Điều Kiện Áp Dụng Mô Hình Phân Tích Nhân Tố Trong Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


định được “trọng số” tương ứng cho mỗi chỉ số so sánh với sự khách quan và hợp lý. Đồng thời, cơ sở phân tích cũng được thay đổi một vài nhân tố được tách biệt ra từ một số lớn các chỉ số liên quan mạnh mẽ. Như vậy, nó sẽ tránh được sự ảnh hưởng của sự tác động nhiều chiều.

Mô hình phân tích nhân tố cho phép chấm điểm và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một số lượng lớn các ngân hàng mà không mất quá nhiều thời gian.

3.3.4. Điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Về con người:

+ Cần có những chuyên gia về hoạt động ngân hàng và quản trị ngân hàng được đào tạo căn bản có kiến thức về toán, kinh tế lượng và mô hình.

+ Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin

+ Nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh, một công cụ giúp đánh giá phản ánh chính xác, toàn diện những lợi thế cạnh tranh của mình cũng như của các đối thủ để có chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo giữ được thị phần và tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, có sự tham gia của nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài.

+ Có khả năng khai thác và sử dụng mô hình để chấm điểm cạnh tranh và xếp hạng NLCT cho các ngân hàng..

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Cần có một môi trường cạnh tranh lành mạnh

+ Có một bộ phận nghiên cứu chuyên trách về năng lực cạnh tranh của ngân hàng

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đủ lớn đảm bảo tính cập nhật của số liệu và tình hình mới phục vụ cho việc chạy mô hình và đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đối thủ cũng như của cả ngành.

- Về công nghệ:


+ Trang bị hệ thống máy tính dung lượng lớn, tốc độ cao được kết nối Internet, có


cài đặt phần mềm thống kê SPSS, DEA cho bộ phận làm công tác phân tích đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh. 3.4. Một số khuyến nghị áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.4.1. Đối với Chính phủ Việt Nam và các Cơ quan hữu quan

- Phải xây dựng một chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội nhập, xác định rõ và cụ thể lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng tổ chức kinh tế quốc tế để định hướng cho cả tiến trình quan trọng và rộng lớn của hội nhập đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể với lộ trình rõ ràng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Chiến lược hội nhập ngành ngân hàng phải gắn chặt chẽ việc cải cách NHNN, tái cơ cấu NHTM và tổ chức tài chính khác, đồng thời có tính đến điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện khung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp để đảm bảo tạo ra môi trường kinh doanh ngân hàng cạnh tranh lành mạnh và độ tin cậy của thông tin khi sử dụng chạy mô hình phân tích nhân tố.

- Phát triển hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế-xã hội, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật ngân hàng hoản chỉnh, đối xử công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính minh bạch để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

- Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thực hiện sáp nhập các ngân hàng nhỏ để đảm bảo các ngân hàng có đủ năng lực và trình độ công nghệ tham gia cạnh tranh một cách hiệu quả [29].

- Xây dựng khung pháp lý cho việc công bố thông tin xếp hạng năng lực


cạnh tranh của các ngân hàng thương mại để làm căn cứ cho việc công bố kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và của những công ty hoạt động trong lĩnh vực này, tránh gây những phản ứng của những tổ chức được đánh giá và của xã hội.

- Hình thành nên cơ quan nghiên cứu độc lập đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia, địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp,...

- Chính phủ cần có sự đầu tư thích đáng cho cơ quan nghiên cứu thống kê nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đầy đủ, cập nhật phục vụ cho việc xây dựng mô hình phân tích xếp hạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại hàng năm một cách chính xác.

3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Bộ có liên quan

- Ngân hàng nhà nước nên có những qui định chi tiết về việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh để giúp các tổ chức tín dụng hiểu và nắm chắc rằng hình thức cạnh tranh nào bị pháp luật cấm và hình thức nào thì được phép để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam có kết quả chính xác hơn.

- Thị phần được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình phân tích nhân tố, trong khi ngân hàng thương mại lại dựa nhiều vào các dịch vụ kết hợp như một vũ khí cạnh tranh (chẳng hạn như thay vì cung cấp dịch vụ cho vay, quản lý tiền mặt và ngoại hối riêng biệt, một ngân hàng thường cung cấp một “gói” dịch vụ bao gồm toàn bộ các dịch vụ này). Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải làm rõ trong các quy định của mình về phương pháp tính thị phần trong trường hợp dịch vụ kết hợp.

- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Công ty xếp hạng năng lực cạnh tranh, Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, xúc tiến


các công việc phân tích các nhân tố tìm kiếm, hình thành một hệ thống các nhân tố thực sự có ảnh hưởng theo các tiêu chí thống kê, so sánh với mong đợi của ngân hàng về nhân tố đó và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường/ thay đổi/ hay điều chỉnh các nhân tố này.

- Trong mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức một bộ phận độc lập thực hiện nhiệm vụ chuyên trách phân tích đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại làm tham mưu cho lãnh đạo NHNN trong ban hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên quan đến đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh.

- NHNN cần có chính sách bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đào tạo cán bộ chuyên trách và cung cấp cơ sở dữ liệu liên quan cho cán bộ thực hiện phân tích đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

- Cần có chính sách đào tạo chuyên gia về lĩnh vực này vì bên cạnh kiến thức về toán, mô hình thì chuyên gia trong phân tích đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng cần được trang bi kiến thức lý thuyết về vấn đề nghiên cứu sâu sắc để đặt tên chính xác cho các nhân tố được tách ra từ các phép xoay VARIMAX

- Chú trọng đầu tư hệ thống máy móc thiết bị phần cứng có kết nối mạng truyền thông nhưng phải đặc biệt quan tâm đến dung lượng, tốc độ xử lý và có cấu trúc mở.


KẾT LUẬN


Do có những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ 1/1/2011 khi sự phân biệt giữa NHTM trong nước và nước ngoài căn bản được xóa bỏ theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam nên đã có dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của sự phân tích đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam để các ngân hàng thương mại và các nhà quản lý ngân hàng có thể tìm ra những sự khác nhau, những thuận lợi và khó khăn trong các lĩnh vực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy mô hình phân tích hiện tại khó có thể đạt được việc phân tích đánh giá xếp hạng từng yếu tố, hoặc đánh giá tổng thể chung qua việc xác định điểm số của mỗi nhân tố chính và sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Vì vậy, luận án nỗ lực nghiên cứu mô hình hệ thống giúp cho việc phân tích đo lường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng,nó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài để đưa các chính sách cạnh tranh phù hợp với năng lực của mình đồng thời góp phần cải thiện hiệu quả về năng lực quản trị điều hành và cung cách quản lý của họ.

Trong phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án đã đạt được một số nội dung như sau:

Một là: Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các phương pháp được sử dụng trong phân tích đánh giá các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là luận án đã hệ thống hóa được các mô hình phân tích năng lực cạnh của các ngân hàng thương mại với những ưu nhược điểm của từng mô hình làm cơ sở luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hai là: Trên cơ sở lý luận, luận án đã sử dụng các phương pháp định tính truyền thống và phương pháp chuyên gia kết hợp với ma trận phân tích SWOT để phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam tìm ra


những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu luận án cũng có khảo sát tình hình triển khai phân tích năng lực cạnh tranh của một số NHTMVN bẳng mô hình SWOT và đã rút ra được một số điểm hạn chế của công cụ này làm căn cứ để đề xuất việc lựa chọn một mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTMVN bổ sung cho mô hình SWOT.

Ba là: Kết hợp với cơ sở lý luận và thực trạng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã xây dựng một mô hình phân tích nhân tố (mô hình điểm số) và ứng dụng kết quả nghiên cứu để phân tích đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách toàn diện từ đó tìm ra được nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với NLCT của các NHTMVN là năng lực tài chính. Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước Việt Nam để mô hình phân tích nhân tố sớm được áp dụng coi như một công cụ bổ sung trong hoạt động phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Để hoàn thành luận án này, tác giả xin trân trọng cảm ơn NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng và TS.Trần Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo, các đồng nghiệp và cán bộ các Ngân hàng thương mại Việt nam đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận án của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1

Báo cáo tại Hội nghị thường niên (2012), Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt

Nam

2

Báo cáo thường niên các năm từ 2006-2012 của các ngân hàng thương mại

Việt Nam.

3

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nhà Xuất Bản Thống kê.

4

Lê Văn Huy, (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng : cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Tạp

chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 2 (19) - 2007.

5

PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, (2005), “ Năng lực cạnh tranh của các NHTM

trong thời kỳ hội nhập”

6

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), QĐ493/NHNN-QĐ

7

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Báo cáo số 49/BC-NHNN về việc rà

soát 10 năm thực hiện Luật các TCTD

8

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm 2006-2011

9

Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Học viện Ngân hàng (2011), Báo cáo tổng hợp đề tài

cấp quốc gia "Hệ thống giám sát tài chính quốc gia"

10

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực

và hoạt động của các Tổ chức Tín dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê.

11

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006),

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Công nghệ và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Văn hóa - Thông tin.

12

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007),

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển dịch vụ bán lẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

Nhà xuất bản tài chính (2004), Quản trị ngân hàng thương mại của Peter Rose

14

Ngô Quốc Kỳ, 2002, Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

đối với Hệ thống pháp luật Việt Nam - Về việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia;

15

Nguyễn Thị Phương Trâm (2008), Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: So sánh giữa mô hình SERVQUAL và GRONROOS, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

16

TS. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo tác giả Micheal

E.Porter; NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

17

Ths.Phạm Quốc Khánh(2010) “Hoàn thiện hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh” – Tạp chí Ngân hàng (Số 15/2010)


B


Tài liệu tham khảo tiếng Anh

18

Ahire, SL., D.Y. Golhar and M.A. Waller, (1996)" Development and

validiation of TQM implimentation constructs”., Decision Sei, 27:23-56

19

Ajitabh, A, and K. Momaya, (2002), “Competitiveness of firms : Review of

Theory, frameworks and models”, singapore Manage, Rev, 26. 45-58

20

Amadeh. H and M. Jafarpoor, 2009 " Specification of obstacles and solutions of electronic banking development within the framework of Iran at

1104 prospective.J. Knowledge Dev., 26, 1-43.

21

Anderson, J.C. and D.W. Gerbing (1991),Predicting the performance of measures in a confirmatory factor analysis with a pretest assessment of their

substantive validities. J. Applied Psychol., 76: 732-740.

22

Bang Nam Jeon, Maria Pia Olivero and Ji Wu, (2010)., “Do foreign banks increase competition? Evidence from emergin Asian and Latin American banking markets”., Journal of Banking & Finance, Volume 35, Issue 4, April

2011, Pages 856–875

23

Barney, J, 1991., " Firm resources and Sustained competitive advantage" Journal

of Management”, Journal of Management., 1991, Vol 17, No. 1, 99-120

13

Barth , J.R., G, Jr Caprio and Levine, R. 2001 “The regulation and

supervision of Banks around the world : A new Databases”., Yn : Integrating Emerging Market Countries into the Global Financial System , Litan, R.E. and R. Herring (Eds) . World Bank, Development Research

group, Canada.

25

Barth, J.R., G, Jr Caprio and Levine (2003), “Bank supervision and regulation:

What works best?” J. Financial Intermediation Forthoom, 13:205-248.

26

Bentler,P.M, (1990)., “Competitive fit indexes in structural models”, Paychol Bull, 107: 238-246.

27

Bollen, K.A., 1989. Structural Equations with Latent Variables. John Wiley

and Sons,New York, ISBN: 0-471-0117 1-1.

28

Bender, P.M., 1990. Comparative fit indexes in structural models. Psychol.

Bull., 107: 238-246.

29

Buchs, T. and J. Mathisen, 2005. Competition and Efficiency in Banking:

Behavioral Evidence from Ghana. International Monetary Fund, Washington.

30

Buckey, PJ, et al (1998). "Measures of international competitiveness: a

Critical servey ," Journal of Maketing Management., Vol. 4, Issue 2, 1988

31

Byrne, B.M., 2001. Structural Equation Modeling with AMOS: Basic Concepts, Application and Programming. 1st Edn., Lawrence Erlbaum Associates, Mahwah, NJ.

32

Chaharbaghi K and Feurer R., (1994), “Defining competitiveness: A

Holistic Approach" Management Decision

33

Chikan, A., 2008. National and firm competitiveness: General research

model.Competitiveness Rev., 18: 20-28.

34

Claessens, S. and L. Laeven, 2003. Competition in the financial sector andgrowth:A cross-country perspective, November 2003. http://www.eu-

financial-system.org

35

Claessens, S., 2006. Competitive implications of cross-border banking.

WorldBankPolicy Research Working Paper No. 3854.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí