giá trị và tăng giá trị tài sản nhà nước. Theo mức độ vốn nắm giữ tại doanh nghiệp để quyết định các vấn đề về nhân sự, quy chế hoạt động, tiền lương, định hướng chiến lược, đầu tư, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Sasac vẫn tiếp tục tiến hành sắp xếp, đổi mới DNNN, việc cổ phần hoá DNNN được dựa trên việc phân chia các doanh nghiệp thành 3 khu vực kinh doanh: trong đó lĩnh vực an ninh quốc phòng, các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia không cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ 100% vốn; lĩnh vực liên quan đến các ngành công nghiệp sẽ cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, thương mại, đầu tư được cổ phần hoá, nhà nước không cần nắm giữ cố phần chi phối.
Về nguồn nhân lực và nhân sự: Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo toàn diện về công tác cán bộ từ phát hiện nguồn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và quản lý cán bộ trong các doanh nghiệp. Để quản lý công tác cán bộ SASAC thành lập 2 Cục quản lý lãnh đạo doanh nghiệp tách biệt và 01 trung tâm bồi dưỡng cán bộ (Đảng Cộng sản Trung Quốc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước phải là đảng viên).
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (Sasac – Trung Quốc)
Nguồn [95]
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của In-do-ne-xia: Bộ doanh nghiệp nhà nước (Mô hình tập trung – cơ quan quản lý nhà nước):
Hộp 2. Kết quả của Bộ DNNN - Indonesia Bộ DNNN được giao quản lý đối với 140 doanh nghiệp mà cổ phần nhà nước chi phối và 14 doanh nghiệp nắm cổ phần không chi phối, bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, an ninh, quốc phòng, phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích đặc biệt). Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp này là 233 tỷ USD, tổng vốn chủ sở hữu là 60 tỷ USD; tổng doanh thu là 102 tỷ USD (chiếm khoảng 18% GDP) và khoảng 12% thu ngân sách nhà nước. Hiệu quả hoạt động của DNNN đã tăng rõ rệt sau khi được chuyển giao cho Bộ DNNN quản lý; thể hiện ở các chỉ số sau: tổng lợi nhuận của khu vực DNNN tăng từ 3,4 tỷ USD năm 2005 lên 9,2 tỷ USD năm 2009; số lượng DNNN thua lỗ giảm từ 39 doanh nghiệp năm 2006 xuống còn 24 doanh nghiệp năm 2009 và 8 doanh nghiệp năm 2010 [135]. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
- Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Trong Các Cơ Quan Thực Hiện Chức Năng Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
- Quản Lý Đầu Tư Vốn Nhà Nước Của Chính Phủ Ma-Lai-Xi-A Đối Với Các Lcs
- Thực Trạng Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam
- Đồ Thị Về Mức Độ Tăng Tổng Tài Sản 2012 - 2019 So Với Gdp
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của bộ DNNN (Indonesia)
BỘ TRƯỞNG
VĂN PHÒNG Kế hoạch và nhân sự Pháp chế Hành chính |
Thứ trưởng phụ trách DN chế tạo và ngành chiến lược | Thứ trưởng phụ trách DN cơ sở hạ tầng và logicstic | Thứ trưởng phụ trách DN dịch vụ | Thứ trưởng phụ trách tái cơ cấu và chiến lược phát triển của DNNN | |
Khu vực I | Khu vực I | Khu vực I | Khu vực I | Tái cấu trúc và phát triển; |
Khu vực II | Khu vực II | Khu vực II | Khu vực II | phân bổ và sử dụng tài san |
Khu Vực III | Khu Vực III | Khu Vực III | Khu Vực III | Phát triển và bảo đảm môi trường |
Thông tin, ttruyền thông |
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của Cộng hòa Pháp
Mô hình tổ chức: Được tổ chức dưới dang quỹ đầu tư thuộc quyền giám sát của Quốc hội và quyền quản lý của Chính phủ.
Cơ chế vận hành: được tổ chức dưới dạng Quỹ tiền gửi (CDC) đầu tư vì lợi ích chung của Quốc gia và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư tài chính dài hạn (cổ phiếu, bất động sản, các quỹ đầu tư, cơ sở hạ tầng) và Quỹ đầu tư chiến lược (FSI) để Chính phủ quyết định đầu tư gián tiếp; mục tiêu của quỹ này: Đầu tư cho doanh nghiệp trong trung và dài hạn đầu tư với lộ trình chuyên nghiệp, không nhằm dành quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ngoài ra Chính phủ trực tiếp quyết định vào những ngành độc quyền tự nhiên: như điện, gas, bưu chính.
Cơ quan quản lý vốn góp của Nhà nước (APE): Đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổ đông Nhà nước, công khai thông tin cho Chính phủ, Quốc hội và các Bộ có liên quan đến tình hình doanh nghiệp. Quản lý giám sát doanh nghiệp thông qua các báo cáo,….
Hình 2.5: Mô hình đầu tư và quản lý vốn đầu tư nhà nước tại DN (Pháp)
Quốc hội
Giám sát, bảo lãnh
Quỹ tiền gửi (CDC)
- Đầu tư vì lợi ích chung của quốc gia và phát triển DNNVV
- Đầu tư tài chính dài hạn (cổ phiếu, bất động sản, các quỹ đầu tư, cơ sở hạ tầng)
Góp vốn 51%
Gián tiếp
Quỹ đầu tư chiến lược (FSI)
- 51% vốn từ Quỹ tiền gửi và 49% vốn từ Nhà nước
- Đầu tư cho DN trong trung và dài hạn với số vốn khoảng 20 triệu euros.
- Đầu tư với lộ trình chuyên nghiệp, không nhằm dành quyền kiểm soát DN.
Chính Phủ quyết định đầu tư
Gián tiếp
Cơ quan quản lý phần vốn góp của Nhà nước (APE)
- Đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổ đông Nhà nước
- Công khai thông tin cho Chính phủ, Quốc hội và các Bộ có liên quan
- Quản lý giám sát DN thông qua các báo cáo, gặp gỡ
thường xuyên…
Trực tiếp
Vào DN ngành điện, gas, bưu chính
Nguồn: [125]
Ưu điểm của chung của mô hình tập trung dưới dang cơ quan nhà nước: Mô hình này đã tách bạch quyền sở hữu và quyền kinh doanh trong một chủ thể Nhà nước, thực hiện sự tách rời giữa Chính phủ và doanh nghiệp, tách rời quyền sở hữu và quyền kinh doanh, làm cho DN tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, bảo toàn và làm tăng giá trị của tài sản Nhà nước. Mô hình này thực hiện tập trung thống nhất DNCVNN về một đầu mối, khắc phục những hạn chế trong quản lý, giám sát DNCVNN; DNCVNN quản trị hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo phát triển và gia tăng giá trị cho DNCVNN; góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của Nhà nước cho nền kinh tế quốc dân. Giảm can thiệp chính trị, chuyên nghiệp hóa việc thực hiện chức năng chủ sở hữu, tạo điều kiện để áp dụng các chuẩn mực quản trị DNCVNN như khu vực tư nhân.
Nhược điểm của Mô hình này: Tính hành chính và quản lý nhà nước sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bộ máy từ cấp Trung ương đến địa phương sẽ làm cồng kềnh bộ máy và tăng chi phí thường xuyên của ngân sách.
2.4.1.2. Mô hình tập trung (doanh nghiệp)
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN theo Mô hình tập trung hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, (Khazanal của Ma-lai-xi-a) và (Temasek – Xing-ga-po):
Về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Xing-ga-po:
Về cơ cấu tổ chức: tổ chức theo cơ chế doanh nghiệp, Temasek thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Xing-ga-po. Chủ sở hữu Doanh nghiệp này là Bộ Tài chính trực tiếp quản lý. Hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, theo nguyên tắc cổ đông góp vốn (holding), minh bạch hóa và hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp thuần túy với mục đích kinh doanh tạo lợi nhuận và bảo toàn vốn, không thực hiện nhiệm vụ chính trị và đầu tư phúc lợi xã hội mà không đem lại hiệu quả, sau hơn 30 năm hoạt động Temasek (Xing-ga-po) nắm giữ khoảng hơn 30 công ty có quy mô
lớn và cũng là những công ty có quy mô lớn, chủ đạo của nền kinh tế của Xing- ga-po.
Về vận hành của Temasek: Vốn Nhà nước được đầu tư thông qua 2 Quỹ quốc gia là Tổng công ty đầu tư Chính phủ (GIC) và Tập đoàn Temasek. Trong đó, GIC không đầu tư trong nước mà chỉ đầu tư quốc tế (vào cổ phiếu - chiếm 60-70% và trái phiếu (30-40%) mà Mỹ chiếm 33% - mức cao nhất trong tổng đầu tư của GIC (3/2011). Để đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hiệu quả trong hoạt động Temasek, trong mô hình tổ chức của Temasek có các Ủy ban đầu tư, Ủy ban nhân sự hoạt động và có các đánh giá độc lập giúp cho các quyết định của Temasek được minh bạch và hiệu quả. Nguồn hoạt động của Temasek từ hiệu quả hoạt động của DNCVNN do Temasek quản lý.
Về chức năng, nhiệm vụ của Temasek: Mục tiêu đầu tư vốn của Chính phủ Xing-ga-po là vì lợi nhuận. Temasek là đại diện chủ sở hữu nhà nước và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại các DN. Về bản chất, Temasek có mô hình hoạt động như một quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Mục tiêu hoạt động của Temasek là đem lại giá trị tối đa cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước thông qua việc nâng cao giá trị các khoản đầu tư trong danh mục.
Về mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN tại Ma-lai-xi-a:
Về cơ cấu tổ chức: là mô hình tập trung được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp, Khazanah thành lập theo Luật Doanh nghiệp, vốn của Khazanah do Bộ tài chính quản lý. Khazanah đóng vai trò tiên phong trong việc tác động tới sự chuyển đổi của các DNCVNN thành các công ty mạnh, có khả năng cạnh tranh.
Về chức năng, nhiệm vụ của Khazanah: là chuyển đổi các DNCVNN hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển theo chiến lược công nghiệp quốc gia với mục tiêu đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho đất nước. Tự chủ trong mở rộng phạm vi đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa tự chịu trách nhiệm với những quyết định đầu tư của mình.
Về vận hành Khazanah: Khazanah đầu tư vào các công ty trong và ngoài nước, đa ngành nghề hoặc chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính, viễn thông,