người bán các loại vòng tay lưu niệm cho biết: “khi bị bắt cách tốt nhất là xin họ tha cho và chịu nộp phạt tại chỗ chứ để họ tịch thu thì mai biết lấy gì mà bán”, đây cũng là cách ứng phó của hầu hết các hoạt động buôn bán, kinh doanh khi bị cơ quan chức năng kiểm tra với tâm lý “cho xong” của người dân.
Đối với việc đối phó với những người bán hàng tại chỗ, cách đối phó tốt nhất của họ là thường xuyên di chuyển, theo lời kể của một người bán rong, nếu họ đứng lâu tại một chỗ sẽ có “đàn anh” đến nhắc nhở và đuổi đi ngay, chính vì thế những người này luôn trong trạng thái di chuyển, thông thường muốn “đeo bám” ai đó họ cũng phải nhìn trước, nhìn sau để xác định đối tượng, đồng thời tránh bị những người bán hàng tại chỗ nhắc nhở, “chúng tôi được phân công địa bàn rồi, nhìn khách nào xa xa gian hàng của họ mới dám mon men tới để mời chào cô ạ” – chị Th., 47 tuổi cho biết.
Còn cách ứng phó với những phản ứng gay gắt của du khách thì những người đeo bám ở đây dường như đã trang bị cho mình đầy kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lý của khách. Trái ngược với những gì báo chí nêu về cách họ “chửi” khách, cách xử sự “thiếu văn hóa”… Một chị bán hàng tỏ ra rất có kinh nghiệm trong việc đối phó với khách hàng khó tính, chị nói: “mình lẽo đẽo theo họ nhưng phải biết ý không làm phiền đến cuộc nói chuyện của họ thì họ mới mua còn không họ chửi cho ấy” (nữ, 46 tuổi), có người lại nói: “biết là đi theo làm người ta khó chịu nhưng nếu không đi thì làm sao bán được” (nữ, 47 tuổi), rồi: “có nhiều khách là thanh niên nhưng chửi bậy ghê lắm, với đối tượng này thì nhanh chóng mà chuồn”(nữ,37tuổi),có người thì cho rằng: “người ta là khách mà, người ta có chửi nhưng người ta mua cho cũng tốt lắm rồi, cứ nhịn đi cho xong”, (nữ, 56 tuổi)…
Có thể nói, “đeo bám” cũng là một “nghệ thuật” hiểu tâm lý, hiểu văn hoá của khách mà những người bán hàng rong đã tự học hỏi trong quá trình mưu sinh.
Tiểu kết chương 2
Hiện tượng “đeo bám” khách của những người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu cho đến hiện nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý du lịch của địa phương cũng như truyền thông, dư luận và du khách. Sở dĩ hiện tượng này trở thành mối quan tâm hàng đầu của địa phương vì hầu hết cơ quan chức năng, những nhà làm chính sách đều đánh giá rằng đây là hiện tượng xấu, đi ngược với mong muốn nói chung của những nhà làm chính sách và của khách du lịch thông qua các thông tin được đăng tải trên truyền thông.
Mặc dù hiện nay khi hàng loạt các quy định về việc cấm bán hàng rong, cấm đeo bám khách… đã ra đời và đang được địa phương đẩy mạnh thực hiện bằng các công tác kiểm tra, giám sát nhưng việc thực hiện hành vi đeo bám của người dân vẫn diễn ra, chuyển hóa bằng các hình thức khác nhau như một sự chống đối, điều đó càng khẳng định hiệu quả của việc áp dụng chính sách nếu không xét tới đời sống của người dân, không đứng từ phía chính những người trong cuộc thì chỉ mang tính chất đối phó chứ không phải thực hiện.
Chương 3
“ĐEO BÁM KHÁCH” – CHIẾN LƯỢC SINH TỒN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Tại Vũngtàu
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 5
- Thái Độ Ứng Xử Của Người Bán Hàng Rong Tại Bãi Sau
- Những Thách Thức Khi Thực Hiện “Đeo Bám”Khách
- Hồ Chí Minh 1995: Toàn Tập. - Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, Tập 3. 10.nguyễn Thị Anh Thư, Đặc Điểm Tâm Lý – Xã Hội Của Người Dân Di Cư Bán
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 10
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
3.1. Những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô
3.1.1. Làn sóng di cư
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là hiện tượng khách quan của xã hội xảy ra trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của con người, di cư giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, di cư vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các nước trên thế giới và xu hướng di dân chủ yếu là từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, vấn đề di dân cũng đã diễn ra từ lâu trong lịch sử với nhiều hình thức khác nhau, nhưng từ năm 1986 đánh dấu một bước đột phá trong sự đa dạng hóa các hoạt động kinh tế thì vấn đề di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn đến thành thị diễn ra hết sức mạnh mẽ. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm. Theo đó, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp dần dần bị xóa bỏ, thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Cùng với bối cảnh kinh tế vĩ mô ấy, bộ mặt của nền kinh tế xã hội dần thay đổi với sự ra đời của vô số các khu công nghiệp, các khu chế xuất, trung tâm du lịch, đô thị du lịch… và điều đó đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm dẫn đến nguồn nhân lực bị thiếu hụt, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp và các ngành dịch vụ của các đô thị. Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tác động không nhỏ đến việc người dân ở nông thôn mất dần diện tích đất canh tác, nông nhàn tăng lên đồng
nghĩa họ mất việc làm ngay tại quê nhà, chính điều đó dẫn đến việc người nông dân cần dạt sang các đô thị lớn để kiếm sống và bán hàng rong tại các đô thị là một nghề được họ lựa chọn rất nhiều.
Trong làn sóng di cư ấy, vùng Đông nam bộ là vùng có sức hút lớn nhất cả nước về tỷ lệ dân nhập cư vì đây là khu vực hoạt động hết sức năng động với nhiều đô thị kinh tế ra đời, trong đó phải kể đến cụm kinh tế trọng điểm phía Nam là Tp. HCM – Bình Dương – BR – VT. Nếu như ở Tp. HCM và Bình Dương, người dân di cư chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thì ở BR – VT luồng dân di cư lại phục vụ cho hai ngành kinh tế trọng điểm của địa phương là kinh tế khai thác dầu khí và kinh tế du lịch. Như vậy, hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị là điều không thể tránh khỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở nước ta. Nguyên nhân trực tiếp của nó là do sự chênh lệch lớn về thu nhập, về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn; còn nguyên nhân sâu xa là do yêu cầu khách quan của sự phát triển đất nước đòi hỏi.
Ảnh hưởng của xu thế chung trong phát triển kinh tế - xã hội, cùng nằm trong dòng chảy của làn sóng di cư ở Việt Nam, một bộ phận lớn người dân nông thôn ở các vùng miền trên cả nước như đã đề cập trong Chương 1 của nghiên cứu đã dạt đến Vũng Tàu khi họ có ít cơ hội cải thiện cuộc sống ở nông thôn, và việc họ bán hàng rong, họ lao động tự do tại đây là điều rất bình thường trong dòng chảy chung đó của xã hội, tuy nhiên cách mà xã hội đối xử với họ như thế nào luôn là câu hỏi lớn cần đặt ra đối với người dân di cư trên cả nước nói chung và Vũng Tàu nói riêng.
3.1.2. Chính sách công nghiệp hóa, hiện đạihóa
Theo bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, xã hội Việt Nam, từ năm 1986 khi chính sách đổi mới kinh tế bắt đầu được mở cửa, kéo theo đó là sự thay đổi về căn bản chế độ kinh tế của cả nước. Trong đó, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp được thay thế bởi nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cũng phát triển ồ ạt sau giai đoạn này, các hình thức kinh doanh cũng dần được xuất hiện nhiều với các hình thức khác nhau.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu dân cư trên cả nước, xu hướng chính của sự chuyển dịch dân cư là một bộ phận lớn người dân ở nông thôn đổ dần ra các đô thị, các trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch để kiếm sống. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội ấy đa số người nông dân Việt Nam lựa chọn nghề bán hàng rong làm phương tiện kiếm sống, mưu sinh của mình tại các đô thị (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm,2007).
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình du lịch được hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, quá trình đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, nhất là các vùng nông thôn đã và đang có những dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng đến việc làm của người dân nông thôn rất lớn. Kết quả điều tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11% trong tổng số đất bị thu hồi, đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là đất canh tác nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, Bộ NN & PTNT, 2002).
Điều đáng bàn là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi không phải ở đâu cũng được sử dụng hiệu quả, có quá nhiều diện tích đất ở trong tình trạng thu hồi bị bỏ hoang bởi vì chủ đầu tư chưa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên họ vẫn tìm cách để xí phần, giữ chỗ như đổ vài xe đất hay dựng hàng rao bao xung quanh. Còn người nông dân chỉ còn biết đứng nhìn ruộng đất bỏ hoang, thậm chí có nơi bỏ hoang đến gần chục năm.
Hiện đại hóa nông thôn để đưa nước ta vượt qua đói nghèo, lạc hậu, nâng
cao đời sống của người nông dân là điều cần thiết mà toàn Đảng, toàn dân phải làm. Để giúp đỡ các nhà đầu tư, thay vì dành những nơi đất bạc màu, không thuận lợi cho canh tác để quy hoạch các khu công nghiệp, nhằm tránh phải đi xa hơn, người ta bán ngay những thửa ruộng trồng lúa bên vệ đường. Điều đó rất tốt cho doanh nghiệp vì họ đỡ nhiều chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Thế nhưng đối với người nông dân, điều đó là một bất lợi mà bản thân họ không lường trước được. Nhận một khoản đền bù, nhưng không phải người nông dân nào cũng biết cách làm cho số tiền ấy sinh sôi nảy nở. Không ít người sau một thời gian tiền đền bù cạn dần do tiêu dùng không hợp lý, đất đã mất, không ít gia đình nông dân điêu đứng, sa cơ lỡ vận. Những người thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đến kiếm việc làm ở đô thị, nảy sinh ra sự dịch chuyển cái nghèo từ nông thôn ra đô thị. Đó là những thách thức mà những nhà làm chính sách cần quan tâm, cải thiện một cách toàn diện, nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm hỗ trợ cho một bộ phận không nhỏ dân cư ấy.
Trong khi phỏng vấn những người bán hàng rong ở Bãi Sau, có người đã nói rằng: “công nghiệp hóa ở nông thôn cũng chỉ số ít được hưởng thôi chứ sức mấy mà những người ít học như chúng tôi được làm” (nam, 55 tuổi), lại có người nói rằng: “quê không còn đất đai để trồng trọt thì tôi phải bươn chải ở đây thôi, mỗi ngày kiếm chút ít nên cuộc sống tốt hơn ở quê nhiều” (nữ, 43 tuổi), điều đó cũng phần nào lý giải nguyên nhân vì sao họ di chuyển ra thành thị để kiếm sống với những công việc giản đơn, ít vốn những mong cuộc sống sẽ khá hơn.
Tác giả xin trích dẫn một nhận định của Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) được đăng tải trên báo Nông thôn ngày nay, số 207 + 208, đăng ngày 1/9/2008 - Ông Ian Howie nói: “Việc di dân từ những vùng nông thôn lên thành thị là một thực tế cần được chấp nhận. Không riêng Việt Nam, mà ở tất cả các quốc gia, người nghèo có quyền được sống ở đô thị và không ai có thể buộc họ quay về nơi họ đã ra đi”, (Ian Howie,2008).
Câu nói của Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam như đã nêu trên phần nào minh chứng rằng những người dân di cư cần được bảo vệ, cần được chấp nhận một cách đúng đắn và cần có quyền bình đẳng như những người dân chính cư khác. Họ có quyền được hưởng sự công bằng, được hưởng những lợi ích xã hội và có quyền được lựa chọn nơi mình sinh sống và lập nghiệp để sinh tồn.
3.2. “Đeo bám khách” và những vấn đề đặt ra
3.2.1. “Đeo bám khách” và sự lựa chọn bất khảkháng
Như đã trình bày ở trên, tại Bãi Sau có rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, tuy vậy để có điều kiện kinh doanh tốt, có địa bàn đẹp, có mặt bằng ở trung tâm… đòi hỏi người kinh doanh phải có thế mạnh về mọi mặt. Cụ thể trong nghiên cứu này, người bán hàng muốn có “chỗ đẹp” để bán hàng họ cần có tiền, cần có các mối quan hệ tốt và cũng cần có sự hiểu biết nhất định về du khách… Còn những người bán hàng nhỏ lẻ, đại đa số là những người bán hàng rong, họ không có các điều kiện như đã nêu ở trên thì họ cần làm gì, họ đang làm gì để tiếp tục duy trì mưu sinh với cuộc sống đầy thử thách ấy?
Qua kết quả phỏng vấn những người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu tác giả nhận thấy bản thân những người bán hàng rong ở đây cũng không thích những việc mà họ vẫn làm hàng ngày, họ không thích phải “đeo bám khách” , bởi lẽ “suy cho cùng cũng vì miếng cơm, manh áo thôi cô ơi” (nữ 62 tuổi) , hay “không có điều kiện làm việc khác thì bắt buộc phải làm việc này em à”(nữ, 39 tuổi)… đó là một số câu trả lời của họ khi tôi hỏi rằng tại sao họ không kiếm những công việc nhàn hơn, tại sao họ lại làm cái việc mà xã hội đang lên án, đang dè bỉu?
Ngoài ra, còn rất nhiều những lý do khác khiến cho người dân ở các vùng quê đến Bãi Sau để thực hành “đeo bám khách”, có người thì với lý do nuôi con đi học đại học như trường hợp của chị T. ở Bắc Giang: “chả dấu gì em, con chị đang học Đại học ở Sài Gòn, chị bán túc tắc cũng đủ nuôi cháu học” - (nữ, 45
tuổi), người thì với lý do để sống và chữa bệnh cho chồng: “cũng đủ sống qua ngày, thỉnh thoảng có tiền cho chú đi nằm ôxy cao áp” – (nữ, 53 tuổi), có người lại trả lời: “cứ đeo bám theo người khác thì ai thích, nhưng không đeo bám thì không bán được hàng, không bán được hàng thì bọn trẻ ở quê chết đói hết” – (nam, 41 tuổi), đó là câu trả lời của một người đàn ông đơn thân một mình nuôi con 11 năm nay kể từ khi vợ anh ta mất do bệnh hiểm nghèo. Như vậy, lý do chọn nghề “đeo bám khách” của những người bán hàng rong ở đây hầu như xoay quanh vấn đề sinh tồn, phục vụ nhu cầu tồn tại. Như vậy, đối với gia đình họ, con cái họ thì họ đang là những ông bố, bà mẹ tốt, đối với chồng, vợ - họ đang là những người chồng, người vợ có trách nhiệm.
Còn đối với du khách, không phải du khách nào cũng thấy sự “đeo bám” của những người bán rong là xấu, đôi khi có những vị khách lại tỏ ra thông cảm với cách thức “đeo bám” của họ và cho rằng “những người bán hàng rong khá thân thiện, khi mua hàng không sợ bị chặt chém như mua ở một số cửa hàng” (nữ, 33 tuổi), hay “nhìn họ đáng thương nên tôi mua” (nữ, 36 tuổi), và “họ giỏi kiên nhẫn thuyết phục và kiểu gì tôi cũng mua” (nữ, 47 tuổi), có người lại nói: “người ta khổ mới phải đi làm cái nghề này chứ thiếu gì việc khác, không mua cho họ thì thôi chứ xua đuổi họ làm gì cho tội” (nam, 45tuổi)
Như đã giới thiệu ở trên, những người “đeo bám khách” ở đây đa phần là những người dân ngụ cư, là những người không được học hành, không có điều kiện kinh tế… họ là những người yếu thế trong xã hội và chính bởi thân phận của họ thì họ cần có những chiến lược để sinh tồn cho bản thân và gia đình, có chăng họ “đeo bám khách” cũng chỉ để đáp ứng nhu cầu vô cùng chính đáng khi họ không còn sự lựa chọn nào khác trong cuộc chiến mưusinh, nói cách khác những hành động của họ cũng chỉ là những thực hành văn hóa trong đời sống thường ngày. Hơn nữa, bản thân chủ thể “đeo bám khách” không thể minh chứng được cho hành động của mình, họ không có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình và hàng ngày phải chịu đựng rất nhiều những áp lực mà xã hội đặt lên