và quốc tế khác. Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) từ năm 1996, Diễn đàn APEC từ năm 1998; năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO...
■ Quá trình hội nhập quốc tế của Du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam hiện đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập quốc tế với những dấu mốc quan trọng sau:
- Trước khi gia nhập ASEAN: Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với các nước trong khu vực và thế giới; đã ký và thực hiện 41 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm. Có quan hệ với trên
1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981, PATA từ 1989… [50].
- Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau đó Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội du lịch trong khu vực. Tham gia Hiệp hội Du lịch ASEAN từ năm 1996; Đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương với tất cả các nước ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), khu vực (WEEC, Hai hành lang - Một vành đai), liên khu vực và thế giới [50].
- Năm 2001: Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì, trong đó có những cam kết tương tự như cam kết với WTO [50].
- Năm 2007: Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN [50].
- Năm 2015: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Sự hình thành AEC đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết của các nước ASEAN. Hội nhập AEC là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế ở Đông Nam Á, qua đó mang lại những tác động tích cực tới du lịch Việt Nam. AEC đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.
■ Cơ hội tác động đến hội nhập về du lịch
Trước hết là cơ hội gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới. Trên thế giới, các dòng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng này mang những dòng khách quốc tế đến Việt Nam, tạo cơ hội thu hút khách cho nước ta.
Tình hình chính trị xã hội của Việt Nam ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam.
Kinh tế trong nước phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng gia tăng, tạo ra động lực kích cầu du lịch mạnh mẽ. Số lượng khách du lịch nội địa đông đảo đã trở thành động lực, tạo cơ hội cho ngành du lịch mở rộng quy mô phát triển.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong PTDL.
Theo sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng. Những xu hướng mới nổi lên chủ yếu như du lịch sinh thái, du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh,… cùng với nhu cầu du lịch theo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du lịch thám hiểm, du lịch khoa học,… đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong “cầu” du lịch thời kì mới.
Du lịch hiện nay đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện toàn cầu, góp phần vào sự phát triển, thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá PTDL
1.2.5.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí
Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện KT - XH của đất nước và khu vực. Du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh từ những năm 1990, đến nay có nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập khu
vực và quốc tế. Tuy nhiên những nghiên cứu về PTDL, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về PTDL trong bối cảnh hội nhập hiện nay còn chưa nhiều. Vì vậy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay là hết sức khó khăn, phức tạp. Để hội nhập với khu vực và quốc tế, PTDL cần được xem xét trên quan điểm PTBV và PTBV sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập về du lịch. Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng giữa hội nhập và PTBV, đôi khi PTBV nhưng chưa chắc đã hội nhập được. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, một số nghiên cứu sau đây được xem xét để làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí đánh giá:
- Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Cơ sở lí luận và các nguyên tắc PTDL trên quan điểm PTBV.
- Thực tiễn PTDL ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch và định hướng đầu tư PTDL Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ.
- Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Các công trình nghiên cứu về PTDL, các luận văn, luận án của các tác giả trong và ngoài nước.
Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá có tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết quả đánh giá, cần thiết phải xác định hệ số, bậc, điểm số cho các tiêu chí. Các hệ số này có thể là 1, 2 hoặc 3 và tiêu chí quan trọng hơn có hệ số cao hơn.
Việc xây dựng các hệ số, bậc, điểm và trọng số làm cơ sở cho việc đánh giá các tiêu chí, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trước đây. Trong đó có các công trình nghiên cứu như: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch” [96]; “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” [94] hoặc cuốn “Tài nguyên du
lịch” [97]... Các tác giả đã xây dựng tiêu chí, hệ số, bậc, điểm để đánh giá TNDL, sự PTDL, từ đó có thể kết luận về khả năng khai thác tài nguyên phục vụ PTDL.
Trên cơ sở kế thừa qua các nghiên cứu nêu trên cùng với những yêu cầu của hội nhập du lịch, từ đó tác giả chọn lọc xây dựng các tiêu chí, hệ số, bậc, điểm số sau đây làm căn cứ đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay.
1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá
Trong bối cảnh hội nhập, PTDL cần phải được xem xét theo hướng PTBV, có PTBV thì mới góp phần hội nhập được với khu vực và quốc tế. Do đó, PTDL phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm PTBV, có nhiều tác giả đánh giá PTDL với các tiêu chí khác nhau. La Nữ Ánh Vân (2012) đánh giá PTDL tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững với 3 nhóm tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường gồm 18 tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí được phân thành 4 cấp (bậc) với mức độ đạt được khác nhau. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước [26], [94], [96]..., căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương cũng như những yêu cầu của hội nhập du lịch, tác giả tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá PTDL trong bối cảnh hội nhập hiện nay gồm 10 tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí vừa thể hiện được tính bền vững (kinh tế - xã hội - môi trường) vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập du lịch, mỗi tiêu chí được chia làm 5 bậc thể hiện sự phân hóa rõ nét hơn của các yếu tố, phù hợp với thực tế của địa phương (phụ lục 12).
Các tiêu chí được tác giả kế thừa từ [94] để đánh giá PTDL trên quan điểm PTBV gồm: tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch; thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách; tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự PTDL; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách PTDL; tỉ lệ các điểm tài nguyên, các điểm tham quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo. Các tiêu chí kế thừa trên được tác giả bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Bên cạnh các tiêu chí kế thừa, trước những yêu cầu của hội nhập du lịch, để đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay, tác giả đề xuất xây dựng các tiêu chí: Tỉ trọng khách du lịch quốc tế/tổng số khách du lịch; tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế; tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại; liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch (phụ lục 12). Những tiêu chí xây dựng đều hướng đến yếu tố hội nhập trong PTDL,
trong đó việc tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hội nhập.
Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá PTDL dựa trên các kết quả nghiên cứu trước cũng như những yêu cầu của hội nhập du lịch. Mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau nên hệ số các tiêu chí cũng không giống nhau. Các tiêu chí này có hệ số 1, 2 hoặc 3 và tiêu chí quan trọng hơn có hệ số cao hơn. Cụ thể: tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch; liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch (hệ số 3); các tiêu chí: tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế; thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách; đào tạo và phát triển nhân lực du lịch; tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự PTDL; chính sách PTDL; tỉ lệ các điểm tham quan du lịch được bảo tồn tôn tạo (đều có hệ số 2); các tiêu chí: tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại, tỉ trọng khách du lịch quốc tế/tổng số khách du lịch (hệ số 1).
1.2.5.3. Thang điểm đánh giá
■ Bậc và điểm đánh giá: Để có cơ sở đánh giá từng tiêu chí với mức độ đạt được khác nhau, cần thiết phải xây dựng các bậc và điểm đánh giá. Có thể quy các kết quả đạt được thành 5 cấp độ, theo mức độ đạt được từ cao xuống thấp: tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Tương ứng với mỗi cấp độ là các bậc đánh giá từ cao xuống thấp: bậc 5, bậc 4, bậc 3, bậc 2, bậc 1 và các điểm đánh giá từ cao xuống thấp: 5 điểm, 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm.
Điểm đánh giá PTDL của một lãnh thổ cấp tỉnh bao gồm:
- Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí: là số điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của tiêu chí đó. Như vậy điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối với bậc cao nhất (5 điểm) và có hệ số cao nhất (3) sẽ là: 5 x 3 = 15 điểm. Điểm đánh giá riêng thấp nhất của một tiêu chí đối với bậc thấp nhất (1 điểm) và có hệ số thấp nhất (1) sẽ là: 1 x 1 = 1 điểm.
- Điểm đánh giá tổng hợp về PTDL: là tổng số điểm đánh giá của các tiêu chí.
Kết quả đánh giá tổng hợp so với tổng số điểm tối đa là cơ sở để đánh giá PTDL theo 5 mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
■ Trọng số của các bậc: Để đánh giá các tiêu chí với các mức độ khác nhau, cần thiết phải xác định được trọng số riêng phù hợp với đặc điểm của từng tiêu chí. Đây là việc
làm hết sức quan trọng, có tính định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau. Các căn cứ sau đây được xem xét để xác định trọng số:
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Thực tiễn PTDL ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập.
- Các chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam đến năm 2020.
- Các chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Tây Ninh đến năm 2020.
■ Thang điểm đánh giá: Tổng quan các nghiên cứu trên, vận dụng xây dựng một thang điểm bao gồm hệ thống các tiêu chí, trọng số, hệ số, bậc và điểm đánh giá để đánh giá PTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo hướng PTBV (bảng 1.3).
Điểm đánh giá tổng hợp được tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối:
- Theo giá trị tương đối: điểm tổng hợp được đánh giá theo các mức độ: Tốt (đạt từ 84% đến 100% điểm tối đa), khá (đạt từ 67% đến 83%), trung bình (từ 50% đến 66%), yếu (từ 33% đến 49%) và kém (đạt dưới 33% điểm tối đa).
- Theo giá trị tuyệt đối: điểm tổng hợp được đánh giá như sau: Tốt (84 - 100 điểm), khá (67 - 83 điểm), trung bình (50 - 66 điểm), yếu (33 - 49 điểm) và kém (dưới 33 điểm).
Bảng 1.3. Thang điểm đánh giá các tiêu chí PTDL thời kì hội nhập
Hệ số | Trọng số của các bậc | |||||
Bậc 5 (5điểm) | Bậc 4 (4điểm) | Bậc 3 (3điểm) | Bậc 2 (2điểm) | Bậc 1 (1điểm) | ||
TTBQ doanh thu du lịch (%/năm) | 3 | >24 | 21-24 | 17-20 | 12-16 | <12 |
TTBQ khách du lịch quốc tế (%/năm) | 2 | >14 | 12-14 | 9-11 | 7-8 | <7 |
Tỉ trọng khách quốc tế/tổng số khách (%) | 1 | >18 | 16-18 | 13-15 | 9-12 | <9 |
- Thời gian lưu trú bình quân (ngày/lượt khách) | 2 | >3 | 2,5-3 | 2-2,4 | 1,5-1,9 | <1,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch
- Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Tndl Và Mô Hình Phân Tích Swot Phục Vụ Ptdl
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Mức Độ Thuận Lợi Của Tndl
- Phát Triển Du Lịch Vùng Đông Nam Bộ Trong Xu Thế Hội Nhập
- Tốc Độ Gia Tăng Dân Số Tỉnh Tây Ninh Giai Đoạn 2000 - 2016
- Một Số Lễ Hội Dân Gian Và Tôn Giáo Tiêu Biểu Của Tỉnh Tây Ninh
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
>3 >1 | 2,5-3 0,9-1 | 2-2,4 0,7-0,8 | 1,5-1,9 0,5-0,6 | <1,5 <0,5 | ||
Tỉ lệ khách quốc tế quay trở lại (%) | 1 | >40 | 34-40 | 27-33 | 20-26 | <20 |
Liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch | 3 | Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém |
Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch | 2 | Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém |
Tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận PTDL (%) | 2 | 84-100 | 67-83 | 50-66 | 33-49 | <33 |
Chính sách PTDL | 2 | Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém |
Tỉ lệ các điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo (%) | 2 | 84-100 | 67-83 | 50-66 | 33-49 | <33 |
Điểm tối đa: 100 | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
Nguồn: tham khảo [94], có bổ sung của tác giả.
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
1.3.1. Phát triển du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập
■ Những thành tựu đạt được:
Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong suốt gần 3 thập kỉ qua, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%)) [50]. Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kì đổi mới trong PTDL) với 250.000 lượt khách quốc tế [50] thì đến năm 2015 đã vượt 7,9 triệu lượt [129] và năm 2016 đạt mốc 10 triệu lượt. Số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gần 32 lần trong vòng 25 năm qua. Cũng trong khoảng thời gian trên, khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục, từ 1,0 triệu lượt năm 1990 [50] đến năm 2015 đạt con số 57 triệu lượt [129] (tăng 57 lần), con số này năm 2016 là 62 triệu lượt [134]. Sự
tăng trưởng không ngừng về số lượng khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của du lịch Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, đóng góp của du lịch vào nền kinh tế cũng rất đáng khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2015 đạt trên 337 nghìn tỷ đồng (tương đương trên 15 tỷ USD) [129], đóng góp trực tiếp khoảng 6,6% GDP [131]. Con số này trong năm 2016 lần lượt là: 400 nghìn tỉ đồng (tương đương 18 tỉ USD) và 6,8% [135]. Tăng trưởng về tổng thu từ du lịch nhanh hơn tăng trưởng về số lượng khách, tăng trung bình hơn 2 con số (đạt bình quân 18,7%/năm) [50].
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển nhanh, đến năm 2016 với trên
21.000 cơ sở lưu trú gồm 420.000 buồng (phòng), trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 23,2% [135]; các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, vui chơi giải trí, thể thao... tăng nhanh. Đặc biệt, với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp 4 - 5 sao với quy mô lớn như: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mường Thanh, Mariott, Laguna,... đã góp phần thay đổi diện mạo du lịch Việt Nam với những tín hiệu tích cực.
Bên cạnh đó là sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành với khoảng 1700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (năm 2016) [135] và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển du lịch, các dịch vụ liên quan đã khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ của du lịch Việt Nam.
Nguồn nhân lực du lịch ngày càng lớn mạnh, từ chỗ chỉ có 12.000 lao động năm 1990 [50], đến năm 2015 toàn ngành có trên 750.000 lao động trực tiếp trong tổng số gần 2,25 triệu lao động liên quan đến du lịch [131]. Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và thế giới. Khoảng gần 50% tổng số lao động đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.
Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
■ Những khó khăn, thách thức: