Khảo Sát Về Mục Đích Của Cổ Đông Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa

Như vậy có thể thấy rằng, đối với câu hỏi về các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp và tầm quan trọng của từng nội dung (xếp theo thang điểm từ 1-5) thì 8 nội dung nêu trên đều có mức điểm trung bình dao động xung quanh 4-5 điểm. Điều này cho thấy các DNNN sau cổ phần hóa đều rất coi trọng đến các vấn đề về mô hình quản lý doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là việc doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm của hội đồng quản trị (4,96/5 điểm). Tiếp sau đó là các vấn đề như xây dựng mô hình quản lý doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững (4,43/ 5 điểm); Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan (4,35/ 5 điểm); Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan (4,35/ 5 điểm)

- Về nội dung đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp

+ Đối với vấn đề cấu trúc tổ chức thì qua khảo sát cho thấy hầu hết 100% các ý kiến cho rằng Tập đoàn nên theo mô hình tổ chức Ban kiểm soát kết hợp với HĐQT. Đây cũng là sự phù hợp với cấu trúc tổ chức của Tập đoàn sau khi cổ phần hóa

Bảng 7. Khảo sát về đổi mới cấu trúc tổ chức


Đổi mới cấu trúc tổ chức

Tỷ lệ (%)

C6.4 Ban kiểm soát bên cạnh HĐQT

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 16

Nguồn: Tính toán của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

+ Đối với cấu trúc sở hữu thì các ý kiến đánh giá về mục đích của cổ đông nhà nước trong tập đoàn có sự khác nhau rõ rệt, hầu hết các ý kiến cho rằng cổ đông nhà nước đóng vai trò chi phối hoạt động của tập đoàn với mục đích đảm bảo vốn sử dụng của nhà nước minh bạch hiệu quả thông qua việc điều tiết hoạt động của Tập đoàn (66,1%), sau đó mới là mục tiêu lợi nhuận (30,7%), và huy động vốn bên ngoài để phát triển tập đoàn (3,1%) (xem bảng 8)

Bảng 8. Khảo sát về mục đích của cổ đông nhà nước sau cổ phần hóa


Mục đích cổ đông nhà nước

Tỷ lệ

C7.4 Đảm bảo vốn sử dụng của nhà nước minh bạch

hiệu quả

66,1%

C7.3 Mục tiêu lợi nhuận

30,7%

C7.1 Huy động vốn bên ngoài để phát triển tập đoàn

3,1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

+ Đối với việc đổi mới cấu trúc quản trị:

Đối với quyền của cổ đông và Đại hội cổ đông, khi được hỏi về số lần các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm đại hội thường niên và đại hội bất thường diễn ra, có thể thấy rằng số lượng các cuộc họp khá khác nhau. Đối với đại hội thường niên thì khoảng 10 - 15 cuộc họp/ năm, tuy nhiên cuộc họp bất thường chỉ tổ chức 1 - 2 cuộc họp/năm. Việc tổ chức thường xuyên các cuộc họp cổ đông sẽ là điều kiện để các quyền lợi của cổ đông được đảm bảo vì thông qua các cuộc họp như vậy, các cổ đông sẽ được cung cấp các thông tin như kết quả kinh doanh, phương hướng và kế hoạch hoạt động kinh doanh, tham gia bầu các chức danh quản lý, đóng góp các ý kiến về việc chia lợi nhuận/cổ tức hoặc thay đổi vốn điều lệ của công ty.

Bảng 9. Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các quyền lợi của cổ đông

Các quyền lợi của cổ đông

Số lượng

TB

Độ lệch chuẩn

C9.1 Đảm bảo các phương thức đăng

ký quyền sở hữu

127

3,95

,213

C9.2 Chuyển nhượng cổ phần

127

4,50

,502

C9.3 Tiếp cận các thông tin liên quan

và quan trọng về công ty

127

4,95

,213

C9.4 Tham gia và biểu quyết tại Đại hội

đồng cổ đông

127

4,10

,304

C9.5 Bầu và bãi miễn các thành viên

Hội đồng Quản trị

127

4,88

,324

C9.6 Hưởng lợi nhuận của công ty

127

4,06

,229

C9.7 Được đối xử bình đẳng so với các

cổ đông khác

127

4,84

,366

Nguồn: Tính toán của tác giả từ SPSS.22 dựa trên kết quả khảo sát

Có thể nói, đối với quyền tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng của công ty thì mức độ quan trọng là 4,95/5 điểm. Với các quyền tham gia biểu quyết hay tham gia bầu và bãi miễn các thành viên của HĐQT thì đóng vai trò quan trọng thứ hai (4,88/5 điểm); trong khi các cổ đông được đối xử bình đẳng khác được đánh giá tương đối cao (4,84/5 điểm).

+ Đối với cơ chế quản lý giám sát

Bảng 10. Thống kê mô tả về tầm quan trọng của hình thức giám sát


Các quyền lợi của cổ đông

Số lượng

TB

Độ lệch chuẩn

C14.1 Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

công ty


127


4,00


,000

C14.2 Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến

lược và mục tiêu kế hoạch của công ty;


127


3,29


,456

C14.3 Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản

trị nội bộ khác của công ty


127


3,41


,494

C14.4 Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán thuế, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu

liên quan


127


3,18


,387

C14.5 Giám sát các giao dịch của công

ty với các bên có liên quan

127

4,91

,294

C14.6 Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của

công ty


127


4,94


,229

Nguồn: Tính toán của tác giả từ SPSS.22 dựa trên kết quả khảo sát

Từ bảng 10 cho thấy hầu hết các ý kiến cho rằng việc giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn và giám sát giao dịch của công ty với các bên có liên quan đóng vai trò quan trọng đối với các giao dịch bên ngoài (4,94 và 4,91/5 điểm);

trong khi giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là quan trọng nhất trong việc giám sát nội bộ (4,00/5 điểm); sau đó là việc giám sát các hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty (3,41/5 điểm). Điều này là tương đối dễ hiểu khi hai hình thức này là các yếu tố quan trọng trong việc giám sát nội bộ của tập đoàn, có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tổ chức khi cổ phần hóa.

+ Đối với việc đổi mới liên kết nội bộ

Bảng 11. Khảo sát đối với việc đổi mới liên kết nội bộ


Liên kết nội bộ

"

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023

Mẫu

Trung bình

Độ lệch chuẩn

C15.1 Quan hệ giao dịch kinh doanh

127

4,57

,497

C15.2 Liên kết đầu tư

127

4,47

,501

C15.3 Liên kết tài chính

127

4,94