động các nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh và như vậy, doanh nghiệp không thể thực hiện đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
- Cơ chế điều hành DNNN sau cổ phần hóa
Sự thay đổi về cơ chế điều hành doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa có ảnh hưởng rất lớn đến mô hình quản lý doanh nghiệp. Những thay đổi về cơ chế điều hành sau cổ phần hóa thể hiện ở việc thay đổi thẩm quyền quyết định các hoạt động của doanh nghiệp từ Nhà nước sang Hội đồng quản trị. Trong cơ chế bổ nhiệm cán bộ điều hành, sau khi trở thành công ty CP, Hội đồng quản trị là người có vai trò quan trọng nhất trong lựa chọn, bổ nhiệm Giám đốc công ty. Đối với thầm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp cũng cho thấy sự giảm sút về vai trò của các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, qua đó tập trung quyền lực vào Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc/Giám đốc, nâng cao trách nhiệm của HĐQT và GĐ vì thế, những quyết định quản trị sẽ sát thực hơn với doanh nghiệp, vì mục tiêu phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Đây là sự chuyển biến có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu chiến lược, và là cơ sở để thực hiện đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
2.1.5. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
2.1.5.1. Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
Trong nền KTTT, nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DNNN nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đi đúng quy luật của thị trường, tăng trưởng và phát triển bền vững, đồng thời thực hiện các mục tiêu khác như giảm nghèo, y tế, giáo dục.
Quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH cần được đẩy mạnh nhằm mục đích tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp về quy trình, các bước đi để tiến hành cổ phần hóa và định hướng hoạt động su khi cổ phần. Hoạt động quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH sẽ giúp khai thác được các tiềm
năng, thế mạnh của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế, triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của nền kinh tế đất nước.
Quản lý NN đối với DNNN sau CPH được thực hiện như đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH được thể hiện thông qua các chủ trương, phương hướng, chính sách, quá trình tổ chức, bộ máy quản lý triển khai, thực thi, kiểm tra, giám sát trong và sau cổ phần hóa DNNN. Tác động của quản lý Nhà nước là nhằm tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu của quá trình cổ phần hóa, nhằm thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Quản lý của Nhà nước qua các chính sách phù hợp sẽ tạo ra động lực lớn, kết hợp một cách hợp lý các loại lợi ích kinh tế, góp phần tạo ra những điều kiện kinh tế thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau cổ phần hóa DNNN, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình CTCP, do đó, Nhà nước lúc này được xem xét với tư cách là cơ quan quản lý, sự ảnh hưởng của Nhà nước thông qua thể chế và tổ chức (Chính phủ thống nhất quản lý đối với DNNN thuộc mọi thành phần kinh tế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực. UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý trong phạm vi địa phương) cũng như thông qua hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý như: quản lý vĩ mô; quản lý ngân sách, chính sách chi tiêu công, chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp; các chính sách ưu đãi…, nhằm tác động tới sự ổn định và duy trì sự phát triển của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Người Lao Động Tham Gia Ctcp Với Tư Cách Là Cổ Đông
- Nội Dung Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cổ Phần Hóa
- Các Chỉ Tiêu, Tiêu Chí Đánh Giá Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cổ Phần Hóa
- Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Châu Âu (Thành Viên Oecd)
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam
- Mô Hình Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
2.1.5.2. Vai trò nhà nước trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Trong thực tiễn, với tư cách là cổ đông lớn trong CTCP, Nhà nước có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau CPH để có thể thực hiện những mục tiêu phi kinh tế. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Nhà nước cần có sự phân công, phân cấp để thực hiện các quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Cần làm rõ và tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN sau CPH và chức năng chủ sở hữu Nhà nước trong quá trình đổi mới mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa.
2.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Đặc điểm cổ phần hóa DNNN của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, trong quá trình cải cách, mở cửa, các DNNN Trung Quốc phải đối đầu với rất nhiều khó khăn trong hoạt động, hạn chế trong khả năng cạnh tranh, không tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Để giải quyết tình trạng này, bắt đầu từ những năm 1980 Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách DNNN. Cổ phần hóa DNNN là một bộ phận trong chương trình đa dạng hóa sở hữu để cải cách doanh nghiệp, là một giải pháp hữu hiệu trong cải cách, đổi mới DNNN.
Quá trình cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc được tiến hành bằng cách: Cải cách cơ chế quản lý DNNN trên cơ sở giữ nguyên sở hữu nhà nước và thực hiện chuyển đổi sở hữu, hình thành các CTCP, khuyến khích phát triển DN tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Quan điểm cổ phần hóa của Chính phủ Trung Quốc là: Tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ, không nhanh, không chậm và luôn tỉnh táo, thận trọng.
Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc diễn ra chậm, các giai đoạn thí điểm, triển khai kéo dài, ì ạch, hình thức cổ phần hóa đơn nhất. Giai đoạn từ năm 1978 đến năm 2002, giai đoạn này có đặc trưng là dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các DNNN mà chưa mở rộng thành một chủ trương, có mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng. Chính phủ Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề như lao động dôi dư; chính sách giải quyết chế độ cho đối tượng đó và hậu quả là hàng loạt lao động bị thải, gây bất ổn cho xã hội. Giai đoạn từ 2003 đến nay, công tác cổ phần hóa DNNN, đặc biệt là đối với các DNNN có quy mô lớn và hoạt động kém hiệu quả được thực hiện theo phương thức hỗn hợp.
Kết quả cổ phần hóa DNNN cho thấy, với khoảng 113.000 DNNN trong đầu những năm 1990 đến năm 1998, Trung Quốc đã cổ phần hóa chỉ còn
65.000 DNNN và đến khoảng giữa năm 2000 số DNNN chỉ còn khoảng
27.000. Đến 2016, Trung Quốc có khoảng 20.000 DNNN, trong đó gồm 110 DNNN thuộc TW và các DNNN còn lại thuộc địa phương. [105] Cổ phần hóa ở Trung Quốc đã mang lại diện mạo mới cho các doanh nghiệp nhà nước, các DNNN sau CPH đã hoạt động hiệu quả hơn, bộ máy quản lý đã được sắp xếp tinh giản, quẩn trị doanh nghiệp được đề cao, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động được cải thiện. Cổ phần hóa DNNN được xem là một chủ trương đúng đắn trong công cuộc cải cách DNNN ở Trung Quốc.
- Những biện pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở Trung Quốc
Đổi mới phương thức quản trị DNNN sau CPH
Sau cổ phần hóa, các DNNN ở Trung Quốc tiến hành chuyển đổi mô hình quản trị DN từ đơn sở hữu sang đa sở hữu để làm giảm tính độc quyền trong quyết định các chính sách của DNNN sau CPH; nâng cao quyền của cổ đông trong quản trị DN. Phát huy đầy đủ vai trò của hội đồng quản trị trong việc giám sát nội bộ DNNN. Hội đồng quản trị chấp hành nghị quyết của Đại hội cổ đông, phụ trách xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh của DN. Tăng cường tính công khai, minh bạch của DNNN thông qua hội đồng giám sát và Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra tài chính; giám sát chức vụ, hành vi của hội đồng quản trị, giám đốc… Ban hành các nguyên tắc, quy chế quản trị doanh nghiệp. Thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều chương trình tập huấn về quản trị CTCP, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm vê quản trị doanh nghiệp. Chính phủ giao cho Ủy ban Quản lý, giám sát tài sản nhà nước chỉ đạo và thúc đẩy việc xây dựng chế độ quản lý doanh nghiệp hiện đại ở những doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản trị pháp nhân, thúc đẩy hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp.
Giám sát, lành mạnh hóa tài chính đối với DNNN sau CPH
Thực hiện giám sát, lành mạnh hóa tài chính đối với DNNN sau CPH, TQ đã tổ chức các đơn vị của Nhà nước, thành lập cơ quan độc lập về quản lý,
giám sát tài sản vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp. Cơ quan này không có chức năng kinh doanh, chỉ thực hiện chức năng báo cáo định kỳ về công tác quản lý giám sát phần vốn nhà nước; đề xuất những phương pháp hiệu quả cho việc kinh doanh vốn tài sản nhà nước; bảo toàn và tăng giá trị tài sản của nhà nước trong DNNN sau CPH. Cụ thể, năm 2003, Trung Quốc thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát tài sản nhà nước (SASAC) trực thuộc Quốc Vụ viện nhằm quản lý và giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó có DNNN sau CPH. Việc thành lập SASAC đã giúp cho hệ thống giám sát và quản lý tài sản nhà nước được quy về một mối, tương đối độc lập và giúp Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, thúc đẩy cải cách DNNN, quản lý, giám sát trực tiếp việc bảo toàn và tăng vốn nhà nước trong DNNN sau CPH.
Để thực hiện lành mạnh hóa tài chính, Trung Quốc đã ban hành những quy định về việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của DNNN sau CPH, tạo điều kiện tăng nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác khi doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại nợ, cho phép DNNN sau CPH chuyển nợ thành vốn cổ phần.
Thiết lập cơ chế quản lý minh bạch đối với doanh nghiệp nhà nước Mục tiêu sở hữu Nhà nước đối với khu vực DNNN ở Trung Quốc rất
đa dạng, một mặt, thực hiện là tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, nhằm đạt được những mục tiêu chính trị - xã hội khác như, điều chỉnh thị trường, tạo ra cơ hội việc làm ... Trung Quốc đã thực hiện quản lý DNNN sau CPH theo các giai đoạn: Trao quyền nhượng lợi; thực hiện chế độ khoán kinh doanh, tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh; xây dựng môi trường tài chính thuận lợi cho các DNNN sau CPH niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tập trung cải cách quản lý hành chính và cải cách chế độ sở hữu nhằm thiết lập thể chế quản lý doanh nghiệp minh bạch, hiệu suất cao. Thực hiện tách chức năng QLNN khỏi các DNNN để giúp các doanh nghiệp trở thành những đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập. Nhà nước tạo cho doanh nghiệp quyền sở hữu tài sản và chịu trách nhiệm
hoàn toàn đối với kết quả và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp nhằm tạo ra vốn chủ sở hữu ở doanh nghiệp đó và các DNNN sau CPH có vốn Nhà nước trở thành cơ quan quản lý tài sản Nhà nước, Nhà nước cử đại diện tham gia vào HĐQT của doanh nghiệp để chịu trách nhiệm quản lý cổ phần của nhà nước.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
Để DNNN sau CPH hoạt động hiệu quả, Trung Quốc xác định tạo ra cơ chế mới theo hướng giảm bớt và tiến đến xóa bỏ dần sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Các DNNN sau CPH chịu sự điều chỉnh chung của Luật DN như các loại hình doanh nghiệp khác, với môi trường pháp lý, chế độ thuế khóa, kế toán tài chính chung. Chính phủ không can thiệp sâu vào quyết sách kinh doanh và hoạt động quản lý của doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ kiểm soát cổ phần của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo pháp luật; thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động, giải quyết những phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. [92]
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
- Đặc điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào thập niên 1960 và 1970, các xí nghiệp quốc doanh đã giữ vai trò chủ đạo, tập trung vào những khu vực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Các DNNN được hình thành trong qúa trình quốc hữu hóa và xây dựng mới đã trở thành một công cụ để Chính phủ can thiệp trực tiếp nhằm phát triển công nghiệp chiến lược. Chính phủ cũng sử dụng nhiều công cụ tài chính và tiền tệ để khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh những ngành này đối với DNNN.
Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu các lĩnh vực hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước liên quan đến quá trình tư nhân hóa, cổ phần hóa của Chính phủ Hàn Quốc nhằm kích thích việc chuyển mạnh nền kinh tế hoạt động trên cơ sở thị trường. Quá trình cổ phần hóa ở Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1969, khi
Hãng hàng không Korean Air được nhượng bán cho một tập đoàn tư nhân; Nhà nước bán Công ty Dầu khí Quốc gia (năm 1982); chuyển Cục Viễn thông Quốc gia thành công ty cổ phần. Giai đoạn 1982 - 1983, 7 ngân hàng thương mại quốc gia đều được "phi quốc doanh hoá", 43 công ty tài chính và quỹ tín dụng tư nhân, 10 công ty tài chính ra đời. Đến năm 1983, Chính phủ Hàn Quốc ban hành đạo luật quản lý các xí nghiệp quốc doanh; năm 1984 thành lập Cục Lượng giá các công ty, xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Hội đồng Kinh tế - kế hoạch. Năm 1988, nhiều cổ phần của Công ty Thép quốc gia được bán cho các nhà đầu tư tư nhân và đã mở đầu cho hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh nhượng bán cổ phần cho tư nhân. Đầu những năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã bãi bỏ tất cả những biện pháp lỗi thời nhằm mở rộng hơn nữa công cuộc "phi quốc doanh hóa".
Hàn Quốc áp dụng chính sách cổ phần hóa toàn dân, với 95% cổ phần dành cho tầng lớp có thu nhập thấp trong và ngoài doanh nghiệp. Hàn Quốc thực hiện tư nhân hóa tất cả các lĩnh vực nhạy cảm như điện, viễn thông, tài chính… Việc cổ phần hóa, tư nhân hóa (từng phần hay toàn phần) được coi như một đòn bẩy thúc đẩy các xí nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, đạt đến những chỉ tiêu cao hơn nhờ sự cạnh tranh lành mạnh trong các DNNN sau cổ phần hóa.
- Những biện pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở Hàn Quốc
Đổi mới tổ chức, quản lý DNNN
Tất cả các DN có vốn đầu tư của nhà nước đều được tổ chức quản lý theo mô hình có HĐQT và ban điều hành. HĐQT chỉ ra các quyết định chính sách lớn của DN và không can thiệp vào việc quản lý, điều hành DN. Chính phủ hoặc các bộ chuyên ngành chỉ định thành viên của HĐQT. Người đứng đầu các DNNN lớn do Chính phủ bổ nhiệm và người đứng đầu này sẽ bổ nhiệm các giám đốc điều hành của các DNNN. Ngoài ra, chủ sở hữu có quyền tham gia vào các quyết định chiến lược và những quyết định lớn của DNNN thông qua HĐQT.
Ở Hàn Quốc, việc tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu tại các công ty sở hữu chính phủ với mô hình có ít nhất là ba chủ thể; bao gồm Tổng thống, Bộ Chiến lược và Tài chính và Bộ quản lý ngành cùng với sự tư vấn của Ủy ban Điều hành và Ủy ban Đánh giá hoạt động kinh doanh tổng công ty nhà nước.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
Hàn Quốc là nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tốc độ phát triển của nền kinh tế có được là do thực hiện chính sách phát triển KTTT và mở rộng khu vực tư nhân. Để chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Hàn Quốc đẽ thực hiện chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa nhằm cơ cấu lại lĩnh vực hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước. Từ năm 1988 đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện xong chương trình CPH và tái cấu trúc DNNN, với mục tiêu đạt được nhằm giảm rủi ro hệ thống và nguy cơ khủng hoảng. Chính phủ hàn Quốc đã thực hiện việc thông qua hàng loạt các chính sách, biện pháp nhằm tạo điều kiện cho việc thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Thực hiện miễn, giảm thuế để khuyến khích thực hiện giao dịch, sát nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn. Thực hiện quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền chủ sở hữu của những cổ đông, thực hiện các bước tái cấu trúc DNNN.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
Để tăng cường cạnh tranh và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DNNN, Chính phủ thực hiện việc bán cổ phần cho khu vực tư nhân của một số DNNN để từng bước tạo ra môi trường bình đẳng trong cạnh tranh giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Đồng thời Chính phủ bán các cổ phần của mình trong các ngân hàng và sở giao dịch chứng khoán với mục đích phát triển thị trường tài chính và thực hiện sự cạnh tranh bình đẳng về cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân.
Chương trình cổ phần hóa toàn dân
Hàn Quốc áp dụng chính sách cổ phần hóa toàn dân với việc chuyển giao một phần sở hữu Nhà nước ở những doanh nghiệp quan trọng cho các tầng lớp nhân dân. Thực hiện chương trình đó, Hàn Quốc lựa chọn những doanh nghiệp có quy mô lớn và những doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Việc chọn những doanh nghiệp này vì chỉ những doanh nghiệp đó mới có đủ khả năng phân phối cổ phần trên địa bàn cả nước, có khả năng hỗ trợ cho giá cổ phiếu trên thị trường và bảo đảm mức lợi tức cổ phần có sức thu hút người đầu tư.
Chương trình của cổ phần hóa toàn dân ở Hàn Quốc nhằm đạt được các mục tiêu như: (1) Phân phối lợi nhuận của các DNNN cho quần chúng có thu nhập thấp nhằm đạt đến sự công bằng giữa các tầng lớp nhân dân; (2) Chính