Số Lượng Và Chất Lượng Lao Động Của Petrolimex

hiện khá hiệu quả và chặt chẽ, ngoài các công ty con mà tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ, đầu tư của Tập đoàn vào các công ty liên doanh liên kết năm 2009 mới chỉ 192.853.491.803 đồng đến năm 2017 số lượng đầu tư đã lên đến 2.677.987.826.627 đồng [7], tăng lên hơn 10 lần, ngoài ra nguồn góp vốn vào các đơn vị khác trong tập đoàn đạt 315.196.457.265 đồng. [12] Năm 2018, tính cả các nguồn vốn đầu tư vào các công ty con và các công ty liên doanh liên kết, tổng vốn đầu tư của Tập đoàn là 1.550 tỷ đồng [116]. Thực trạng liên kết đầu tư của Tập đoàn cho thấy, vấn đề điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên đã được phân bổ tương đối hợp lý theo yêu cầu của tình hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

3.2.3.3. Liên kết tài chính

Liên kết tài chính đã được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện từ mối quan hệ liên kết đầu tư và hiện tại đã thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất của toàn hệ thống. Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn tổ hợp Tập đoàn đã giúp cho công tác quản lý tài chính được tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống. Điều này được thể hiện qua đánh giá của Ban kiểm soát và Ban kiểm toán nội bộ, bên cạnh đó, việc hợp nhất báo cáo tài chính của Tập đoàn cũng được đánh giá và ra soát của Công ty kiểm toán độc lập từ bên ngoài. Đây là cơ sở cho việc minh bạch hóa tài chính của Tập đoàn khi công bố và niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán và trong quá trình minh bạch khi đánh giá hiệu quả sử dụng phần vốn nhà nước tại Tập đoàn.

Trong quản lý tài chính nội bộ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay, nguyên tắc của Công ty mẹ là cung cấp vốn cho các dự án và lĩnh vực đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của các lĩnh vực hiện có, tăng cường đổi mới công nghệ, không chuyển vốn từ dự án này sang dự án đầu tư khác, không đầu tư ra ngoài những lĩnh vực đang kinh doanh, tiến hành cơ cấu lại và các danh mục đầu tư một cách hợp lý. Đồng thời sử dụng mô hình giám đốc tài chính, tách biệt rõ ràng giữa hai vấn đề: tài chính và kế toán có nghiệp vụ, qua đó giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm chuyên sâu về chiến lược tài chính của Tập đoàn nhằm hỗ trợ cho chiến lược phát triển dài

hạn cho cả tập đoàn, giúp cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc có thông tin chính xác và ra quyết định xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

3.2.3.4. Liên kết trao đổi thông tin

Như đã phân tích, là một trong những Tập đoàn kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có địa bàn hoạt động trãi rộng khắp các vùng miền của đất nước, kinh doanh mặt hàng đặc thù. Do đó, việc liên kết, trao đổi thông tin để điều phối kịp thời sản lượng, giá cả vô cùng quan trọng đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Liên kết trao đổi thông tin tại Tập đoàn đã từng bước được quan tâm. Phương thức liên kết, trao đổi thông tin nội bộ đã hướng đến mục tiêu thống nhất trong hành động và trong hoạt động điều phối giá, số lượng, nguồn hàng…của Công ty mẹ và các công ty thành viên, cổ phần cũng như đơn vị liên kết kinh doanh.

Thông tin không chỉ bao gồm về giá cả, sản lượng mà còn bao hàm các thông tin tài chính, sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới, tỉ giá giao dịch của các thị trường …, nhằm giúp các doanh nghiệp thành viên điều chỉnh kịp thời, đồng thời là cơ sở để Công ty mẹ ra các quyết định điều phối hiệu quả. Hiện tại, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã hình thành được thông tin theo chiều dọc, nhưng mới chỉ trong phạm vi hoạt động điều hành và tài chính từ Công ty mẹ đến các công ty con, quan hệ trao đổi thông tin giữa các công ty thành viên, công ty liên kết vẫn còn hạn chế, do vậy đã là ảnh hưởng đến tính hệ thống và chưa đảm bảo được mục đính thống nhất về lợi ích chung trong hành động của cả Tập đoàn. Ngay cả trong điều lệ của Petrolimex cũng chưa đề cập đến vấn đề này, do đó, mối liên kết này cần phải được chú trọng hơn nữa.

3.2.4. Nguồn nhân lực

Trong những Tập đoàn kinh tế hiện nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong những tập đoàn mà số lượng cán bộ, công nhân viên có trình độ và chất lượng khá đồng đều ở tất cả các khối và ở các đơn vị trực thuộc tại các Công ty TNHH MTV, khối Tổng Công ty cổ phần và các doanh nghiệp liên kết. (Bảng 3)

Bảng 3. Số lượng và chất lượng lao động của Petrolimex

Đ/v: người


Năm

Số lượng

Chất lượng


Tổng số

Trong đó

Trên Đại học

Đại học

Trung cấp

Sơ cấp CNKT

TNHH

MTV

Khối

CP

Liên

doanh

2012

27.282

17.271

9.645

366

362

9.277

6.205

11. 418

2013

27.380

17.417

9.589

374

398

9.355

6.239

11.388

2014

27.201

17.449

9.322

380

408

9.466

6.389

10.938

2015

28.386

17.648

10.351

387

431

9.433

6.433

11.936

2016

28.062

17.506

10.203

353

514

10.064

6.592

12.331

2017

27.924

17.324

9.811

345

563

10.215

6.418

12.289

2018

27.995

17.817

8.967

198

608

10.400

6.495

12.276

2019

28.719

17.737

10.784

198

640

10.524

6.504

12.281

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 15

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo hoạt động Công đoàn Petrolimex

Số liệu bảng 3 cho thấy, chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Xăng dầu có chất lượng và khá đồng đều ở tất cả bộ phận trong toàn bộ hệ thống. Đây là nền tảng quan trọng giúp Tập đoàn phát huy được truyền thống của mình, đồng thời là tiền đề để tiến hành thay đổi và áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh và thay ứng dụng các phương pháp quản trị hiện đại trong quản trị điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn đạt hiệu quả kinh tế cao, bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

3.2.4.1. Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

Theo Luật định, Công ty mẹ là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam quyết định mô hình quản lý của các Công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ và nhân sự cao cấp của các doanh nghiệp này, cử người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty công ty liên kết. Công ty mẹ chỉ đạo các Công ty con nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện trong việc xây dựng, quản lý kế hoạch tiền lương, ban hành đơn giá tiền lương theo quy định của pháp luật. Hiện tại, Petrolimex vẫn đang áp dụng cơ chế quy hoạch cán bộ chủ chốt hàng năm cho Công ty mẹ, cơ chế và quy trình gần như cơ chế, quy trình bổ nhiệm cán bộ của Đảng, nhà nước hiện hành. Cách làm này mang

nặng tính cơ cấu, thậm chí bè phái, các tiêu chuẩn bổ nhiệm tưởng như minh bạch nhưng lại chưa rõ ràng, thậm chí đã có trường hợp không có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm vẫn được trao quyền lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, điều này đã gây ra hậu quả thất thoát vốn nhà nước tại Tập đoàn trong quá trình cổ phần hóa và tái cấu trúc, trong giai đoạn này một số cán bộ quản lý của Tập đoàn vi phạm và đang bị xử lý.

Việc bổ nhiệm các bộ phận chủ chốt do chủ sở hữu thực hiện không có lựa chọn cạnh tranh và thực tế đã cho thấy còn có một số cán bộ quản lý khá yếu, trình độ quản lý của cán bộ quản lý chưa theo kịp với yêu cầu quản lý hoặc còn xảy ra hiện tượng can thiệp trực tiếp theo thói quen hành chính trước đây, vẫn còn buông lỏng quản lý đối với phần vốn của mình tại các công ty thành viên. Mặc dù những tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, quản lý, nhân sự chủ chốt của đã được quy định tại Điều lệ của Tập đoàn Petrolimex. Do đó, khi trao lượng vốn nhà nước lớn vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa có đủ tầm, tri thức, kinh nghiệm đã hạn chế việc phát huy hiệu quả của đồng vốn nhà nước. Đây cũng là vấn đề mà các Tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đang gặp phải và cần phải sớm có giải pháp khắc phục.

3.2.4.2. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ

Với quan niệm sự thành công hay thất bại của Tập đoàn bắt nguồn từ đội ngũ nhân sự, do đó trong thời gian qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn hệ thống. Với lĩnh vực kinh doanh đặc thù liên quan đến kỹ thuật và an toàn lao động được đặt lên hàng đầu, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, quản lý và người lao động, vì vậy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, người lao động. Giai đoạn từ 2012 - 2016, tổng kinh phí dành cho đào tạo và đào tại lại của Tập đoàn là 48 tỷ đồng, bình quân 9,6 tỷ đồng một năm, với tổng số lượt người tham dự đào tạo, bồi dưỡng là

93.064 lượt người, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 74.221 lượt, công nhân kỹ thuật, nâng bậc: 15.028 lượt. [10, tr.38] Đối với nhân sự cấp cao và

trung cấp đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên đại học, đại học, cao đẳng, lý luận chính trị và cửa hàng trưởng hơn 3.500 người (Hình 2)

Hình 3. Kết quả công tác đào tạo 2012 - 2019


Nguồn: Công đoàn Xăng dầu Việt Nam: Báo cáo Tổng kết hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2016; Báo cáo bổ sung 2016 - 2019 [11]

3.2.4.3. Chế độ, quyền lợi của người lao động

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam luôn chú trọng đến việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động trong toàn bộ tập đoàn. Những quy định của Luật Lao động được Tập đoàn chấp hành đầy đủ, cụ thể:

- 100% người lao động được ký kết hợp đồng lao động, các chế độ về BHYT, BHXH, BHTN được Petrolimex thực hiện nghiêm chỉnh và đóng đầy đủ, chưa để xảy ra tình trạng nợ đọng đối với các khoản đóng cho cơ quan BHXH, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện. Các chế độ, chính sách đối với người lao động được thanh toán đầy đủ, kịp thời.

- Trong quá trình cổ phần hóa, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã có những ưu đãi nhất định đối với việc bán cổ phần cho người lao động trong Tập đoàn, bên cạnh đó đã tạo cơ chế cho Công đoàn của Tập đoàn mua cổ phần nhằm tạo quỹ phục vụ cho việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của

người lao động, qua đó xây dựng được mối quan hệ gắn kết người lao động với Tập đoàn, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó lâu dài hơn với Tập đoàn.

- Thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao đạt mức khá so với mặt bằng xã hội hiện tại (biểu 2). Điều đó đã góp phần bảo đảm cuộc sống cho người lao động và giúp họ đảm bảo cuộc sống.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động của các đơn vị (sân tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá…): 4.510.000.000 đồng; Trợ cấp cho đoàn viên: 2.858.000.000 đồng; Tri ân người lao động nhân dịp 60 năm ngày thành lập Petrolimex: 4.200.000.000 đồng [10, tr.22]

Hình 4. Thu nhập bình quân của người lao động Petrolimex 2012 – 2019


Nguồn: Công đoàn Xăng dầu Việt Nam: Tổng hợp từ Báo cáo Tổng kết hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2019, tr.37

Ngoài việc chăm lo chế độ cho người lao động trong Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam còn quan tâm đến trách nhiệm xã hội, hỗ trợ các địa phương trong cả nước thực hiện các chương trình An sinh xã hội…(Bảng 4)

Bảng 4. Kết quả thực hiện công tác an sinh - xã hội của Petrolimex giai đoạn 2012 - 2018

Đ/v: triệu đồng


Năm

Nội dung hỗ trợ

Tổng cộng

Nguồn để hỗ trợ

Tổng Cộng

Theo NQ 30a CP

Các hỗ trợ khác

Từ chi phí KD của TĐ

Từ các quỹ của TĐ

Các đơn vị và NLD

đóng góp

2012

10.000

15.500

29.500

12.000

4000

13.500

29.500

2013

10.000

23.000

33.000

10.000

15.000

8.000

33.000

2014

10.350

14.035

24.655

10.350

3.650

10.655

24.655

2015

9.320

27.840

37.160

24.220

1.440

11.500

37.160

2016

5.000

28.720

33.720

23.720

1.350

8.650

33.720

2017

5.793

6.360

12.153

22.815

7.586

15.309

45.710

2018

5.650

2.595

2.595

44.096

2.745

8.747

55.588

Tổng

56.113

118.050

172.783

147.201

35.771

76.361

259.333

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2019,

Có thể đánh giá, đây là một trong những ưu điểm nhất của Petrolimex, xét cả quá trình, từ trước đến nay vấn đề giải quyết các chế độ chính sách, chăm lo đời sống cho người lao động luôn được đảm bảo và giải quyết đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, do tình hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex sau cổ phần hóa và tái cấu trúc luôn giữ vững và tăng trưởng đều đặn, vì vậy, thu nhập của người lao động trong Tập đoàn được bảo đảm và nâng cao so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của Petrolimex được phát huy và dần xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong cộng đồng xã hội.

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tác giả đã gửi phiếu khảo sát “Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa” đến Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ cấp cao của Tập đoàn, bao gồm trưởng phòng, giám đốc các bộ phận,… và các thành viên trong Hội đồng quản trị. Kết quả thu hồi được 177/200 phiếu trả lời hợp lệ. Mặc dù số lượng các DNNN trả lời phiếu điều tra còn hạn chế, tuy nhiên đây cũng là cơ sở để đưa ra một số nhận định của tác giả về đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Như đã trình bày ở chương 2, phiếu điều tra gồm 19 câu hỏi được chia thành 3 nội dung chính, đó là nhận thức về đổi mới quản lý doanh nghiệp, các nội dung đổi mới quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa

- Về nhận thức đổi mới quản lý doanh nghiệp

Trong 127 phiếu trả lời cho thấy doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều được trang bị các kiến thức liên quan đến đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp với các kênh thông tin khác nhau, chủ yếu tập trung qua việc tập huấn hoặc các hội thảo (chiếm 48,8%); tiếp đến là học trong chương trình đại học/sau đại học (chiếm 45,7%) và cuối cùng là qua các phương tiện thông tin đại chúng (5,5%)

Bảng 5. Khảo sát kiến thức về quản lý doanh nghiệp


Kiến thức về quản lý doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

C1.1Qua các phương tiện thông tin đại chúng

5,5%

C1.2 Được tham gia tập huấn, hội thảo

48,8%

C1.3 Được học trong chương trình đào tạo đại học/sau đại

học

45,7%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Ngoài ra, việc tính giá trị trung bình (mean) trên phần mềm SPSS để xác định tầm quan trọng của từng nhân tố trong hoạt động quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên bảng 6 dưới đây

Bảng 6. Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp


Các nội dung


N

(số mâu )

Mean

(Giá trị trung bình)

C5.1 Đảm bảo cơ cấu quản lý doanh nghiệp hiệu quả

127

4,29

C5.2 Xây dựng mô hình quản lý doanh nghiệp đảm bảo

tính bền vững

127

4,43

C5.3 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị (HĐQT)

127

4,96

C5.4 Việc thực hiện quyền của cổ đông và các chức

năng sở hữu cơ bản

127

4,18

C5.5 Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan

127

4,35

C5.6 Đối xử công bằng với mọi cổ đông

127

4,17

C5.7 Việc công bố và minh bạch thông tin

127

3,92

C5.8 Tuân thủ các quy định của pháp luật

127

4,00

Nguồn: Tính toán của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí