Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

- Về cấu trúc tổ chức

Quá trình cổ phần hóa và tư nhân hóa DNNN tại các nước trên đều được tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống luật pháp, nhất là ban hành đạo luật riêng cho tiến trình cổ phần hóa và tư nhân hóa. Chính vì thế sau CPH các doanh nghiệp có khuôn khổ và vị thế hoạt động ổn định, đa số hoạt động như doanh nghiệp tư nhân, một số nhỏ còn là doanh nghiệp nhà nước cũng được đưa vào hoạt động theo chế độ thương mại bình thường. Cách làm như vậy ít nhiều có cơ hội có lợi cho DNNN sau CPH ở chỗ chúng chỉ rõ cách thức mà doanh nghiệp sẽ phải vận động, phát triển đi cùng với khuynh hướng tư nhân rõ nét, DNNN sau cổ phần hóa luôn có khuôn khổ pháp lý để hoạt động khá thuận lợi.

Việc lựa chọn mô hình tổ chức, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu sao cho thực hiện một cách tập trung thống nhất; có đầu mối để khắc phục sự chia cắt giữa các bộ do Nhà nước quản lý hết mọi việc. Bài học của Trung Quốc về đảm bảo tính chuyên trách, chuyên nghiệp trong thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu, xác định được thậm chí định lượng hóa được kết quả bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu. Hoặc trường hợp xác nhận định kỳ việc bảo toàn phát triển tài sản tích tụ được của doanh nghiệp trong bài học của các tập đoàn của Singapore.

Bài học về việc tạo lập môi trường kinh doanh thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động cho mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp cổ phần theo phương châm các loại hình doanh nghiệp thuộc các đơn vị, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh trên thị trường như đã thể hiện trong luật doanh nghiệp.

Quan tâm đến cấu trúc doanh nghiệp cấu trúc sở hữu, cấu trúc các tầng và số lượng doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tác động đến mô hình hoạt động và quản lý của DNNN nảy sinh phức tạp trong quá trình hoạt động quản lý của DNNN, đặc biệt cần thận trọng với cấu trúc sở hữu chéo trong DNNN và việc đầu tư thành lập quá nhiều doanh nghiệp trong DNNN, cần giám sát

để hạn chế hình thành quá nhiều tầng lớp doanh nghiệp và thành lập bao nhiêu doanh nghiệp trong DNNN.

- Về cơ chế quản lý và giám sát

Minh bạch về quản trị doanh nghiệp và quản trị nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Tiêu chuẩn quan trọng nhất là cam kết tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa sẽ nâng cấp hệ thống quản trị, nhà nước chỉ có quyền tham gia quyết định ở doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ cổ phần và Nhà nước nắm giữ doanh nghiệp phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước theo luật pháp như mọi doanh nghiệp khác sau cổ phần hóa. Doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống quản trị tốt theo chuẩn mực quốc tế thông dụng, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của thị trường đặc biệt là nguyên tắc cạnh tranh, lời ăn, lỗ chịu. Cách thức nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng phải thay đổi, chấm dứt hoàn toàn những can thiệp hành chính vào doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm soát vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp; một mặt tăng cường kiểm tra giám sát với nhiều hình thức đa dạng song vẫn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra khi tiến hành cổ phần hóa cần dành một tỷ lệ cổ phần thích đáng bán cho người lao động, cán bộ lãnh đạo giỏi để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tiến hành giám sát, kiểm soát thực hiện mục tiêu mục đích của doanh nghiệp nhà nước.

- Về các mối liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước sau CPH rất chặt chẽ, từ hoạt động nắm bắt nhu cầu cho đến nghiên cứu triển khai sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu đó. Điều này hàm ý quan hệ thông tin nội bộ, quy mô sản xuất là rất lớn và chặt chẽ giúp giảm thiểu chi phí nội bộ, hướng đến hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Mối liên kết nội bộ luôn là khâu yếu của các DNNN, đề nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh của các DNNN nên tập trung cải cách các thể chế, chính sách hỗ trợ, áp dụng đầy đủ khuôn khổ

trong liên kết nội bộ theo hướng chuẩn quốc tế. Kinh nghiệm một số nước cho thấy khi tái cơ cấu,CPH DNNN cần tập trung vào giải quyết các vấn đề trong liên kết nội bộ như: quan hệ giao dịch kinh doanh, liên kết đầu tư, tài chính, trao đổi thông tin...

- Về nguồn nhân lực, chính sách đối với người lao động

Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN theo hướng kiện toàn hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện tại có. Cơ chế tuyển dụng công khai và thù lao theo hiệu quả công việc nhằm tăng cường trách nhiệm của đội ngũ quản lý doanh nghiệp, đồng thời thực hiện xử lý tốt vấn đề lao động dôi dư, bảo hiểm tiền lương...

Đào tạo lao động sau khi doanh nghiệp CPH nhằm đảm bảo cho người lao động sớm ổn định công việc và đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. Chú trọng xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội phù hợp tạo lập thị trường việc làm hỗ trợ đào tạo người lao động để tăng cơ hội tìm việc làm mới.

Về chế độ, quyền lợi của người lao động

Thu hút sự tham gia của người lao động vào quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo sức ép của cổ đông để doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh, hạn chế sự can thiệp của nhà nước bằng những mệnh lệnh quan liêu làm phương hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Sau khi cổ phần hóa người lao động được hưởng một số chính sách trong việc mua cổ phần với giá ưu đãi hoặc mua thêm bộ phận dưới giá ưu đãi. Bán cổ phiếu cho dân chúng hoặc tập thể người lao động trong xí nghiệp với giá ưu tiên nhằm tạo sự ủng hộ của những người tiếp tục làm việc trong công ty cổ phần. Ban hành các chính sách nhằm quan tâm tới người lao động sau khi cổ phần hóa mở rộng các loại hình kinh doanh bảo hiểm ưu tiên cho những doanh nghiệp có phương án giải quyết tốt lao động dôi dư. [50]

Chương 3

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA

3.1.1. Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trước cổ phần hóa

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum Group, viết tắt là Petrolimex. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17.8.2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với vốn điều lệ 10.700 tỷ đồng, chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ngày 01.12.2011. [75]

Tiền thân của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17.4.1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và 1 Chi nhánh tại Singapore. [114] Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước; Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ, nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng

dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG Tanker, PA, PJICO,..

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia. [115]

3.1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao đồng thời giữ vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9, Khóa IX về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước, nhiệm vụ và cơ cấu vốn sở hữu của Tập đoàn có sự thay đổi, vì vậy mô hình tổ chức cũng phải thay đổi theo để đáp ứng với bối cảnh mới. Những thay đổi đó được thể hiện qua các đặc điểm tổ chức hoạt động của Tập đoàn như sau:

Về mô hình: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế: công ty mẹ - công ty con. Phương thức hình thành là phương thức hành chính, trên cơ sở quyết định của chủ sở hữu tiến hành tổ chức lại các Tổng công ty hiện có và tổ hợp, chuyển đổi, sáp nhập các doanh nghiệp, công ty trong hệ thống lại với nhau. Đồng thời tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp, cơ cấu lại hạng mục đầu tư….

Về tổ chức bộ máy: Bộ máy của Tập đoàn được hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành của Văn phòng Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thành Tập đoàn đa sở hữu được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Với đặc thù đó, tổ chức hoạt động và quản lý điều hành của Tập đoàn vẫn mang hơi hướng cách thức quản lý điều hành của doanh nghiệp nhà nước, chưa chuyển đổi triệt để theo cách thức và mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại.

Về sở hữu và chức năng nhiệm vụ: là một tập đoàn kinh tế đa sở hữu, tuy nhiên Nhà nước lại là cổ đông khống chế tuyệt đối, chi phối toàn bộ các cổ đông khác, đồng thời lại có cổ phần đặc biệt nắm quyền quản lý. Do đó, doanh nghiệp vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mục tiêu lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ điều tiết thị trường xăng dầu, đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước.

3.1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trước cổ phần hóa

Giai đoạn 2006 - 2009, Petrolimex hoàn thành hầu hết các mục tiêu lớn đặt ra như: doanh thu, sản lượng, thị phần, đầu tư phát triển cơ sở vật chất. Tổng doanh thu 460.882 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận 5 năm đạt 4.998 tỉ đồng; Nộp ngân sách lũy kế 5 năm là 91.103 tỷ đồng; Tổng đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn này là 3.384,9 tỷ đồng; tổng vốn điều lệ tăng hơn 4 lần từ 01.01.2006 lên 6.964 tỷ đồng tại thời điểm 31.12.2010, tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ bình quân giảm từ 77% xuống 53% trong cùng kỳ [75, tr.13].

Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động SX, KD tại Petrolimex 3 năm trước khi cổ phần hóa

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2007

2008

2009

1

Tổng tài sản

Triệu đồng

18.254.968

18.007.162

21.606.980

2

Nguồn vốn NN

Triệu đồng

4.191.459

4.656.547

5.857.351

3

Nguồn vốn KD

Triệu đồng

4.191.459

4.656.547

5.857.351

4

Nợ phải trả

Triệu đồng

13.286.607

13.286.607

15.455.700

5

Nợ phải thu ngắn hạn

Triệu đồng

4.019.160

5.644.091

3.492.312

6

Doanh thu thuần

Triệu đồng

76.353.255

111.666.637

93.673.673

7

Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

129.457

1.018.231

3.216.606

8

Lợi nhuận sau thuế

Triệu đồng

75.523

913.733

2.880.026

9

Nộp ngân sách

Triệu đồng

12.935.205

16.278.861

28.188.829

10

Lao động

Người

16.625

16.368

16.624

11

Thu nhập

Đồng/người/

tháng

3.825.000

4.284.000

5.231.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 13

Nguồn: [74, Tr.28]

3.1.2. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

3.1.2.1. Quá trình cổ phần hóa

Petrolimex là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong việc cổ phần hóa và tái cấu trúc, thực hiện cụ thể các nội dung như cổ phần hóa công ty mẹ, quy định tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa, tên gọi, mô hình quản trị, cơ cấu và loại hình các doanh nghiệp thành viên đều đã được xác lập. Năm 2007, Petrolimex đã hoàn thành cổ phần hóa 18 công ty thành viên và các đơn vị trực thuộc, ngoài ra còn tham gia với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập mới 4 Công ty cổ phần, 3 Công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài và 1 Ngân hàng thương mại cổ phần. [74, tr.3]

Năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển đổi các công ty nhà nước thành các doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp 2005, Petrolimex đã chuyển đổi 42 công ty xăng dầu trực thuộc thành các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Petrolimex làm chủ sở hữu. Ngày 31.5.2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 828/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa và tái cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 10.164 tỷ đồng, vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng. [75, tr.4]

Sau cổ phần hóa, Petrolimex có nhiệm vụ cơ cấu lại các công ty thành viên để hình thành các Tổng công ty chuyên ngành như: Tổng Công ty Vận tải Xăng dầu; Tổng Công ty Xây lắp xăng dầu; Tổng Công ty Hóa dầu; Tổng Công ty Gas và Tổng Công ty Bảo hiểm…, Petrolimex tiến hành thành công việc bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tháng 7/2011. Petrolimex cũng đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chính thức trở thành công ty đại chúng quy mô lớn kể từ ngày 17.8.2012. Toàn bộ các thông tin về hoạt động của Petrolimex đều được công bố rộng rãi, công khai theo đúng quy định về công bố thông tin của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đại hội cổ đông thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ngày 20.11.2011, chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 01.12.2011.

3.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

Sau khi thực hiện cổ phần hóa, Petrolimex đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý, chuyển đổi hình thức quản trị doanh nghiệp, đồng thời đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao - bình ổn thị trường về nguồn và giá cả xăng dầu trong mọi tình huống phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng và đời sống nhân dân.

Giai đoạn 2012 - 2019, sau khi thực hiện tái cấu trúc và thoái vốn, cổ phần hóa trên toàn bộ các lĩnh vực của tập đoàn, Petrolimex đã đạt được những kết quả ngày càng khả quan. Điều này được thể hiện trên các chỉ số: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, thu nhập bình quân của người lao động… (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Petrolimex 2012 - 2019

Đ/vị tính : Tỷ đồng


TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

Doanh thu thuần

200, 848

195,927

206,780

146,916

125,042

153,679

190,000

195,000

2

Lợi nhuận trước thuế

978

2,021

321

3,747

6,300

4,785

5,030

5,486

3

Lợi nhuận sau thuế

772

1,579

-9

3,057

5,166

3,492

-

-

4

Nộp ngân sách

27,639

31,974

33,678

33,208

32,048

38,145

38,280

41,800

5

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn sở hữu

5.42%

10.66%

-

28.57%

22.26%

16,8%

17,7%

9%

6

Thu nhập bình quân

7.3

7.7

8.2

8.9

10.2

-

11,26

-

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo Đại hội lần thứ V Công đoàn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022; Tài liệu Đại hội cổ đông thường niên năm 2012-2019 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2012-2019 nhiệm vụ, giải pháp năm 2019-2020.

Số liệu ở Bảng 2 cho thấy doanh thu thuần giảm do tái cấu trúc, hợp nhất một số lĩnh vực kinh doanh đối với các đối tác liên kết, tuy nhiên các chỉ số lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước, tỉ suất lợi nhuận của chủ sở hữu sau cổ phần hóa và tái cấu trúc tập đoàn được giữ ổn định trên mức 15%, thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2012 -2017 năm sau luôn đạt mức cao (cao so với các doanh nghiệp sản xuất trên phạm vi toàn xã hội) đây có thể nói là kết quả khả quan đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex. Tuy nhiên, năm 2014, số liệu cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp âm, nhưng nguyên nhân không phải do

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023