Mô Hình Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại


1.1.7.2. Phương pháp định lượng

Định nghĩa: Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

Lý thuyết: Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan [64].

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng

1/ Đinh nghĩa:


- NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của sự vật hiện tượng người

từ quan điểm của nhà phân tích.

NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn giải.

2/ Lý thuyết:


- NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong

nghiên cứu.

NCĐL chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan

3/ Phương hướng thực hiện:


a/ Phỏng vấn sâu :

- phỏng vấn không cấu trúc.

- phỏng vấn bán cấu trúc.

- phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống. b/ Thảo luận nhóm:

- thảo luận tập trung.

- thảo luận không chính thức.

a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.

b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế nghiên cứu trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.

ví dụ : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn trong năm 2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.


c/ Quan sát tham dự:

c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.

d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.

e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua

nhiều thời điểm .

4/ Cách chọn mẫu:


a/ chọn mẫu xác xuất :

- mẫu xác xuất ngẫu nhiên.

- mẫu xác xuất chùm

- mẫu hệ thống.

- mẫu phân tầng.

- mẫu cụm.

a/ chọn mẫu xác xuất:

- mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- chọn mẫu hệ thống.

- chọn mẫu phân tầng.

- chọn mẫu cụm.

5/ Cách lập bảng hỏi:


- không theo thứ tự.

- câu hỏi mở.

- câu hỏi dài.

- câu hỏi gây tranh luận.

- theo thứ tự.

- câu hỏi đóng – mở.

- câu hỏi được soạn sẵn.

- câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.

- câu hỏi không gây tranh luận


1.1.7.3. Phương pháp chuyên gia

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, dựa trên các tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp thường bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh


nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp…

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng các phương pháp định lượng sẽ giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành.

1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.2.1. Mô hình SWOT

Mô hình SWOT ra đời từ những năm 60-70 tại Viện nghiên cứu Stanford, Hoa Kỳ. Đây là phương pháp đánh giá năng lực của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình 5 quyền lực cạnh tranh của Porter để xác định, phân tích những điểm mạnh - Strengths và điểm yếu - Weaknesses, là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp; cơ hội - Opportunities và thách thức - Threats, là các nhân tố bên ngoài của một doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm


chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Sơ đồ 1 2 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh Phân tích bên ngoài Là sự phân 1

Sơ đồ 1.2: Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh


Phân tích bên ngoài: Là sự phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp tìm ra các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài có thể là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật, yếu tố văn hoá xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên,... Các yếu tố này là tác động gián tiếp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài để tăng cơ hội, giảm thách thức hạn chế rủi ro và trên cơ sở phân tích đó lựa chọn chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp.

Phân tích bên trong: Là sự phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hay là các nhân tố nội tại của doanh nghiệp việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ quản lý; khả năng tài chính, trình độ công nghệ...

Từ việc phân tích những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ biết mình sẽ đứng ở đâu trên thị trường, thị phần hiện tại của các doanh nghiệp khác là bao nhiêu, khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai... giúp cho doanh nghiệp biết được điểm mạnh và những nhược điểm của mình để khắc phục, giải quyết vấn đề đang và sẽ đặt ra đối với doanh nghiệp.

- Điểm mạnh: là các công việc ngân hàng làm tốt hơn so với các đối thủ. Đó có thể là những điểm mạnh dễ nhận biết như thị phần chi phối, vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao…và những điểm mạnh chỉ có thể cảm nhận như khả năng thích ứng, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, uy tín thương hiệu...

- Điểm yếu: là những hạn chế của ngân hàng, những việc ngân hàng làm không tốt so với các đối thủ. Những điểm này có thể nhận biết hoặc không dễ nhận biết, ở dạng tiềm ẩn. Có thể nhận biết chính xác nguyên nhân và tác động của các điểm yếu đến hoạt động kinh doanh sẽ giúp NHTM khắc phục hiệu quả hơn.

- Cơ hội: Có những cơ hội có thể đến môi trường khách quan mang lại, hoặc do chính ngân hàng tạo ra nhờ vào các điểm mạnh. Các ngân hàng luôn luôn phải phân tích, tìm kiếm, tận dụng tốt các cơ hội cũng như tạo ra các cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển bền vững.


- Thách thức: là các yếu tố, các nguy cơ tiềm ẩn, những rủi ro mà các ngân hàng có thể gặp phải làm hoạt động của ngân hàng trở lên khó khăn. Những thách thức này có thể phát sinh từ bên trong, hoặc bên ngoài ngân hàng.

Bảng 1.1: Mô hình ma trận SWOT


Cơ hội (O)

O1, O2, O3,………………..

Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài.

Nguy cơ (T)

T1, T2, T3,…………...……

Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài.

Điểm mạnh (S)

S1, S2, S3,………………...

Liệt kê các điểm mạnh bên trong ngân hàng.

Điểm yếu (W)

W1, W2, W3,……………..

Liệt kê các điểm yếu bên trong ngân hàng


Ưu điểm của mô hình SWOT

- Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan cho phép tư duy một cách tích cực vượt ra khỏi khuôn khổ thói quen hay bản năng. Các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.

- Đây là công cụ hữu ích giúp định hướng và kích thích suy nghĩ khi phân tích tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của ngân hàng, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của ngân hàng.

Nhược điểm của mô hình SWOT

Bên cạnh những ưu điểm ở trên phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bằng mô hình SWOT cũng có một số hạn chế như:

- SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với


bản chất vấn đề, nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

- Do phân tích SWOT không lượng định được các tiêu chí, vì vậy, để không bị lý trí chủ quan, áp đặt làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích thì người phân tích phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Sự phân tích các nhân tố ở mỗi ô điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong ma trận SWOT nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sự am hiểu và trình độ của người phân tích. Vì vậy, điều này có thể tạo ra các kết quả phân tích với các gợi ý chiến lược cạnh tranh khác nhau thậm chí có thể trái ngược nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.

- Ma trận SWOT chỉ đưa ra những phương án chiến lược khả thi chứ không phải là kỹ thuật lựa chọn chiến lược cuối cùng và để quyết định chiến lược nào tốt nhất cần có sự hỗ trợ của các công cụ khác như ma trận BCG, ma trận GE...

- Mô hình SWOT chỉ áp dụng phân tích trực tiếp một ngân hàng với đối thủ của chúng chứ việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của nhiều ngân hàng cùng một lúc, trên phạm vi rộng ở tầm vĩ mô để nhìn nhận, đánh giá và xếp hạng ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.

- Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng mô hình phân tích SWOT xảy ra khi tổ chức cần đưa ra quyết định đó là không chắc chắn được là liệu quyết định đó có sáng suốt hay không, vì quyết định chỉ dựa trên phân tích cho việc lập kế hoạch.

- Phân tích bằng mô hình SWOT đòi hỏi một khối lượng thời gian và sức lực bỏ ra lớn khi áp dụng để phân tích trong một tổ chức lớn, hoặc trong một doanh nghiệp nhỏ mà không có sự đồng nhất, có khi một sự cố gắng để đồng thuận vì mục tiêu chung có thể gây mâu thuẫn với những thành viên khác trong nhóm.

- Phân tích SWOT tạo ra một danh mục những điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức của một tổ chức giúp cho người phân tích nhận biết được những điểm cần phải chú ý nhưng từng yếu tố trong ma trận SWOT không được gắn một trọng số nhất định hoặc không được chỉ ra mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với tổ chức. Muốn xác định được đâu là yếu tố mục tiêu lại cần phải thảo luận và như vậy sẽ tốn thời gian và dễ gặp phải vấn đề bất đồng quan điểm. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược và quyết định kinh doanh sẽ gặp khó khăn.


Điều kiện áp dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

- Về con người: Phân tích SWOT là một công cụ hữu hiệu trong hoạch định chiến lược cũng như kế hoạch của doanh nghiệp nên đòi hỏi con người phải:

+ Có kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo,

+ Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin.

+ Được đào tạo bài bản và có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh ngân hàng, luật cạnh tranh và có kiến thức thực tiễn về tình hình cạnh tranh của các ngân hàng;

+ Hiểu biết nội dung cũng như cách thức ứng dụng của mô hình SWOT.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có cơ sở thông tin dữ liệu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là cơ sở dữ liệu về hoạt động của ngành nói chung và của ngân hàng cần phân tích và so sánh.

- Công nghệ: Sử dụng hệ thống máy tính có trang bị phần mềm ứng dụng văn phòng có kết nối internet để tìm hiểu và cập nhật thông tin.

1.2.2. Mô hình Ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài (IE)

Ma trận IE (Internal - External Matrix) là công cụ đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng thông qua đặt các SBU (Strategic Busniness Unit) khác nhau của một ngân hàng vào 1 bảng có 9 ô. Ma trận này được dựa trên 2 khía cạnh chủ yếu:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): Ma trận đánh gá các yếu tố nội bộ (IFE matrix - Internal Factors Evaluation matrix) để tóm tắt và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của ngân hàng. Ma trận IFE được phát triển theo năm bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023