn. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển TĐKT từ khu vực DNNN, phân tích đánh giá cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty nhà nước khi phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế nhà nước. Đề cập một cách đa dạng đến kinh nghiệm, kết quả đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH. Trong tập hợp của hơn 30 bài viết trong cuốn sách Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (Tạ Ngọc Tấn và Lê Quốc Lý, 2012), [73] các nhà khoa học trong nước đã xoay quanh các vấn đề của DNNN, đã cho thấy cái nhìn tổng quan về DNNN nói chung, trong đó có các TĐKT nhà nước. Những phân tích, nhận định của các nhà khoa học về thực tiễn hoạt động yếu kém, lý giải những nguyên nhân và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tái cơ cấu, đổi mới TĐKT nhà nước ở Việt Nam sẽ là cơ sở để nghiên cứu về đổi mới mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa. Cùng trong hướng nghiên cứu về kinh nghiệm, kết quả đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, tác giả Trần Kim Hào và Bùi Văn Dũng, (Hình thành, phát triển và quản lý tập đoàn kinh tế: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, 2014)

[40] đã chỉ rõ kinh nghiệm hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới. Làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, phương thức hình thành, mục tiêu, mô hình của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới. Kinh nghiệm cụ thể ở một số quốc gia về hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Hàn Quốc qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu Cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước: Kinh nghiệm của Liên bang Nga và bài học cho Việt Nam [58] tác giả đã tổng hợp kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc hình thành cơ chế

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 5

để quản lý các Tập đoàn kinh tế và rút ra bài học, chỉ rõ điều kiện cũng như khả năng có thể áp dụng chúng vào thực tế Việt Nam. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nội dung “cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước” nói chung, không đề cập đến mô hình quản lý cụ thể cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế, đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu cho mô hình hoạt động cụ thể của Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Một nghiên cứu khác về kinh nghiệm và kết quả hoạt động của DNNN phải kể đến đó là công trình Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam của tác giả Trần Quốc Việt (2017) [101]. Công trình đã nghiên cứu, làm rõ kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu, xây dựng mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung, tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó còn có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều công trình, hội thảo, bài viết liên quan đến kinh nghiệm, kết qủa đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH. Trong số đó, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài như: Công trình Cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam (Hoàng Công Thi, Phùng Thị Doan, Viện Khoa học tài chính, Nxb Thống kê, 1994); Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (Nguyễn Đình Phan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996); Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN của Ngô Quang Minh, năm 2001.[57]; Mô hình Tập đoàn kinh tế trong Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (tác giả Vũ Huy Từ chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002); Công trình Cở sở lý luận và thực tiễn về thành lập và quản lý Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, (Đề tài khoa học, Viện Nghiên cứu kinh tế TW năm 2003); Cuốn sách Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước: Pháp luật điều chỉnh, mô hình chủ sở hữu và một số kinh nghiệm quốc tế của Trần Tiến Cường (2005, Nxb Thống kê); Đề án Hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công ty nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005); Kinh nghiệm quốc tế về Tập đoàn kinh tế (Hội thảo khoa học, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW tổ chức tại Hà Nội từ 24/02 đến 25/02/2005); Cải tổ các Chaelbol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, (Vũ, P. T. (2005), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội);

Một số lý luận về Tập đoàn kinh tế (Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, 21/05/2007).

1.2.3. Nhóm các công trình liên quan đến thực trạng mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa

Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành quá trình CPH các DNNN, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH. Qua các nghiên cứu, các vấn đề được đưa ra cũng có phạm vi rộng, hẹp khác nhau về thực trạng các DNNN nói chung cũng như thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH nói riêng. Một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến nội dung trên như: Công trình Cổ phần hóa và quản lý DNNN sau cổ phần hóa, (Lê Văn Tâm, 2004) [72] đã làm rõ thực trạng các DNNN ở Việt Nam, những thành tựu đạt được, những vướng mắc cần phải được giải quyết trong quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN (Xử lý tình hình tài chính; Xác định giá trị doanh nghiệp; khả năng tiếp cận tín dụng; Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động). Các vấn đề đặt ra trong quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, như: Tổ chức lại bộ máy quản lý của doanh nghiệp sau cổ phần hóa theo quy định của Luật doanh nghiệp; Quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp; Phân định rõ quyền sở hữu và quản lý tài sản trong CTCP giữa người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với doanh nghiệp cổ phần hóa; công khai, minh bạch thông tin. Các kết quả báo cáo tại Hội thảo Hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (CIEM) - Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức, năm 2005) [98], các tác giả đã nghiên cứu, trình bày và thảo luận tập trung làm rõ đặc điểm của DNNN sau CPH; Thực trạng cổ phần hóa và triển vọng; Chính sách tài chính, chính sách lao động sau cổ phần hóa. Cùng với hướng nghiên cứu này, trong Luận án Quản lý vốn Nhà nước tại các DN sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Nguyễn Thị Thu Hương, 2009) [48] cũng đã phân tích làm rõ thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Đánh giá, nhận xét về tình hình phân bổ vốn, tình hình quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Đây là những nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc

hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại các DNNN sau CPH mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa.

Qua việc nghiên cứu vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tác giả Nguyễn Duy Hùng trong công trình Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (2013), [45] đã khái quát, làm rõ thực trạng và vấn đề đặt ra của việc tái cấu trúc các DNNN hiện nay. Tổng kết và đánh giá thực trạng tái cơ cấu DNNN trên nhiều nội dung như tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu lao động, tái cơ cấu mô hình tổ chức quản lý... qua đó nhằm chỉ ra những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu DNNN. Hoặc công trình Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong quân đội của Trần Trung Tín (2015), [86] tác giả đã phân tích thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tái cơ cấu DNNN trong quân đội. Mặc dù đây là những bài học được rút ra từ quá trình tái cơ cấu DNNN trong quân đội nhưng nó có giá trị tham khảo rất lớn đối với quá trình tái cơ cấu DNNN, đổi mới mô hình quản lý các TĐKT nhà nước. Cùng với hướng nghiên cứu về tái cơ cấu DNNN, tác giả Nguyễn Đức Long (2018) có nghiên cứu về Tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay. [53] Công trình trên cơ sở xác định các nội dung, các nhân tố tác động đến quá trình tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đã khái quát thực trạng, những vấn đề đặt của việc tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam những năm qua.

Xem xét dưới góc độ những vấn vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN, tác giả Trịnh Văn Súy đã phân tích, đánh giá thực trạng việc xử lý những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá DNNN ở tỉnh Thanh Hóa, làm rõ những kết quả và hạn chế trong vấn đề này và chỉ ra nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình CPH các DNNN ở Thanh Hóa đến năm 2020 (Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa, Trịnh Văn Súy, 2015). [70] Trong công trình Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, tác giả Trần Kim Hào và Bùi Văn Dũng (2015) [41] đã trình bày một cái nhìn tổng thể: từ nhận

thức, chủ trương từ đó làm rõ thực trạng về Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu Tập đoàn kinh tế nhà nước trong mối tương quan so sánh với các Tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước. Cùng với quá trình hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các TĐKT tư nhân cũng được thành lập và phát triển tương đối thành công và đang dần khẳng định được vị thế. Cuốn sách đã trình bày những thành tựu và hạn chế trong phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, đưa ra kịch bản nhằm phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ở một góc độ khác, tác giả Dương Đức Tâm (2016) trong nghiên cứu về Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương [71] đã tổng hợp, khái quát rõ thực tiễn cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa DNNN của một số quốc gia. Phân tích và đánh giá thực trạng cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa DNNN thuộc Bộ Công thương từ khi bắt đầu từ năm 1994 đến nay. Nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo trong việc xác định các vấn đề đổi mới quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa mà đề tài có thể kế thừa, phát triển. Trong nghiên cứu về Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn tại Việt Nam, tác giả Phan Thị Thùy Linh (2017) cũng đánh giá, làm rõ thực trạng cổ phần hóa DNNN có qui mô lớn ở Việt Nam. Xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân của cổ phần hóa của DNNN có qui mô lớn thời gian qua.

Ở một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH, có thể kể đến như: Công trình Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông - Vận tải của Nguyễn Duy Ký (2012) [50]; Đổi mới tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Doanh nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam (Trường hợp HABECO) của tác giả Nguyễn Tuấn Phong (2012); Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam của tác giả Đoàn Ngọc Phúc, năm 2015 [63]; Công trình Phát triển tập đoàn hóa chất Việt Nam trong nền kinh tế thị trường của Nguyễn Hoàng Mạnh (2016), [56]; Luận án Chính sách nhà nước đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023