Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

sự kinh doanh mặt hàng xăng dầu thua lỗ mà nguyên nhân là do một số dự án đầu tư ra ngoài ngành chưa hiệu quả kéo theo sự suy giảm lợi nhuận chung của toàn Tập đoàn.

Mặc dù vẫn còn những tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng xét trên tổng thể, quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình doanh nghiệp đã và đang mang lại những xung lực mới, thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

3.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3.2.1. Cấu trúc tổ chức

3.2.1.1. Mô hình tổ chức

Sau cổ phần hóa, Tập đoàn đã sắp xếp lại 4 tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con với ¾ công ty mẹ là công ty đại chúng quy mô lớn (Tổng công ty Hóa dầu, Gas, Bảo hiểm). Hiện nay Tập đoàn có 46 Tổng công ty, công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn Tập đoàn; 17 Tổng công ty, công ty cổ phần và TNHH từ 2 thành viên trở lên do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 3 công ty cổ phần do Tập đoàn sở hữu từ 30-50% vốn điều lệ nhưng nắm quyền kiểm soát và 3 công ty liên kết. Tập đoàn đang tiến hành các bước để hình thành Tổng công ty Xây lắp và Tổng công ty Dịch vụ Petrolimex. Sau khi tái cấu trúc, cổ phần hóa cơ cấu tổ chức của Petrolimex bao gồm:

1. Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Bao gồm: Văn phòng Tập đoàn, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện tại Vương quốc Camphuchia.

2. Các Công ty TNHH MTVgồm: 42 công ty xăng dầu tại 63 tỉnh, thành, Công ty Petrolimex Singapore, Công ty Petrolimex Lào.

3. Các Tổng Công ty chuyên ngành: 6 Tổng công ty, 05 Công ty TNHH nhiều thành viên

4. Công ty liên kết: Ngân hàng CP Petrolimex, Castrol BP Petco, Công ty CP dịch vụ Đường Cao tốc Việt Nam, Cty CP Hóa dầu Quân đội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Sau khi cổ phần hóa, tái cấu trúc thành Tập đoàn kinh tế đa sở hữu, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tập đoàn Xăng dầu Việt

Nam đang tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và như các doanh nghiệp đại chúng.

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 14

Các TCT chuyên ngành

Các TCT chuyên ngành

TCT vận tải Xăng dầu

TCT Xây lắp Xăng dầu

TCT Dịch vụ Xăng dầu

TCT Hóa dầu

TCT Gas

TCT Bảo hiểm

Các Cty CP TNHH nhiều thành viên

Các Cty TNHH MTV

Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Hình 2: Mô hình tổ chức bộ máy của Petrolimex



Ban kiểm soát

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG CỦA TẬP ĐOÀN


Hội đồng quản trị

Ban kiểm toán, Ban quản trị rủi ro

Ban Tổng hợp, Thư ký Tập đoàn

Ban Chiến lược & Đầu tư

Ban Nhân sự & Lương thưởng


Tổng giám đốc

Văn phòng Tập đoàn

Văn phòng đại diện TPHCM

VP đại diện tại Campuchia

Các Cty liên kết


Cty CP nhiên liêu bay

Cty CP XNK

Cty CP Tin học viễn thông

Cty TNHH kho ngoại quan Vân phong

Cty THHH

Hóa chất

Các TCT/Cty XD khu vực

Castro BP Petco

Petrolimex Singapore

CTCP Dịch vụ Đường cao tốc VN

Petrolimex Lào

Cty CP Hóa dầu Quân đội

VPĐD

Campuchia

Nguồn: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Phương án tái cấu trúc Petrolimex giai đoạn 2011 - 2015

So với trước đây, mô hình này đã sáp nhập các công ty cùng ngành nghề để hình thành các Tổng công ty, giảm số đầu mối, phát triển về quy mô và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Mô hình này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy quyền tự chủ trong quá trình hoạt động, thích ứng tốt hơn với thị trường, linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh, …

3.2.1.2. Cấu trúc sở hữu

Theo quyết định số 37/2014/QĐ -TTg Về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ngày 18.6.2014 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tiến hành cơ cấu lại Tập đoàn và doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn, trong đó [6]

- Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu là công ty cổ phần, Nhà nước ban đầu nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ và sau năm 2015 đến nay Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ.

- Đối với các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 42 công ty xăng dầu trong cả nước, 2 công ty xăng dầu tại Singapore và Lào và 3 Tổng công ty chuyên ngành: Tổng công ty vận tải thủy, Tổng công ty Xây lắp Xăng dầu, Tổng công ty Dịch vụ xăng dầu

- Đối với lĩnh vực chuyên doanh hóa dầu Tập đoàn nắm giữ trên 75% như: Tổng công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gas, nhiên liệu bay, xuất nhập khẩu, kho ngoại quan, Tập đoàn nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ.

- Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, liên doanh hóa dầu, bảo hiểm và xây dựng đường (các đơn vị liên kết), Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và đang tiến tới chỉ nắm 40% cổ phần nhưng vẫn là cổ đông chi phối

Nhìn vào cấu trúc sở hữu trong Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay, có thể thấy, mặc dù đã cổ phần hóa nhưng phần vốn nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Ngay khi phát hành lần đầu cổ phiếu lần đầu đã cho thấy điều này [80]

- Cổ phần do Nhà nước nắm giữ chiếm 94,99% vốn điều lệ;

- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 1,98% vốn điều lệ, trong đó có 19 người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác;

- Cổ phần bán cho tổ chức Công đoàn chiếm 0,47 % vốn điều lệ;

- Cổ phần bán đấu giá công khai chiếm 2,56 % vốn điều lệ.

Như vậy, trên thực tế là đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và là công ty cổ phần nhưng cơ cấu vốn sở hữu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cho thấy đây vẫn là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ đa số vốn sở hữu và chi phối mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ hoạt động của Tập đoàn.

3.2.1.3. Cấu trúc quản trị

Hiện tại, mô hình quản trị tập đoàn tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và cơ cấu quản trị theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong mỗi đơn vị đều tổ chức cấu trúc quản trị của tổ chức mình theo mô hình Công ty cổ phần.

Cơ cấu quản trị của Tập đoàn hiện nay bao gồm; Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc. [76]

Hội đồng quản trị của Tập đoàn Xăng dầu gồm 7 thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị do các thành viên trong Hội đồng quản trị bầu. Tuy nhiên trong đề cử thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn hiện nay vẫn do cổ đông Nhà nước chiếm đa số cổ phiếu đề cử. [76]

Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra một người hoặc thuê người có đủ năng lực làm việc, Ban Kiểm soát bao gồm 05 người. Vấn đề nẩy sinh trong cơ cấu tổ chức, quản lý và bộ máy quản trị hiện tại của Tập đoàn Xăng dầu hiện nay cũng như trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty nhà nước hiện nay, do nhà nước nắm đa số cổ phần nên việc đề cử người tham gia Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát vẫn mang nặng dấu ấn của quy trình tổ chức cán bộ của các cơ quan hành chính nhà nước, nghĩa là phải tuân thủ các quy định về cán bộ hiện hành, điều này đã làm cho tính hành chính trong doanh nghiệp còn hiện hữu. Tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thành viên Hội đồng Quản trị lại có chân trong Ban Tổng giám đốc. Bên cạnh đó, sự điều hành, quản trị doanh nghiệp vẫn còn bị chồng chéo giữa người phụ trách quản trị và Ban Kiểm soát và Tổng

Giám đốc, bởi lẽ người phụ trách quản trị thường do chủ sở hữu và đại diện vốn nhà nước trong Hội đồng quản trị chỉ định.

Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc tại Tập đoàn xăng dầu mặc dù được quy định rất rõ trong Luật Doanh nghiệp và quy chế quản trị của Petrolimex, tuy nhiên như đã phân tích từ cấu trúc nguồn vốn của Tập đoàn nêu trên, mối quan hệ giữa 3 bộ phận nói trên cũng đang chịu sự chi phối của bởi những yếu tố ngoài quy chế quản trị của Tập đoàn. Đây là vấn đề không dễ khắc phục trong quản trị tại các Tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa và tái cấu trúc mô hình hoạt động hiện nay, không chỉ riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và hệ thống các công ty con trực thuộc tập đoàn gặp phải.

3.2.2. Cơ chế, bộ máy quản lý và giám sát

3.2.2.1. Cơ chế, bộ máy quản lý, điều hành

Trước đây, Tập đoàn Xăng dầu chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công thương, mọi tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đều phải xin ý kiến trực tiếp của Bộ Công thương. Năm 2018, UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra đời và Tập đoàn Xăng dầu đã được chuyển từ bộ Công thương về thuộc UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ quan chủ quản này đã phần nào khắc phục được sự chồng chéo giữa vai trò quản lý và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương nói chung và đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói riêng.

Việc chuyển mô hình Công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiêp tác động tích cực nhất định đến quản lý, điều hành. Các quy định ban hành trong thời gian qua đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong Tập đoàn tương đối đầy đủ và đồng bộ. Nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã triển khai quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng chuẩn. Bên cạnh Điều lệ công ty và Quy chế quản lý tài chính do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các công ty đều ban hành quy chế quản lý nội bộ làm cơ sở pháp lý cho tổ chức quản lý các mặt hoạt động của Tập đoàn.

Kế hoạch, chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu do Hội đồng quản trị của Tập đoàn hoạch định trong ngắn hạn và dài hạn được Chính phủ phê duyệt trong thời hạn kế hoạch 5 năm, về cơ bản do Hội đồng quản trị Tập đoàn đề ra. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao trong việc bình ổn giá cả, điều tiết thị trường xăng dầu của quốc gia, Nhà nước không can thiệp quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chỉ quản lý trên bình diện vĩ mô và can thiệp thông qua người đại diện phần vốn của nhà nước tại tập đoàn. Đồng thời Nhà nước giao vốn cho Tập đoàn chủ động kinh doanh theo đúng phương hướng chủ chốt khi tái cấu trúc và tiến hành cổ phần hóa, giao quyền chủ động xây dựng phương án đầu tư kinh doanh theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn nhà nước. Đây là điểm tiến bộ, tiệm cận và phù hợp với xu hướng quản trị doanh nghiệp của OECD.

Bộ máy quản lý, điều hành tại Tập đoàn hiện nay bao gồm:

1. Hội đồng quản trị

2. Tổng giám đốc

3. Người đại diện Tập đoàn tại các đơn vị thành viên (Công ty con)

4. Khối văn phòng: Văn phòng chung; Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh; Văp phòng đại diện tại Campuchia

5. Các ban, phòng chức năng: Ban kiểm toán, Ban quản trị rủi ro, Ban tổng hợp, Thư ký Tập đoàn, Ban Chiến lược và đầu tư, Ban Nhân sự và lương thưởng; các phòng chức năng khác

Bộ máy điều hành của Tập đoàn sau tái cấu trúc đã đảm bảo tinh gọn và hiệu quả, đảm bảo tái cấu trúc nhưng không tăng biên chế của bộ máy điều hành nói riêng và đặc biệt kiên quyết nguyên tắc “ tái cấu trúc không kèm gia tăng lao động”. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy luôn tuân thủ tính thống nhất, hệ thống và đảm bảo vì mục tiêu phát triển chung của toàn Tập đoàn.

3.2.2.2. Cơ chế, bộ máy giám sát

Trong Tập doàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay, cơ chế giám sát được xây dựng khá chặt chẽ bằng các quy định, quy chế hoạt động của Tập đoàn. Những quy chế, điều lệ này vừa tuân thủ yêu cầu của pháp luật hiện hành, vừa

đáp ứng phần nào tính minh bạch trong quá trình hoạt động. Theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một nội dung cơ bản và đặc biệt quan trọng trong khung quản trị doanh nghiệp nhà nước. Do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có ảnh hưởng nhiều mặt tới các doanh nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế, thông lệ quản trị doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp nhà nước nói chung yêu cầu phải đặt Tập đoàn trong sự giám sát (và đánh giá) của các bên có lợi ích liên quan, cơ bản bao gồm:

- Giám sát của thị trường, công luận và toàn xã hội đối với hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hoạt động quản lý của chủ sở hữu nhà nước (còn gọi là giám sát bên ngoài)

Vấn đề giám sát của thị trường thông qua giá cả xăng dầu, báo cáo tài chính hàng năm của Tập đoàn, giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn được niêm yết trên thị trường chứng khoán, giám sát tài chính thông qua kết quả báo cáo kế toán hàng tháng, quý và kết toán hàng năm, lợi tức chia cho cổ đông, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

- Giám sát của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong thực hiện mục tiêu và bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu (còn gọi là giám sát bên trong)

Nghị định số 87/2015/NĐ-CP quy định, giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói riêng. Trong đó chủ sở hữu thông qua các hình thức, phương thức và các chỉ tiêu giám sát để thực hiện việc giám sát tài chính của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện những rủi ro để cảnh báo cho công tác quản lý điều hành. Quy trình và phương thức giám sát tài chính đã chặt chẽ hơn, chuyển từ quan điểm giám sát việc bảo toàn phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sang giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp. [118]

Ngoài việc giám sát của chủ sở hữu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam còn có sự kiểm soát của Ban Kiểm soát, Ban Kiểm toán nội bộ, Ban Quản trị rủi ro và cao nhất thông qua báo cáo hàng năm trước Đại hội cổ đông Tập

đoàn. Tuy nhiên, cho đến nay, không riêng gì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, mà tại các Tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước chưa có một đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và Ban quản trị rủi ro nội bộ của các Tập đoàn này, hoạt động của Ban kiểm soát thường dựa trên các báo cáo định kỳ của các bộ phận chức năng do đó tính chính xác, trung thực và khách quan dễ bị chi phối và vi phạm.

3.2.3. Các mối liên kết nội bộ

3.2.3.1. Quan hệ giao dịch kinh doanh

Theo quy định và Điều lệ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch chung của cả hệ thống do đó quyết định và chi phối kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các công ty con; tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty con. Đối với các Tổng công ty cổ phần, Tập đoàn chỉ đạo người đại diện phần vốn tại các Tổng công ty này về chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong dài hạn và hàng năm, yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sản xuất sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty và công ty con.

Do đặc thù của mặt hàng sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của Tập đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về chuyển giao, triển khai, phát triển sản phẩm, cung cấp và tiếp nhận các dịch vụ, cho thuê, vận chuyển… diễn ra rất phổ biến và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng thì mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ vẫn còn hạn chế, trong Điều lệ và các quy định của Tập đoàn chưa đề cập đến mối quan hệ giao dịch kinh doanh trong nội bộ hệ thống một cách chi tiết, chỉ đề cập đến mối quan hệ này trên góc độ chức năng của các đơn vị thành viên và sự mọi hoạt động trên cơ sở giao dịch theo Luật Doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm và có quy định chung trong hệ thống để phát triển hơn nữa, tận dụng được lợi thế của Tập đoàn trong thời gian tới.

3.2.3.2. Liên kết đầu tư

Theo mô hình hiện tại, liên kết đầu tư thể hiện rõ vai trò của Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với các công ty con, công ty liên kết và Tổng công ty cổ phần trong hệ thống. Mối quan hệ liên kết đầu tư được thực

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí