Xếp Hạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Nhtmvn Năm 2012


Bảng 3.9. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các NHTMVN năm 2012



Xếp

hạng F1

Xếp

hạng F2

Xếp hạng

F3

Xếp

hạng F4

Xếp hạng

F5

Xếp

hạng F

Năng lực tài

chính

Năng lực

kinh doanh

Nguồn lực

con người

Kỹ thuật quản

Trị

Trình độ

công nghệ

Năng lực cạnh

tranh

AgriB

1

38

1

1

30

1

VietinB

2

36

3

2

31

2

BIDV

3

37

2

3

32

3

Vietcombank

4

35

4

4

35

4

Techcombank

5

31

5

5

36

5

MB

6

30

6

6

34

6

ACB

7

33

7

7

33

7

EIB

8

34

8

8

38

8

Sacombank

9

32

10

9

37

9

VP Bank

13

23

9

12

23

10

Dong A Bank

11

27

12

17

27

11

SHB

16

18

11

19

18

12

SCB

10

26

14

13

26

13

SeaBank

14

21

18

15

21

14

Sounthern Bank

15

25

17

14

25

15

MSB

12

28

15

10

28

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 18


LPB

17

24

16

23

24

17

OceanBank

18

19

13

18

19

18

VIBank

19

29

19

16

29

19

HDB

20

15

20

21

15

20

An Bình

21

20

21

20

20

21

ASB

22

17

23

22

17

22

OCB

23

14

24

25

14

23

MHB

24

22

33

11

22

24

VAB

25

16

28

26

16

25

Navibank

26

13

27

29

11

26

GDB

27

11

29

32

13

27

PG Bank

28

2

22

33

3

28

Kien long

29

3

30

30

2

29

GP Bank

30

12

26

24

12

30

Dai A Bank

31

6

31

27

6

31

Nam A Bank

32

4

25

28

4

32

SGB

33

9

32

31

10

33

Tienphong Bank

34

7

34

36

8

34

Trust Bank

35

1

36

34

1

35

WEB

36

8

37

37

7

36

BVB

37

5

35

35

5

37

MDB

38

10

38

38

9

38


3.3.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình phân tích nhân tố

Qua mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ở trên, ta thấy yếu tố năng lực tài chính có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng vì có trọng số đã chuẩn hóa cao nhất bằng 33,943%. Tiếp theo là năng lực kinh doanh (trọng số chuẩn hóa là 13,061%), chất lượng nguồn nhân lực đứng thứ 3 với trọng số chuẩn hóa là 11,574%, đứng thứ 4 là kỹ thuật quản trị ngân hàng với trọng số chuẩn hóa là 9,468% và cuối cùng, thành phần tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là yếu tố trình độ công nghệ (trọng số chuẩn hóa bằng 7,654%).

Nhìn vào bảng kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của 40 NHTMVN được nghiên cứu, chúng ta thấy rằng 3 nhân tố bao gồm: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ thuật quản trị quyết định tới 72,6% năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Tức là các NHTM được xếp hạng cao về năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ thì cũng có thứ hạng cao trong đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể so với các ngân hàng khác. Còn lại, 2 nhân tố năng lực kinh doanh và trình độ công nghệ có mức độ ảnh hưởng là 27,4%. Vì vậy, kết quả ước lượng cho thấy mặc dù những ngân hàng nhỏ có khả năng kinh doanh tốt và trình độ công nghệ cao nhưng mức độ ảnh hưởng chỉ là 27,4% nên cuối cùng xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng thể của những ngân hàng này vẫn thấp hơn những ngân hàng có qui mô vốn lớn, kỹ thuật quản trị hiện đại và nguồn lực con người có chất lượng cao.



33.943 %

Năng lực tài chính



Năng lực cạnh tranh

72.6 %



Kỹ thuật quản trị NH

9.468%



Nguồn lực con

11.574%



Trình độ công nghệ

27.4% 7.654%



Năng lực kinh doanh

13.061%


Tóm lại, nhóm các NHTM nhà nước dẫn đầu về xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng hợp, nhóm ngân hàng này hầu hết đều có năng lực tài chính tốt, thương hiệu mạnh, đi đầu trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật quản trị tiên tiến và thu hút được những nguồn lực có chất lượng so với các NHTMCP nhỏ hiện nay.

Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại có nghĩa là ngân hàng thương mại có mức độ cạnh tranh tương đối về thị phần so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng đầy đủ sự tương tác giữa các nguồn lực, khả năng cạnh tranh nội lực và môi trường bên ngoài. Nó cũng đề cập tới năng lực phát triển bền vững trong cạnh tranh mà nó có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn và có sức khỏe tốt hơn.Với sự thay đổi môi trường về tài chính và qui mô ngày càng mở rộng, các NHTM Việt Nam đã trở nên cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức tài chính nước


ngoài, các ngân hàng thương mại của Việt nam đang gặp phải những khó khăn ở phía trước. Do đó, để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp không chỉ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các NHNNg vừa mạnh về tiềm lực tài chính, lại vừa có công nghệ quản trị tiên tiến và kinh nghiệm hoạt động trong môi trường cạnh tranh thì các NHTM Việt Nam cần phải đẩy nhanh quá trình cải cách của các ngân hàng và tăng sức cạnh tranh then chốt như năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ và đây được xem là mục tiêu quan trọng và cấp bách mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang cần giải quyết.

Từ mô hình điểm số của từng nhân tố, chúng ta thay số của từng ngân hàng để tính ra điểm số của từng thành phần và xếp hạng theo từng thành phần ta có kết quả như sau:

Năng lực tài chính: Dẫn đầu là nhóm các NHTM nhà nước dù đã cổ phần hóa hoặc chưa cổ phần hóa trừ ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiếp theo là nhóm các NHTMCP có kinh nghiệm hoạt động. Đứng thứ 5 về xếp hạng năng lực tài chính, kỹ thuật quản trị ngân hàng và nguồn lực con người là NHTMCP kỹ thương, thứ 6 là NHTMCP quân đội, thứ 7 là NHTMCP Á Châu, thứ 8 là NHTMCP xuất nhập khẩu EIB,…Còn lại các NHTMCP nhỏ, mới thành lập thì đều được xếp hạng thấp nhất như NHTMCP phát triển Mê Kông đứng thứ 38, NHTMCP Bảo Việt đứng thứ 37, NHTMCP Phương Tây đứng thứ 36 và NHTMCP Đại Tín xếp thứ 35,…

Năng lực kinh doanh: được thể hiện ở việc tổ chức quản lý phát triển mạng lưới, phạm vi hoạt động, phát triển danh mục sản phẩm kinh doanh, Dẫn đầu nhóm ngân hàng có khả năng sinh lời được xếp hạng cao nhất đó là NHTMCP Đại tín, xếp thứ hai là NHTMCP xăng dầu PG Bank, xếp thứ 3 là NHTMCP Kiên Long và đứng thứ 4 là NHTMCP Nam Á, đây đều là nhóm các ngân hàng có qui mô rất nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu trong khi các NHTMVN lớn có tiềm lực tài chính tốt và kinh nghiệm hoạt động lâu năm thì lại được xếp hạng rất thấp về khả năng sinh


lời như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank. Điều này cho thấy, việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính một cách riêng lẻ sẽ dẫn đến những nhận định thiếu chính xác về thực trạng của các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nếu sử dụng mô hình Dupont (sơ đồ 3.3) để phân tích hỗ trợ trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy các NHTMCP được xếp hạng cao về khả năng sinh lời ở trên là do có qui mô VCSH và qui mô tài sản nhỏ so với các NHTMNN hoặc NHTMCP có qui mô lớn và họ đã sử dụng đòn bảy tài chính (FL) và vòng quay tổng tài sản (ATO) để có mức sinh lời như trên.



ROE

ROA

x

FL

ROS

x

ATO


Sơ đồ 3.3: Mô hình DUPONT


Trình độ công nghệ: Các NHTMCP nhỏ như NHTMCP Gia Định, NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Bảo Việt là những ngân hàng mới thành lập có qui mô tài sản và vốn huy động ban đầu hầu như rất nhỏ đều có xếp hạng cao về trình độ công nghệ, trong khi các NHTMNN hoặc NHTMCP nhà nước giữ cổ phần chi phối như Agribank, BIDV,VCB,Vietinbank có lịch sử hoạt động lâu dài, có qui mô tài sản lớn và chiếm lĩnh thị phần cho vay và huy động vốn chủ yếu do sự hiểu biết khách hàng và lợi thế về thương hiệu đều được xếp hạng thấp về trình độ công nghệ (xem bảng 3.7).Cụ thể, Ngân hàng Đại tín xếp thứ nhất về trình độ công nghệ, NHTMCP Kiên Long được xếp thứ 2, đứng thứ 3 là NHTMCP xăng dầu PGB và thứ 4 là NHTMCP Nam Á,…


Thực tế cho thấy các ngân hàng nhỏ, mới thành lập có xu hướng đầu tư công nghệ quản lý dữ liệu tập trung, công nghệ thẻ, máy ATM,POS ngay khi mới thành lập do tính thời điểm và xu hướng phát triển của hệ thống tại thời điểm đó trong khi qui mô vốn và tổng tài sản chưa lớn. Vì vậy, tỷ suất vốn đầu tư cho công nghệ trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn các ngân hàng có qui mô lớn. Tuy nhiên, nhân tố này đối với các NHTMVN có mức độ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh chưa cao chỉ chiếm trọng số 7.654/75.700 trong mô hình điểm số đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng F mới được xây dựng ở trên (trang 128) trong khi đó yếu tố tiềm lực về tài chính mới là nhân tố quan trọng quyết định tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.Điều này cho thấy các NHTMVN vẫn chủ yếu kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay, làm một số dịch vụ thanh toán, đây là những sản phẩm dịch vụ đòi hỏi hàm lượng công nghệ không cao và các sản phẩm đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ thẻ ATM, POS, E Banking, Mobie Banking, Internet Banking,… ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Hầu hết các ngân hàng mới chạy theo phát triển theo số lượng và chưa chú trọng tới chất lượng của việc cung cấp và nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này của khách hàng [20].

Kỹ thuật quản trị ngân hàng và nguồn vốn con người: phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính, lịch sử hoạt động bởi lẽ những ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu dài trên thị trường sẽ có nguồn lực con người hiểu biết quy trình tác nghiệp, có khả năng xây dựng điều chỉnh quy trình, quy chế hoạt động ngân hàng đồng thời họ cũng nắm bắt được đặc điểm và nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn vì thế kết quả xếp hạng cho thấy những ngân hàng lớn như Agibank, BIDV, Vietinbank và VCB lại được xếp hạng tương ứng theo thứ tự từ 1 đến 4, còn các ngân hàng nhỏ và ít tên tuổi như MHTMCP phát triển Mê Kông, NHTMCP Phương Tây và NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Tiên Phong và NHTMCP Đại Tín thì lại xếp hạng thấp nhất. Điều này cũng dễ lý giải vì những ngân hàng có qui mô nhỏ, mới thành lập nên khó có điều kiện tuyển dụng người giỏi về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cũng như không có điều kiện đầu tư xây dựng kỹ thuật quản trị ngân hàng hiện đại.


3.3.3. Đánh giá những ưu điểm của mô hình phân tích nhân tố so với mô hình SWOT


Mô hình phân tích nhân tố được xây dựng trên cơ sở phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA- Exploratory Factor Analysis) EFA khám phá dữ liệu và cung cấp cho nhà nghiên cứu thông tin về việc cần có bao nhiêu nhân tố để đại diện tốt nhất cho dữ liệu. Đặc điểm nổi bật của EFA là các nhân tố được rút ra từ kết quả thống kê, không phải từ lý thuyết, không phải việc chúng ta nghĩ ra và gắn trọng số cho mỗi nhân tố mà do kết quả chạy phần mềm thống kê SPSS và cấu trúc căn bản của dữ liệu quyết định cấu trúc nhân tố. Như thế, EFA được tiến hành mà không biết có bao nhiêu nhân tố và mỗi biến quan sát sẽ thuộc về nhân tố nào. Các nhân tố xuất hiện chỉ được đặt tên sau khi tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố có thể khai thác được những khía cạnh tiềm tàng hoặc xây dựng được những nội dung mà phân tích SWOT có thể không có được.

Phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTMVN bằng mô hình phân tích nhân tố tương đối đơn giản, và tiết kiệm chi phí nếu chúng ta hiểu rõ về phương pháp luận xây dựng mô hình để chúng ta tiến hành phân tích khi cần thiết.

Ngoài ra, một lợi thế khác của việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại đó là chúng ta có thể tìm ra những sự khác nhau, những thuận lợi và khó khăn trong các lĩnh vực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại qua những tình trạng điểm số của mỗi nhân tố chính và sắp xếp theo một thứ tự nhất định,nó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận ra được những điểm yếu của ngân hàng mình để đưa ra các hình thức cải thiện độ chính xác, hiệu quả về năng lực quản trị điều hành và cung cách quản lý hành chính của họ.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng tác giả lấy nền tảng là phân tích định lượng còn phân tích định tính chỉ là để bổ sung cho sự phân tích định lượng làm cho thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trở nên toàn diện và thuyết phục hơn. Với cách thức tiếp cận phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, sẽ tạo nên một hệ thống các nhân tố qua việc phân tích định lượng một cách khoa học và xác

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí