Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 23


Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cộng đồng và bản thân thanh niên về vai trò của tự tạo việc làm. Không đánh giá cao các cơ hội tự tạo việc làm, tâm lý thích sự ổn định và mong muốn bao bọc của cha mẹ và của cộng đồng đối với thanh niên là một trong những rào cản đầu tiên đối với các em. Vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức thông qua các chương trình truyền thông đồng bộ, đặc biệt là phát huy được vai trò định hướng nghề nghiệp cho thanh niên của nữ thành viên trong hộ gia đình. Với vai trò là người mẹ người chị trong gia đình, luôn hỗ trợ tốt cho thanh niên trong mọi hoàn cảnh, nhận thức của các nữ thành viên trong hộ gia đình sẽ có tác động mạnh và trực tiếp tới thái độ và hành vi lựa chọn nghề nghiệp của các em.

Cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cơ hội cho thanh niên tự tạo việc làm thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ thanh niên, các tổ chức phi chính phủ, hoặc tổ chức tôn giáo. Việc huy động nam nữ thanh niên vào thực hiện các chiến lực phát triển kinh tế xã hội của của địa phương là một đóng vai trò hết sức quan trọng vì họ là một phần của cộng đồng, đồng thời là một nguồn lực mạnh mẽ có thể đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.

Có hai cách mà các cộng đồng địa phương có thể tạo ra một môi trường cho thanh niên tự tạo việc làm. Thứ nhất, cộng đồng thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào việc xây dựng và thực hiện quy hoạch và các hoạt động kinh tế tại địa phương. Thứ hai là thông qua các biện pháp cụ thể trực tiếp hỗ trợ phát triển cho nam nữ thanh niên tự tạo việc làm. Cộng đồng địa phương có thể thúc đẩy doanh nghiệp thanh niên thông qua một số các hoạt động cụ thể chẳng hạn như vinh danh các trường hợp thanh niên tự tạo việc làm thành công.

* Thanh niên:


Các chương trình định hướng nghề nghiệp và truyền thông về tinh thần doanh nhân thường phát huy tác dụng vào giai đoạn 18-24 tuổi, là giai đoạn thanh niên thường tham gia các hoạt động đào tạo, trải nghiệm và lựa chọn nghề nghiệp. Các hoạt


động này có thể đưa vào chương trình ngoại khóa của các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề hoặc thông qua Đoàn thanh niên để tiếp cận thanh niên ngoài nhà trường, đặc biệt là ở nông thôn.

Đối với nhóm thanh niên 25-29 tuổi, ở giai đoạn phải có những quyết định lựa chọn nghề nghiệp, cần thiết phải có những nguồn lực tự tạo việc làm có thể tiếp cận được. Để gỡ bỏ rào cản tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho tự tạo việc làm, trước tiên bản thân thanh niên phải thay đổi nhận thức về vai trò của các nguồn lực khi khởi nghiệp. Có “Đam mê” và “ý tưởng” kinh doanh là điều kiện tiên quyết để có thể tự tạo việc làm thay vì phải có “vốn”. Thanh niên cũng cần sáng tạo trong cách thức tiếp cận nguồn lực, hình thành các mối liên kết hợp tác nhằm khắc phục những khó khăn về vốn, nguyên vật liệu, địa điểm sản xuất.... hay tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh để kêu gọi đầu tư cũng là những phương thức tiếp cận nguồn lực khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Chủ động nâng cao năng lực, trình độ của bản thân luôn là đòn bẩy giúp thanh niên nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường lao động, khiến họ có thể tự do lựa chọn cơ hội việc làm như một sự nghiệp của bản thân.


Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 23

KẾT LUẬN


Thuật ngữ tự tạo việc làm được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên đây lần đầu tiên luận án đưa ra khái niệm đầy đủ cho thuật ngữ này cả trong lý luận và thực tế. Về mặt lý luận, tự tạo việc làm là quá trình người lao động tự tổ chức kết hợp sức lao động của bản thân và những người khác với tư liệu sản xuất mà họ sở hữu hay tự bỏ chi phí đầu tư nhằm đem lại thu nhập hợp pháp. Trong thực tế, tự tạo việc làm của người lao động là quá trình họ tự tạo ra và chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động lao động đem lại nguồn thu nhập hợp pháp, mà với những hoạt động này người lao động tự đầu tư chi phí và hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được ứng với chi phí họ đầu tư.

Bên cạnh đó, để làm rõ hơn đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng đã xây dựng khái niệm về khả năng tự tạo việc làm và tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên, trong đó nhấn mạnh:

Nếu hiểu Khả năng tự tạo việc làm, theo nghĩa “năng lực” của người lao động có thể tự tạo việc làm, thì khả năng này bao gồm các năng lực bẩm sinh cũng như năng lực có được thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Như vậy, khả năng tự tạo việc làm của người lao động được hình thành bởi tam giác “khả năng”: năng lực tự tạo việc làm tiềm năng-mức độ mong muốn (động lực) tự tạo việc làm-môi trường và điều kiện để tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho tự tạo việc làm. Khi có sự kết hợp của các yếu tố trong tam giác này, khả năng tiềm tàng này mới trở thành hiện thực. Lúc đó, khả năng tự tạo việc làm của thanh niên là xác suất mà thanh niên trở thành người tự tạo việc làm trong số các lựa chọn việc làm khác trên thị trường lao động. Khả năng này được đánh giá bởi các chỉ tiêu: mức độ (xác suất) lựa chọn tự tạo việc làm và chất lượng, tính chất của công việc tự tạo.

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên đề cập tới hai khía cạnh:

(i) Là việc khuyến khích lựa chọn tự tạo việc làm của các em như là một lựa chọn sự nghiệp nghiêm túc chứ không chỉ là sự lựa chọn bắt buộc do sứ ép của tình trạng thiếu


việc làm hoặc do vị thế kém trên trị trường lao động. (ii) Đồng thời làm gia tăng đóng góp của khu vực tự tạo việc làm của thanh niên vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua việc nâng cao trình độ và hiệu quả của tự tạo việc làm.

Làm căn cứ để đánh giá khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam và một số đề xuất nhằm tăng cường khả năng này, 3 giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng dựa trên các khái niệm về khả năng và tăng cường khả năng tự tạo việc làm, bao gồm: (i) Thanh niên Việt Nam tự tạo việc làm do tác động từ “lực đẩy“ nhiều hơn “lực hút“.(ii) Vốn con người được hình thành từ hoạt động thực tế phát huy tác dụng nhiều hơn so với từ đào tạo chính thức đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. (iiiVốn xã hội liên kết thay thế vốn xã hội quan hệ và vốn xã hội giao tiếp trong việc tăng cường khả năng thanh niên Việt Nam tự tạo việc làm thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Để kiểm định 3 giả thuyết trên, luận án áp dụng đồng thời cả phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính, cả cách tiếp cận vĩ mô và vi mô dưới các chủ thuyết kinh tế lao động, và đi đến các kết luận sau:

- Thanh niên đến với tự tạo việc làm do “lực đẩy” nhiều hơn” lực hút” và khó có thể mong đợi khu vực tự tạo việc làm của thanh niên có thể đóng góp hiệu quả vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng và quốc gia.

- Trong khi vốn con người thông qua giáo dục đào tạo chính thống chủ yếu đem lại lợi ích cho thanh niên trong lĩnh vực làm công chính thức, thì quá trình tự học tập và tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động thực tế có vai trò quan trọng đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm. Tuy vậy, được đào tạo mới là yếu tố giúp họ vượt qua được những khó khăn trong thời kỳ suy giảm kinh tế 2008 để có được việc làm trong các khu vực được coi là có lợi thế hơn trên thị trường, đó là làm công CT và làm chủ SXKD.


- Tuy chưa thực sự là hiện tượng phổ biến nhưng đã có bằng chứng cho thấy vốn xã hội liên kết thông qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan tổ chức, của Chính phủ, các chương trình phát triển KTXH, trình độ phát triển của vùng, ngành…đã phát huy tác dụng đối với nhóm thanh niên làm chủ SXKD, khởi sự doanh nghiệp trong khi gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo. Vốn xã hội quan hệ thông qua các mối quan hệ và sự ủng hộ từ gia đình tiếp tục là nguồn hỗ trợ quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần cho thanh niên tự tạo việc làm, trong đó phải kể đến mức độ ảnh hưởng lớn của chủ hộ gia đình và các thành viên nữ của hộ. Truyền thống gia đình về tự tạo việc làm, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của những thành viên tự tạo việc làm trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong sự lựa chọn tự tạo việc làm và làm chủ SXKD của họ, đặc biệt, tiềm lực tài chính dựa trên những thu nhập thường xuyên ngoài làm việc của hộ là chỗ dựa vững chắc cho thanh niên tự tạo việc làm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của gia đình đã bị giảm tác dụng trong giai đoạn kinh tế khó khăn 2008 cho thấy thực sự cần thiết phát huy vai trò của nhà nước, cơ chế, chính sách để giúp thanh niên tự tạo việc làm vững vàng vượt qua khủng hoảng.

Như vậy, muốn khuyến khích thanh niên lựa chọn tự tạo việc làm như một cơ hội sự nghiệp và tăng sự đóng góp của họ vào quá trình phát triển kinh tế thì phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

(i) Dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về động lực và rào cản trong từng giai đoạn quá trình tự tạo việc làm của thanh niên để khuyến khích và hỗ trợ họ lựa chọn tự tạo việc làm như là một cơ hội phát triển nghề nghiệp.

(ii) Cho dù hoạt động thực tế là quan trọng, nhưng xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ thanh niên tự tạo việc làm vẫn thực sự cần thiết được đào tạo phù hợp thì mới có thể phát triển bền vững.

(iii) Các hình thức vốn xã hội liên kết và giao tiếp cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để có thể hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm. Có như vậy tự tạo việc làm của


thanh niên không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu có được việc làm, có được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, mà còn là sự lựa chọn do nhận thức được cơ hội phát triển hoặc được khuyến khích phát triển bởi Chính Phủ để tạo động lực năng động cho nền kinh tế đất nước.

Mô tả quá trình tự tạo việc làm của thanh niên thành bốn giai đoạn khác nhau, với động lực, thách thức khó khăn, nhu cầu hỗ trợ trong từng giai đoạn là kết quả từ các phân tích định tính của luận án. Các phân tích mô tả này được sử dụng làm cơ sở đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên thông qua “tam giác khả năng” bao gồm: (i) Hình thành và khuyến khích mong muốn tự tạo việc làm cho thanh niên (ii) Phát triển năng lực tự tạo việc làm cho thanh niên, và (iii) Phát triển môi trường tự tạo việc làm cho thanh niên. Các giải pháp này được đề cập tới ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô, cả về phía các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm, cả về phía thanh niên và cộng đồng.

Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong tương lai, tác giả mong muốn có cơ hội khắc phục được một số hạn chế của luận án. Cụ thể, cần tìm cách phân tích phù hợp để có thể đồng thời xem xét các yếu tố cung-cầu lao động ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của thanh niên, đặc biệt là đề cập tới các đặc điểm công việc tự tạo (thời gian làm việc, tính linh hoạt, mức độ ổn định, mức thu nhập..). Nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh cũng cần được nghiên cứu sâu hơn vì đây là nhóm có tiềm năng khởi sự doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

[1] Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trẻ, tạp chí Kinh tế và Phát triển số 87, 9/2004),

[2] Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt nam, tạp chí Dân số phát triển, 6/2006

[3] Đặc điểm tình hình thất nghiệp ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thất nghiệp ở Việt Nam và tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH” Hà Nội 11/2008. Đồng tác giả

[4] Một số vấn đề về khả năng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thất nghiệp ở Việt Nam và tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH” Hà Nội 11/2008. Đồng tác giả

[5] Đặc điểm tình hình thất nghiệp và khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”.

Tạp chí lao động xã hội, số 347, 348, 349/2008. Đồng tác giả

[6] Việc làm cho thanh niên nông thôn Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015. Đề tài cấp Bộ năm 2009, (B2009-06-114).

[7] Sử dụng các biến Vùng trong mô hình dự đoán: Khả năng tìm được việc làm thích hợp của người lao động”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 155(II) 5/2010.

[8] Việc làm của thanh niên nông thôn Việt Nam qua hai cuộc điều tra 2003 và 2008, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 156, 6/2010.

[9] Chuyên đề phân tích sâu về Lao động và việc làm của thanh niên Việt Nam, Điều tra Vị thành niên và thanh niên Việt Nam, SAVY 2009, Tổng cục Dân số-Bộ Y tế

[10] Việc làm của thanh niên Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế, tạp chí Dân số và Phát triển, 7/2010.

[11] Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn việc làm của thanh niên Việt Nam, Đề tài cơ sở dành cho NCS năm 2010 (NCS2010.05).

[12] Tăng trưởng kinh tế và vấn đề việc làm của thanh niên Việt Nam qua hai cuộc điều tra SAVY 2003 và 2009. Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Chất lượng tăng trưởng KT VN giai đoạn 2001-2010. 2/2011.

[13] Một số yếu tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 166, tháng 4/2011.

[14] Các lý luận cơ bản về khả năng tự tạo việc làm của thanh niên. Chuyên đề tiến sĩ, 8/2011.

[15] Vai trò của vốn con người, vốn xã hội trong tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. Chuyên đề tiến sĩ, 8/2011.

[16] Ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế vĩ mô tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. Chuyên đề tiến sĩ, 8/2011.

[17] Vai trò của giáo dục đào tạo trong lựa chọn việc làm của thanh niên Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 175, 1/2012. Đồng tác giả


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt


1 MOLISA (2009), Trung tâm quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường lao động, Cục Việc làm. ILO 2009. Xu hướng Việc làm Việt Nam 2009. 39 trang.

2 N. Gregory Mankiw (1997), Nguyên lý kinh tế học, tập I, Khoa KTH trường ĐHKTQD dịch, 530 trang, Nhà XBTK 2003.

3 Ngô Quỳnh An (2010a), Sử dụng các biến Vùng trong mô hình dự đoán: Khả năng tìm được việc làm thích hợp của người lao động”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 165(II) 5/2010.

4 Ngô Quỳnh An (2010b) ” Chuyên đề phân tích sâu về Lao động và việc làm của thanh niên Việt Nam, Điều tra Vị thành niên và thanh niên Việt Nam, SAVY 2009”, Tổng cục Dân số-Bộ Y tế

5 Nguyễn Đức Hùng và các bạn, (2010), Tác động của trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp: làm chủ hay làm thuê, công trình dự thi “Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách 2010”, VEPR.

6 Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động xã hội 2005

7 Nguyễn Nam Phương (2006), “Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam”, Nhà XBLĐXH 2006.

8 Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh (1998), Giaos trình Kinh tế lao động. NXBGD.

9 Rusell J. Dalton, Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Ông Thuỵ Như Ngọc, (2002): Quan hệ xã hội và vố xã hội ở Việt Nam-Điều tra giá trị thế giới 2001. Tạp chí nghiên cứu Con người số 2 năm 2002.

10 Trần Thị Thu (PGS.TS), PGS. TS Vũ Thu Giang (1999), “Lao động nữ trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội”, Nhà XBTK 1999

11 Trần Xuân Cầu, PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008) chủ biên, Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, NXB ĐH KTQD 2008,

12 Viện nghiên cứu phát triển DIAL, Tổng cục thống kê GSO, Tài liệu hội thảo quốc tế 5/2010 "Khu vực và việc làm phi chính thức, phương pháp thống kê, tác động kinh tế và chính sách công".


2. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

13 A.M. Gill. (1998) 'choice of employment status and the wages of employees and the selfemployed: some further evidence'. Journal of applied econometrics, 3:229_234.

14 Acs, Z. and D. Evans (1994), ‘The determinants of variations in self-employment rates across countries and over time’, working paper.

15 Acs, Z. J. , D. B. Audretsch and D. S. Evans (1994), “Why Does the Self-Employment Rate Vary Across Countries and Over Time?”, Discussion Paper No. 871, Centre for Economic Policy Research.

16 Alba-Ramirez, A. (1994), “Self-employment in the midst of unemployment: the case of Spain and the United States”, Applied Economics, 26, 189-204

17 Aronson, R. (1991), Self-Employment: A Labor Market Perspective, Ithaca, New York:

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí