Thực Trạng Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam


lợi nhuận đối với những ngành và lĩnh vực hiệu quả và quỹ đầu tư quốc gia thực hiện sứ mệnh phát triển kinh tế mang tính chiến lược của Quốc gia. Nguyên tắc tập trung hóa chức năng chủ sở hữu nhà nước cần được thống nhất trong việc thiết lập mô hình tổ chức cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất để có một đầu mối chịu trách nhiệm rõ ràng, có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan thống nhất này phải nắm được phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, phần ít còn lại thuộc đặc thù nằm ở các bộ ngành và địa phương. Cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN phải có đủ nguồn lực thực hiện chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm giải trình độc lập.

Việc lựa chọn mô hình cơ quan quản lý nhà nước tập trung là một đòi hỏi từ thực tiễn: Khắc phục sự lạm dùng quyền lực quản lý nhà nước trong việc ban hành cơ chế chính sách có lợi cho DNCVNN, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Chuyên môn hóa trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh ngiệp và chuyên nghiệp hóa tổ chức, bộ máy và nhân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân định rõ ràng chức năng quản lý và chức năng điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào nội bộ hoạt động của doanh nghiệp từ cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện tốt quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tạo sự đột phá trong cải cách, đổi mới sắp xếp, phát triển, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả DNCVNN.

Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: cần có quy định bằng Luật đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thực hiện vai trò, chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN. Thực hiện một cách đồng bộ đổi mới mô hình với giải pháp đổi mới cơ cấu lại các DNCVNN, cơ chế quản lý và giám sát, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu cần được


thực hiện một cách tập trung, thống nhất vào ba vấn đề quan trọng, bao gồm: thực hiện sứ mệnh, chiến lược, kế hoạch phát triển. Quản lý con người, gồm các công việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đánh giá, khuyến khích, ràng buộc đối với cán bộ chủ chốt DN. Quản lý, giám sát sử dụng vốn, tài sản.

Thứ ba, về vận hành mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Việc đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân đang thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN nên đa phần các nước có bước đi thận trọng từng bước từ mô hình phân tán (bộ chủ quản) sang mô hình hỗn hợp (vừa bộ chủ quan và các bộ khác tham gia) và hướng tới mô hình tập trung. Nhà nước cần xác định rõ sứ mệnh của DNCVNN đối với những lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn, lĩnh vực không cần nắm giữ và lĩnh vực giữ vốn góp chi phối. Làm mục tiêu, định hướng cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNCVNN. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN. Cơ chế phối hợp giữa các bộ quản lý ngành và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hoạt động của DNCVNN nhất là trong lĩnh vực đầu tư, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và công tác nhân sự đối với người đứng đầu và cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Có tổ chức độc lập để đánh giá hiệu quả hoạt đọng của doanh nghiệp và của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong DNCVNN, nhất là DNCVNN mà nhà nước có cổ phần chi phối.

Thứ tư, về con người và nguồn hoạt động của mô hình: chú trọng công tác cán bộ, nhất là lãnh đạo của cơ quan chuyên trách và các doanh nghiệp lớn từ phát hiện nguồn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và quản lý cán bộ trong các doanh nghiệp. Cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước phải có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện


nhiệm vụ. Có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng gắn với hiệu quả công việc của cán bộ, có tiêu chí cụ thể để đánh giá, xác định mức độ hoàn thành công việc của toàn bộ hệ thống quản trị và sản xuất trong doanh nghiệp. Thúc đẩy cơ chế tuyển dụng công khai minh bạch, xác định mục tiêu, nhiệm vụ quyền hạn đối với người điều hành doanh nghiệp thông qua cơ chế hợp đồng lao động. Nguồn hoạt động của mô hình, về cơ bản mô hình tổ chức dưới dạng cơ quan nhà nước thì nguồn lực thực hiện từ ngân sách nhà nước, đối với mô hình tổ chức dưới dạng doanh nghiệp nguồn hoạt động từ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nguồn vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Từ phân tích khung lý thuyết và thực tiễn đúc rút từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho ta thấy không có mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN nào tối ưu được áp dụng cho tất cả các nước, mà tùy theo vai trò, sứ mệnh, mục tiêu, quy mô, số lượng, mức độ phát triển của DNCVNN và thực tiễn của mỗi nước về yêu cầu quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN để thiết lập mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.


Chương 3

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM


3.1 THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1.1 Về vai trò, số lượng, tái cơ cấu và lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp có vốn nhà nước


Trong nỗ lực cải cách, đổi mới tái cơ cấu DNNN số lượng DNNN giảm mạnh, từ khoảng 12.000 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn hơn 6.000 doanh nghiệp năm 1993; riêng 3 năm 2003-2006 cổ phần hóa được gần 2.700 doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN chậm lại.

Lũy kế đến hết năm 2012, cả nước thực hiện sắp xếp được 6.376 doanh nghiệp. Trong đó: cổ phần hóa 3.659 doanh nghiệp, chuyển thành công ty TNHH 1 TV là 1.033 doanh nghiệp, giao doanh nghiệp: 222 doanh nghiệp, bán doanh nghiệp: 158 doanh nghiệp, giải thể 313 doanh nghiệp, phá sản 92 doanh nghiệp, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 22 doanh nghiệp, các hinhd thức sát nhập, hợp nhất: 877 doanh nghiệp [37]. Từ 1993 đến hết năm 2020, cả nước đã thực hiện sắp xếp được hơn 7.000 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa hơn 4.500 doanh nghiệp [24].

Sau gần 20 năm tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới DNCVNN đến 2019 [63] : còn 818 DNCVNN, trong đó có 491 DNNN nắm giữ 100% vốn, 327 DN có vốn góp, cổ phần nhà nước. Trong đó có 06 tập đoàn kinh tế; 55 tổng công ty nhà nước (không bao gồm Vinashin), có 415 Công ty TNHH độc lập thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (DN độc lập), có 15 Công ty TNHH hoạt động theo mô hình Công ty me - Công ty con.

Tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn 2016-7/2021, hộp

số 3


Hộp số 3: Tình hình cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016-7/2021

Lũy kế giai đoạn 2016-tháng 7/2021, đã có 183 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.943 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.944 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa (128 doanh nghiệp) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 5 tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp (trong đó còn 88 doanh nghiệp chưa công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa).

Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2020: thoái 27.312 tỷ đồng, thu về

177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách, trong đó bao gồm số thoái vốn của SCIC tại 136 doanh nghiệp (giá vốn 6.758 tỷ đồng, thu về 37.185 tỷ đồng). - Lũy kế 07 tháng đầu năm 2021: Thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.

Tình hình sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước năm 2021 Theo Kế hoạch tài chính – ngân sách 5 năm giai đoạn 2021-2025, số phải nộp NSNN từ nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn 2021-2025 là

248.000 tỷ đồng (trong đó thu từ doanh nghiệp do Trung ương quản lý là

200.000 tỷ đồng và thu từ doanh nghiệp do địa phương quản lý là 48.000 tỷ đồng) [99].


Nhìn lại sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thời gian gian qua cho thấy, số lượng DNNN giảm mạnh, nhưng khối lượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp còn rất lớn, thậm chí gia tăng về tổng giá trị. Xét trong cả giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn chủ sở hữu tăng từ 0,81 triệu tỷ đồng lên 1,23 triệu tỷ đồng, tổng tài sản tăng từ 2,274 triệu tỷ đồng lên 3,01 triệu tỷ đồng, trong khi đã giảm 508 doanh nghiệp thông qua cổ phần hóa. Đây


cũng là xu hướng phát triển cho giai đoạn 2020-2030 và những năm tiếp theo. Tổng giá trị vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn, phải được quản lý có hiệu quả để tiếp tục bảo toàn và phát triển [19].

Về lĩnh vực hoạt động của DNCVNN: Trong gần 20 năm (2001 - 2020), Thủ tướng Chính phủ đã 6 lần ban hành các tiêu chí phân loại DNCVNN. DNCVNN giảm nhiều về số lượng, nhưng trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng thì mạnh lên, quy mô vốn và hoạt động được mở rộng. Đại bộ phận DNCVNN có quy mô vừa và lớn. Những DNCVNN quy mô nhỏ chủ yếu hoạt động công ích, thương mại miền núi, kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn.

Qua nhiều lần điều chỉnh tiêu chí, danh mục phân loại DNCVNN. Theo các quy định về tiêu chí phân loại DNCVNN, đối tượng doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ đã được điều chỉnh từ trên 60 ngành, lĩnh vực năm 2001 xuống còn 30 ngành, lĩnh vực năm 2005, 20 ngành, lĩnh vực năm 2011, 16 ngành, lĩnh vực năm 2015 và 11 ngành, lĩnh vực năm 2016. Theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNCVNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục DNCVNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn trong các 11 ngành lĩnh vực: Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý mạng lưới điện phân phối; thuỷ điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; Quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia., đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; Bảo đảm hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng); Bưu chính công ịch; Kinh doanh xổ số; Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phầm); In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng


vàng; Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.

DCVNN đóng vai trò quan trọng trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như viễn thông, than, điện, xăng dầu, khai khoáng, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ công thiết yếu bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu.

So với tổng nguồn vốn của toàn bộ các doanh nghiệp trong các ngành tương ứng, khu vực DNCVNN chiếm 79% trong lĩnh vực khai khoáng; 91% trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; 65% trong lĩnh vực cung cấp nước, xử lý rác thải; 80% trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; 57% trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm [21].

So với tổng doanh thu của toàn bộ các doanh nghiệp trong các ngành tương ứng, DNCVNN chiếm 86% trong lĩnh vực khai khoáng; 96,8% trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; 72,94% trong lĩnh vực cung cấp nước, xử lý rác thải; 82% trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; 48% trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm [21].

Đặc biệt là, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã đóng góp quan trọng trong việc bình ổn giá cả vật tư, hàng hoá, góp phần để Nhà nước thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

3.1.2 Về quy mô, cơ cấu vốn, đóng góp của doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế

Trước những năm 1990 nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp nhà nước, từ khi mở của nền kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước dần thu hẹp về số lượng và tỷ trọng trong nền kinh tế.

Khu vực DNNN và DNCVNN đóng góp khoảng gần 30% GDP của nền kinh tế và có xu hướng giảm mạnh về số lượng những giá trị tuyệt đối thì tăng lên, trong khoảng gần 10 năm quy mô đóng góp của khu vực DNCVNN giảm khoảng 3% từ mức gần 30% GDP xuống còn mức 27% GDP. Tương ứng với việc tổng vốn đầu tư của khu vực của DNCVNN giảm từ mức 37% xuống mức


33% trong tổng đầu tư toàn xã hội, thể hiện quy mô của khu vực DNCVNN đang giảm dần trong cơ cấu tổng đầu tư toàn xã hội, thu hẹp lại nhường chỗ cho khu vực ngoài nhà nước và FDI phát triển. Tuy nhiên, khu vực DNCVNN mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP khoảng 27% nhưng tỷ trọng đóng góp cho ngân sách giảm dần từ 35,2% năm 2012 xuống 25,5% năm 2019, chứng tỏ số lượng của DNCVNN tuy giảm nhưng quy mô của DNCVNN đang tăng lên về số tuyệt đối. Mặc dù đóng góp khoảng 27%/GDP cho nền kinh tế, nhưng DNCVNN sử dụng ít lao động khoảng 9,5% cho giai đoạn 2011-2015 và khoảng 8% cho giai đoạn 2015-2019. Trong khi đó giải quyết việc làm phần lớn do khu vực ngoài nhà nước đảm nhiệm chiếm đến hơn 80% lao động trong độ tuổi. Hiệu quả kinh tế của DNCVNN được cải thiện trong những năm gần đây, khi tỷ trọng vốn của DNCVNN trong tổng số vốn của 03 loại hình doanh nghiệp trong năm 2019 giảm 3,2% từ 28,5% xuống 25,3% nhưng vẫn đóng góp lớn trong năm 2018, năm 2019 khoảng 25% trong tỷ trọng cơ cấu ngân sách.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp quy mô, cơ cấu, đóng góp của DNCVNN trong nền kinh tế giai đoạn 2012-2019



TT





2018


2019

2019/2

012

CHỈ TIÊU

2012

2015


1

Đóng góp NSNN (tỷ đ)

261.822

266.292

367.712

396.356

150%


Tổng thu NSNN (tỷ đ)

743.190

996.870

1.431.662

1.551.074



Tỷ lệ đóng góp NSNN

35,2%

26,7%

25,6%

25,5%

-10%

2

GDP

3.245.419

4.192.862


5.542.300


6.037.300


186%


Tỷ lệ đóng góp vào GDP của DNCVNN


32,5%



27,7%


27,06%


- 5%

28,69%



Tổng tài sản so với GDP

85%

80,6%


72%


63%

- 22%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 11

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí