nghiệp vụ xây dựng câu lạc bộ sưu tập tem”. Ngoài ra ban đào tạo cũng đã quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện cho các họa sỹ vẽ tem của công ty trong công tác nghiệp vụ. Hàng năm ban đào tao tổ chức đi thâm nhập thực tế ở trong nước và tạo điều kiện cho các họa sỹ kết hợp với các đoàn triển lãm đi nghiên cứu, khảo sát, học tập ở nước ngoài (xem hình 8, 9).
Hình 8, 9: Lễ trao bằng tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế đồ họa trên máy tính tại Hà Lan cho hai họa sỹ của Công ty Tem.
d) Lễ tuyên dương
Sau một năm kinh doanh sản xuất, công ty luôn tổ chức một buổi lễ tổng kết hoạt động nhằm tuyên dương, đề cao những nhân viên đã có thành tích xuát sắc, có những đóng góp đáng kể cho công ty. Những cá nhân được tuyên dương đã được ban lãnh đạo cũng như công đoàn biểu quyết thông qua hội nghị thi đua.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giá Trị Được Chấp Nhận (Epoused Valuses)
- Những Giá Trị Học Hỏi Được Từ Doanh Nghiệp Khác
- Kết Quả Sản Xuất – Kinh Doanh Của Công Ty Tem Từ Năm 2005 Đến Năm 2009
- Chỉ Tiêu Kế Hoạch Doanh Số Và Lợi Nhuận Của Công Ty Tem
- Lễ Gặp Mặt Các Cán Bộ Hưu Trí Của Công Ty Tem Nhân Dịp Đầu Năm Mới
- Định Hướng Chiến Lược Của Công Ty Tem Việt Nam
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Hình 10: Lễ tổng kết công tác, tuyên dương cá nhân xuất sắc tại Công ty Tem
Buỗi lễ được tổ chức trang trọng, mỗi cá nhân đều được nhận một bằng khen của công ty, và sự khuyến khích về mặt tài chính. Đó chính là lời động viên khích lệ thiết thực và kịp thời nhất của công ty dành cho chính nhân viên của mình. Thông qua buổi lễ này, nhân viên càng nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong hoạt động của công ty từ đó nỗ lực làm việc hơn.
e) Kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Nhân viên nữ chiếm một phần không nhỏ trong bộ phận nhân sự của công ty, chính vì thế, tôn vinh vẻ đẹp và những thành quả lao động sáng tạo trong công việc của chị em trong ngày 8-3 là một điều không thể thiếu.
Hình 11: Lễ kỉ niệm ngày 8-3 cho chị em phụ nữ tại Công ty Tem
Ban lãnh đạo và công đoàn luôn có sự quan tâm ủng hộ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho ngày hội này. Ngày 8-3 được kỉ niệm bằng một loạt các hoạt đồng: Buổi sáng, một buổi lễ được tổ chức thân mật tại hội trường của công ty tại tầng 4, với các tiết mục văn nghệ do cán bộ công nhân viên nam hát tặng các chị em phụ nữ, cũng như các tiết mục do chính các nhân nữ dàn dựng. Công ty cũng tiến hành trao tặng danh hiệu “Cống hiến” và danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho các nhân viên nữ đạt thành tích tốt trong suốt 1 năm làm việc.
Đồng thời, công ty cũng tổ chức cuộc thi “Trổ tài nấu bếp” với sự tham gia của các nhân viên nam của công ty. Cuộc thi là nơi các nhân viên nam tự tay đi chợ, trổ tài nấu những món ăn đơn giản với sự cổ vũ nhiệt tình từ phía các chị em phụ nữ. Ban giám khảo gồm những thành viên trong ban lãnh đạo chấm điểm và trao giải các giải thưởng như “Món ăn ngon nhất”, “Món ăn đước trình bày đẹp mắt nhất”, “Món ăn chuẩn bị công phu nhất”. Những hoạt động được diễn ra hết sức vui vẻ, trong không khí náo nhiệt, qua đó tinh thần
đoàn kết cũng được thắt chặt hơn, giúp các nhân viên trong công ty có cơ hội tiếp xúc và gắn bó với nhau hơn.
f) Ngày hội văn hóa
Ngày hội văn hóa của công ty thường được tổ chức và ngày thứ bảy và chủ nhật sau ngày 1-7 hàng năm. Có thể nói đây là ngày đươc các nhân viên công ty chờ đón nhất. Ý tưởng đưa ra ngày hội văn hóa đã được nung nấu từ lâu, song do điều kiện chưa cho phép nên tới năm 2000, công ty mới chính thức tổ chức ngày hội văn hóa như một sự kiện thường niên. Là một công ty có bề dày truyền thống 33 năm, chính vì thế công ty mang trong mình những nét văn hóa độc đáo được lưu giữ qua từng thời kì hoạt động. Tổ chức nhân sự của công ty cũng bao gồm nhiều thế hệ. Chính vì thế ngày hội văn hóa được tổ chức nhằm đưa các thế hệ nhân viên được sát lại gần hơn, hòa trong ngôi nhà chung mang tên Công ty tem (xem hình 12).
Hình 12: Ngày hội văn hóa đầu tiên tại tầng 4 trụ sở Công ty Tem năm 2005
Ngày hội đầu tiên được tổ chức giản đơn nhưng hết sức ấm cúng ngay tại hội trường của công ty, tầng 4, tòa nhà số 14 Trần Hưng Đạo.
Ngày hội thứ 2 năm 2006: được tổ chức tại Khách sạn Kim Liên. Một buổi tối ấm cúm giao lưu giữa các cán bộ công nhân viên chức Công ty Tem với các sinh viên ưu tú tại Học viện Bưu chính viễn thông cùng Hội Tem Việt Nam.
Hình 13: Ngày hội văn hóa Công ty Tem được tổ chức dại di tích Đá Chông
Ngày hội thứ 3 năm 2007: Được tổ chức tại khu di tích Đá Chông, tại đây cán bộ công nhân viên của công ty đã kết hợp tham quan, cắm trại với tọa đàm về đoàn kết nội bộ, đưa ra hướng hoạt động của đoàn thanh niên cúng như công đoàn để xây dựng tập thể Công Ty Tem vững mạnh.
Hình 14: Ngày hội văn hóa được tổ chức tại Rừng quốc gia Cúc Phương
Ngày hội văn hóa lần thứ 4 năm 2008 được tổ chức tại khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương. Cán bộ công nhân viên đã kết hợp tham quan với việc cắm trại, thể hiện tài năng văn nghệ. Đặc biệt đêm đốt lửa trại là một hoạt động khó quên với các cán bộ nhân viên công ty. Chính từ những hoạt động này tình đoàn kết, tình đồng nghiệp được xây dựng khăng khít hợn.
Trong những ngày hội văn hóa, công nhân viên Công ty như phần nào quên hết mệt mỏi, ưu phiền sau những giờ làm viêc đầy căng thẳng để cùng nhau xây dựng chương trình với những tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Có những nhân viên thường ngày trầm tính, nhưng qua những ngày hội văn hóa trở nên hòa đồng hơn, sôi nổi, vui vẻ hơn. Công ty Tem luôn cố gắng tổ chức hoạt động ngày hội văn hóa ở ngoài trời kết hợp với thể thao văn nghệ nhằm tạo không gian mở thoát khỏi không gian bó hẹp tại công sở thường ngày. Thông qua những hoạt động như thế, sự gắn kết giữa các nhân viên của công ty được nâng cao, đặc biệt khoảng cách giữa ban lãnh đạo và nhân viên trong công việc dần được thu hẹp. Tập thế Công ty Tem trở nên gắn bó, đoàn kết hơn tạo động lực làm việc trong ngôi nhà chung Công ty Tem.
1.3. Giai thoại
Một câu chuyên vẫn thường được các cán bộ trong ban lãnh đạo công ty cùng các nhân viên mới ôn lại và chia sẻ trong các dịp gặp gỡ giao lưu. Đó là công chuyện về hai người lãnh đạo đầu tiên của công ty đó là ông Nguyễn Thành Phong (giám đốc công ty từ 6/1977-10/1979) và ông Hoàng Phong (giám đốc công ty từ 10/1979 – 4/1983). Vào thời kì mới thành lập công ty Tem gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuát kinh doanh. Việc thiết kế mẫu tem phụ thuộc nhiều vào trình độ in ấn, việc mua màu vẽ phải đặt ở nước ngoài. Việc in tem phải thực hiện ở Nhà máy in Tiến bộ, Nhà máy in ngân Hàng, đặt in tại nước ngoài như Liên Xô, Hungary…..những điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân và công tác quản lý, điều hành chung của Công ty.
Chính trong những lúc khó khăn đó, ông Nguyễn Thành Phong và Ông Hoàng Phong đã có những sáng kiến như việc in tem khổ nhỏ (19x24mm) ít màu trên giây thường, đảm bảo in nhanh, nhiều, giá thành hạ; cải tiến máy đục răng tem; tiết kiệm từ dây buộc, giấy gói để tận dụng nhiều lần. Kết quả là tổng kết giai đó, năm 1980, doanh thu đạt 105% kế hoạch, tem cước phí đạt 65 triệu, phong bì 1,5 triệu cái, so với năm 1977 đã tăng gấp 3 lần.
1.4. Nhân vật quan trọng
Nói tới Công ty Tem và những thành quả mà công ty đạt được đặc biệt trong những thời kì chủ động đấy mạnh kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện địa hóa tiến tới hội nhập và phát triển ( từ 1996 đến nay), không thể không nhắc đến một nhân vật đã có nhiều đóng góp quan trọng và được tôn trọng nhất ở Công ty Tem đó là Ông Nguyễn Ngọc Vỹ- Giám đốc Công ty tem Việt Nam mà mọi người vẫn thường gọi là “ chú Vỹ”. Chính cách gọi thân mật đó trong các buổi sinh hoạt văn hóa mà các thành viên dành cho ông chứng tỏ sự thân thiện gắn bó, gần gũi trong công ty- nơi các nhân viên coi như một ngôi nhà thứ hai.
Ông sinh năm 1954 tại Nam Định, Ông là người có thâm niên gắn bó với công ty lâu dài nhất (ông làm giám đốc công ty từ năm 1993 tới nay). Trước khi nắm giữ cương vị người lãnh đạo công ty chính ông cũng đã là một thành viên nhỏ của ngôi nhà chung Công ty Tem. Chính trong quá trình làm việc, gắn bó với công ty, dần dần ông đã trưởng thành và lên nắm giữ cương vị cao nhất của công ty. Tất cả các nhân viên của công ty đều kính trọng và khâm phục ông bởi tài chèo lái con thuyền Cotevina suốt trong một thời gian dài đầy khó khăn trước sự biến động liên tục của thị trường mà còn bởi ông là một con người rất gần gũi thân thiện, quan tâm đến đới sống của nhân viên,
tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên. Đã có nhiều lần ông tạo điều kiện cho những nhân viên trẻ nghỉ không lương một thời gian dài để học tập lên trình độ cao hơn và sau đó vẫn chấp nhận họ làm việc trở lại công ty như trước.
1.5. Bài ca Công ty Tem: Con tem sáng ngời
Bên cạnh bài cả truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam (Nhạc : Lê Xuân Thọ, Lời: Phạm Đạo), thì đây là bài hát riêng của Công ty Tem. Bài hát được phổ thơ của Ông Nguyễn Ngọc Vỹ (hiện đang làm Giám đốc công ty Tem từ năm 1993). Các thành viên đều thuộc và tự hào về bài hát này. Mỗi dịp lễ tết, liên hoan, ngày hội văn hóa của công ty, bài hát lại được vang lên thể hiện bản sắc riêng của Công ty Tem. Bài hát có giai điệu rộn ràng, vui tươi, rất dễ nhớ. Bài hát ca ngợi con tem nối vô vàn tình yêu thương của cong người từ vùng địa đầu tới điểm cuối của đất nước, con tem là niềm tự hào của Công ty tem. Bài hát có đoạn :
“.......Con tem Việt Nam mang dáng hình tổ quốc Vượt tầng không tới cùng trời cuối đất
Tuổi con tem hôm nay sáng ngời Với trái tim mang nặng hồn xứ sở Mở con tim màu đỏ thắm kiêu sa Là bông hồng cho Cô-te-vi-na
Là con tem hôm may sáng ngời.........”
Có thể nói bài hát không chỉ ca ngợi cánh tem Việt Nam mà còn gắn kết những con người trong cùng một ngôi nhà chung, là niềm tự hào của công ty, một phần văn hóa của công ty Tem.