Hoàng Thị Giang (2015) đã điểm lại pháp luật về đánh giá cán bộ công chức ở nước ta và chỉ ra Luật Cán bộ, Công chức (2008) có quy định về việc đánh giá cán bộ, công chức từ Điều 55 đến Điều 58 nhằm làm rò phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. CBCC được phân loại theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ. Văn bản hướng dẫn chi tiết nội dung đánh giá CBCC là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và đối với cán bộ công chức là lãnh đạo và là đảng viên được đánh giá theo Quyết định số 286/QĐ-TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá công chức [26].
Đặc điểm của trách nhiệm công vụ:
Tác giả Ngô Thành Can (2014) trình bày về đặc điểm văn hóa công vụ ở các lớp khác nhau (lớp ngoài cùng, lớp giữa và lớp trong cùng - là các giá trị cốt lòi) và những giá trị cơ bản của văn hóa công vụ gồm: tính chuyên nghiệp, tính trách nhiệm, tính trung thực và khách quan, tính minh bạch, tính hiệu lực, hiệu quả, tính phục vụ [16].
Bài viết của tác giả Lương Thanh Cường (2015) đã luận giải quan niệm về công vụ, trách nhiệm công vụ ở góc độ chủ động (là bổn phận, nghĩa vụ của các chủ thể TTCV phải thực hiện hoặc không thực hiện những công việc nhất định ở hiện tại hoặc tương lai để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân) và góc độ thụ động (tiêu cực) là khi các chủ thể TTCV không thực hiện, thực hiện không đúng, đủ trách nhiệm tích cực, vi phạm pháp luật thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định về vật chất hoặc tinh thần theo quy định của pháp luật [22].
1.1.2. Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức
Việc thực hiện trách nhiệm công vụ của CBCC là nội dung được nhiều người bàn đến nhưng một phần do sự phức tạp, một phần do nhạy cảm ở một vài khía cạnh nên các nghiên cứu, khảo sát mang tính định lượng còn rất hạn chế. Chủ yếu nghiên cứu dưới dạng bài viết nhận định.
Bài viết của Ngọc Hải cho rằng việc thực hiện văn hóa công sở cũng đã đạt được kết quả khá tốt trên các mặt, như trang phục của CBCC, viên chức khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm gọn gàng, lịch sự; khuôn viên các công sở, phòng làm việc của cơ quan được bài trí khoa học, hợp lý, có biển chỉ dẫn, sơ đồ phòng làm việc để thuận tiện cho tổ chức và cá nhân khi liên hệ công tác… Tuy nhiên, quá trình thực hiện văn hóa công sở ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế nhất định. Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 chỉ rò, đội ngũ CBCC, viên chức còn nhiều điểm thiếu và yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới. Tình trạng CBCC, viên chức đi làm muộn, trang phục không phù hợp khi đến công sở, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc được giao vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Tinh thần tự quản, tự giác của một số công chức, viên chức còn thấp, tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc. Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn diễn ra trong một bộ phận CBCC, viên chức, làm giảm niềm tin của nhân dân với cơ quan nhà nước, giảm hiệu quả công việc, cản trở sự phát triển... [34].
Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Phương (2015) đã đánh giá thực trạng trách nhiệm công vụ của CBCC ở nước ta dựa trên một số nguồn thông tin như sau: a) Báo cáo về kết quả đánh giá phân loại CBCC hàng năm; b) Kết quả công tác phòng chống tham nhũng; c) Đánh giá của Trung ương Đảng và ý kiến của lãnh đạo các cơ quan nhà nước; d) Phản ánh của các phương tiện
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 1
- Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Nghiên Cứu Về Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Trách Nhiệm Công Vụ Của Cán Bộ, Công Chức
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Văn Hóa Trách Nhiệm Trong Thực Thi Công Vụ Của Nước Ngoài
- Khái Niệm Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
thông tin đại chúng về tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu người dân của CBCC; đ) Kết quả khảo sát, lấy ý kiến của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN. Nghiên cứu chỉ ra đa số CBCC nước ta hoàn thành tốt trách nhiệm công vụ, tỷ lệ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, vẫn còn tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp.
Một số văn bản của Đảng như Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/2/2009 của Trung ương 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Cán bộ từ nay đến năm 2020; Văn kiện Đại hội lần thứ XI; Nghị quyết số 12-NQ/TW của Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Kết luận số 64/KL/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đã thẳng thắn nhận định về tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực, phẩm chất hạn chế; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Theo tác giả, “một bộ phận” là từ rất khó để định lượng là bao nhiêu người trong đội ngũ CBCC ở nước ta. Tổng hợp các phương tiện thông tin đại chúng, bài viết cho thấy tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, vô cảm, vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức là chủ đề nóng được phản ánh hàng ngày. Kết quả cuộc khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2014 (PAPI 2014) đã cho thấy đánh giá của người dân về tình trạng tham nhũng trong khu vực công và hiệu quả kiểm soát tham nhũng của các cấp chính quyền là “ít có chuyển biến tích cực”. Có thể thấy, bài viết của tác giả Nguyễn Minh Phương đã đề cập đến các khía cạnh, trong đó trách nhiệm công vụ của CBCC hiện nay vẫn còn nhiều bất cập [75].
Nghiên cứu của Ngô Tiến Khoa (2019) đã đánh giá thực trạng mô hình, nội quy, quy chế, quy trình tiếp công dân của chính quyền cấp xã quận Hải Châu, Đà Nẵng và chỉ rò một số hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công
dân như việc tham mưu áp dụng pháp luật để xử lý các quyết định hành chính bị khiếu nại chưa đúng, xác định nội dung đơn chưa chặt chẽ, mang tính hình thức, giải quyết việc chưa mạch lạc gây ra tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần [51].
Trong Luận án Tiến sĩ của mình, tác giả Cao Minh Công (2012) đã chỉ ra những thành tựu và cả những hạn chế, yếu kém trong thực thi trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đã đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến các thành tựu và các hạn chế, yếu kém đó. Trong đó, theo tác giả năm yếu tố hạn chế, yếu kém bao gồm: trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức chưa thể hiện rò ràng ở việc cải cách thể chế; chất lượng của đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế mới; đạo đức và thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phân công chức còn yếu kém; cơ chế tài chính nói chung, tiền lương cho công chức trong hệ thống HCNN nói riêng chưa có bước đột phá tích cực; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí làm cản trở quá trình phát triển của Việt Nam [20].
Bàn về thực trạng việc thực thi văn hóa công vụ và đạo đức công vụ của CBCC, viên chức Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2019) cho rằng đội ngũ những người TTCV hiện nay chưa thực sự mạnh và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền công vụ trong thời kỳ mới, thể hiện ở ba biểu hiện: “vẫn còn tình trạng CBCC, viên chức chưa tận tâm với công việc, đến công sở còn tranh thủ việc nhà, còn lạm dụng trang thiết bị công làm việc riêng; một bộ phận công chức, viên chức che giấu sự hách dịch, cửa quyền bằng thái độ “hòa nhã”, “đúng mực” trong các mối quan hệ trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, nhưng không giải quyết công việc kịp thời, bản chất là sách nhiễu, vòi vĩnh một cách tinh vi; tỷ lệ bằng cấp chưa phản ánh đúng thực trạng năng lực, trình độ đội ngũ CBCC, viên chức, việc sử dụng cán bộ còn tùy tiện, chưa thực sự căn cứ vào khả năng chuyên môn, năng lực sở trường”. Tác giả cho rằng đây chính là những “điểm nghẽn”, là lực cản, làm giảm hiệu lực nền công vụ của nước ta [12].
Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Phong (2014), đã đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC hiện nay, khẳng định những kết quả đạt được. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một thực tế về chất lượng và hiệu quả TTCV của đội ngũ CBCC còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác cải cách HCNN. Năng lực TTCV của một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBCC chưa cao [69].
Bài viết của Nguyễn Thị Phương Hoa (2018) đã nhận định đa số CBCC, viên chức có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thoái hóa, biến chất, không làm tròn bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm trước những khó khăn của người dân, cục bộ địa phương. Tình trạng cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực... còn diễn biến phức tạp, chậm được khắc phục; một số đảng viên bộc lộ rò tham vọng cá nhân, kèn cựa địa vị, gia trưởng, độc đoán, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chối bỏ trách nhiệm khi xảy ra sai phạm, không muốn từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao; tùy tiện, bất chấp nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; dao động mất lòng tin, sa vào chủ nghĩa cá nhân, mê tín, dị đoan; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu gương mẫu, gia trưởng, quan liêu, xa dân, chưa thật sự gắn bó máu thịt, mật thiết với nhân dân; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít nơi, lợi ích cá nhân lấn át lợi ích tập thể, lợi ích cục bộ lấn át lợi ích toàn cục; tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén cá nhân [41].
Tác giả Bùi Thị Ngọc Mai (2015) đã đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN theo ba nội dung cơ bản là nghĩa vụ, quyền và việc chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn của người đứng đầu. Trong thực hiện các nghĩa vụ, người đứng đầu các cơ quan HCNN trong phạm vi thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quản lý, cung ứng dịch vụ công đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về dịch vụ công của xã hội. Tuy nhiên, trong quản lý, sử dụng các nguồn lực đầu vào ở trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi. Trong việc thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý đạt kết quả chưa cao. Đối với việc thực hiện các quy định về quyền hạn, vẫn còn một số hạn chế như người đứng đầu không đủ quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ được giao, nảy sinh khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Có tình trạng người đứng đầu thực hiện không hết quyền hạn mà pháp luật cho phép hoặc một số người đứng đầu có biểu hiện lạm quyền, thực hiện những việc không được phép làm (ban hành văn bản vượt quyền, duyệt chi vượt dự toán, thu các khoản ngoài quy định).
Về thực hiện việc chịu trách nhiệm, tác giả chỉ ra những người đứng đầu đã thực hiện nhiệm vụ chính trị trước cơ quan, người dân qua việc thực hiện chế độ báo cáo Quốc hội, HĐND, trả lời chất vấn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình... Khi thực hiện chưa tốt vị trí người đứng đầu, một số người đứng ra xin lỗi, nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, số người dám công khai xin lỗi nhân dân, cử tri chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như không có người đứng đầu nào tự nguyện “từ chức”. Về việc chịu trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu chưa phải chịu chế tài trách nhiệm pháp lý tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi (nhất là trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng). Về việc chịu trách nhiệm đạo đức, một số người đứng đầu thể hiện trách nhiệm vì công việc, thực hiện trách nhiệm với tinh thần cống hiến vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số người chưa toàn tâm, toàn ý thực hiện trách nhiệm; vô cảm trước những khó khăn của người dân; buông lỏng quản lý, quan liêu, thiếu kiểm soát hoặc dung túng CBCC dưới quyền làm điều sai trái... [59].
Trong một bài nghiên cứu khác của tác giả Bùi Thị Ngọc Mai (2016) cũng đã nêu một số quy định về trách nhiệm đạo đức trong văn bản pháp luật Việt Nam như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005, Luật CBCC năm 2008. (sửa đổi bổ sung năm 2019). Đồng thời, bài viết còn tìm hiểu thực trạng thực hiện các quy định về trách nhiệm đạo đức của người đứng đầu cơ quan HCNN. Cụ thể, tác giả nhận định người đứng đầu nhìn chung luôn nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn bổn phận công bộc, trách nhiệm phục vụ nhân dân với tinh thần liêm chính, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Song, bên cạnh đó, tác giả cũng thẳng thắn thừa nhận vẫn còn những người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, vô cảm trước những khó khăn của người dân, buông lỏng quản lý, quan liêu dẫn đến tổ chức không hoàn thành nhiệm vụ; thiếu kiểm soát hoặc dung túng CBCC dưới quyền làm điều sai trái; khi thấy mình không đủ năng lực, đạo đức để lãnh đạo, quản lý thì không có đủ dũng khí từ chức; đùn đẩy, đổ lỗi do hoàn cảnh khách quan, do cấp dưới, do cơ chế khi không hoàn thành trách nhiệm; bị điều tra, xét xử thì chạy tội, chạy án gây khó khăn trong quá trình điều tra [60].
Bài viết của tác giả Ngô Thành Can (2015) đã chỉ ra thực trạng sự lệch chuẩn hành vi của cán bộ công chức trong TTCV. Tác giả nhận định nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay được xây dựng và ngày càng phát triển, có phẩm chất và trình độ, trung thành, tận tụy, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền công vụ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong TTCV của CBCC khiến hoạt động công vụ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tác giả nêu một số hạn chế như thời gian doanh nghiệp và người dân thực hiện kê khai thuế ở Việt Nam còn quá nhiều, thủ tục nộp thuế chiếm nhiều thời gian, tác phong, lề lối
làm việc và thái độ của một số cán bộ ngành thuế chưa chuyên nghiệp. Vì lẽ đó nên đã tạo bức xúc trong dư luận. Hơn nữa, trong cơ quan nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người kém năng lực vào cơ quan nhà nước, số người “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” ngày càng nhiều. Việc sử dụng CBCC, viên chức hiện nay chưa đúng với năng lực của từng người, cơ chế thưởng phạt chưa nghiêm, chế độ đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu chưa được được đổi mới, chế độ tiền lương chậm cải thiện, việc tuyển dụng CBCC ngay từ khi đầu vào chưa thực sự bài bản nên cơ bản chưa tuyển được những người có năng lực, tâm huyết” [17].
Bài viết của tác giả Lê Chi Mai (2016) đã chỉ ra thực trạng về trách nhiệm giải trình trong quản lý chi tiêu công. Bài viết cho thấy trách nhiệm giải trình trong quản lý chi tiêu công ở nước ta còn nhiều hạn chế phản ánh thông qua thực tiễn chi ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách nhà nước. Chi thường xuyên gia tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy chi các hoạt động hàng ngày của bộ máy nhà nước quá lớn xét trong tương quan so sánh với tích lũy cho đầu tư phát triển. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị còn tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Tình trạng đầu tư công kém hiệu quả trở thành “căn bệnh nan y”. Trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, từ thiết kế, đền bù, lựa chọn nhà thầu, thi công xây lắp... đều xảy ra hiện tượng tắc trách, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến thất thoát lớn. Nợ công nhanh, việc sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả dẫn đến áp lực trả nợ lớn cho nhà nước. Việc chi tiêu các quỹ ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện theo các văn bản dưới luật, không được kiểm soát chặt chẽ tạo ra nhiều kẽ hở cho thấy sự thất thoát, lãng phí. Sự buông lỏng quản lý đối với quỹ ngoài ngân sách nhà nước không phân định rò trách nhiệm nên không quy được người nào phải chịu trách nhiệm [58].