Mô Hình Của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (Scic)


Bộ máy thực hiện: Chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước cũng đã được phân định rõ hơn từ Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ- CP ngày 20/10/2005.

- Mô hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sau 15 năm hoạt động (2006-2021)

SCIC từ khi thành lập 8/2006, đến nay SCIC đóng vai trò một đầu mối tập trung đại diện chủ sở hữu sau khi các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở các bộ ngành, địa phương thực hiện cổ phần hóa và cơ cấu lại, bán hết vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này.

Mô hình của SCIC: là mô hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, SCIC được thiết kế thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN được chuyển giao về SCIC. Hiện nay SCIC là Tổng công ty đặc biệt thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước nắm giữ khoảng 5% vốn nhà nước trên tổng số vốn nhà nước tại các DNCVNN.


Hình 3.3: Mô hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Nguồn 141 Bên cạnh những mặt tích cực của SCIC sau 10 năm hoạt động như 1

Nguồn: [141]


Bên cạnh những mặt tích cực của SCIC sau 10 năm hoạt động như bán vốn nhà nước, giảm số lượng doanh nghiệp từ gần 1000 doanh nghiệp tiếp nhận còn hơn 200 doanh nghiệp như hiện nay, tập trung được nguồn vốn thu được


sau cổ phần hóa từ các bộ ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn góp phần quan trọng trong cân đối ngân sách.

Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn bộc lộ những hạn chế sau: SCIC phải tiếp nhận nhiều doanh nghiệp từ các bộ, ngành, địa phương gần 1000 doanh nghiệp, quá nhiều đầu mối, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp quá đa dạng, phân tán tại 63 tỉnh thành, quy mô hầu hết doanh nghiệp loại vừa và nhỏ (chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm hơn 80% vốn do SCIC quản lý). 20% vốn của SCIC nằm ở hơn 200 doanh nghiệp nhỏ, SCIC đã dành nhiều nguồn lực (khoảng 80% nguồn nhân lực) để giải quyết, bán vốn xử lý các công việc liên quan đến quyết toán vốn khi bàn giao, công nợ, tài chính, nhân sự, kiện tụng,….. của các doanh nghiệp nhỏ ở các tỉnh thành và địa phương. Qua đó có thể thấy rằng, SCIC đã dành khoảng 80% nguồn nhân lực cho khối tài sản chỉ chiếm khoảng 20% tải sản được giao cho SCIC quản lý, khoảng 20% nguồn lực cho khối tài sản khoảng 80% được giao quản lý. Chủ trương chuyển giao quyền chủ sở hữu nhà nước từ các bộ ngành, địa phương về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ còn chậm đến nay mới tiếp nhậnlà 24/62 doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số Bộ, địa phương thì cho rằng đến cuối năm 2015 mới tổng kết mô hình tổ chức hoạt động của SCIC nên chần chừ; việc phối hợp giải quyết các vấn đề tồn tại về tài chính tại doanh nghiệp giữa SCIC và Bộ, địa phương còn chậm; SCIC chần chừ trong việc tiếp nhận các doanh nghiệp đang yếu kém, thua lỗ, trong khi các Bộ, ngành không được thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp theo quy định cũng gây vướng mắc trong việc tái cơ cấu, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Do vậy, nên các Bộ ngành, địa phương làm chậm tiến trình sắp xếp, cổ phần hóa hoặc chuyển theo hướng thành lập các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương để không chuyển giao về SCIC, đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm chậm tiến trình cổ phần hóa và tái cơ cấu tập đoàn,


tổng công ty nhà nước. Với các địa phương, việc bàn giao DNCVNN sau cổ phần hóa về cho SCIC chậm do việc bàn giao sẽ dẫn đến việc mất nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương cũng như mất đi công cụ và nguồn tài chính để thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chưa thực hiện được hoạt động đầu tư theo ngành lĩnh vực then chốt, tư nhân chưa làm được hoặc không muốn làm, những ngành lĩnh vực tạo động lực có sức lan tỏa lớn, chiến lược đầu tư phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, SCIC mới chủ yếu đầu tư hiện hữu tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao khi có nhu cầu tăng vốn, hoạt động chủ yếu của SCIC là quản lý các doanh nghiệp tiếp nhận thực hiện vai trò cổ đông đại diện chủ sở hữu nhà nước, nguồn nhân lực và cán bộ quản lý các doanh nghiệp còn nhiều bất cập trong việc tham gia quản trị doanh nghiệp, chủ yếu tập trung bán vốn nhà nước khi tiếp nhận.

Nguồn tiền từ bán vốn nhà nước, cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới DN từ các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước được chuyển giao về cho SCIC số dư đến 30/6/2016 còn 33.529 tỷ chưa được quản lý và sử dụng hiệu quả, trong thời gian quan, nguồn tiền này hỗ trợ tích cực trong mất cân đối và thâm hụt ngân sách, tình trạng này còn kéo dài nguy cơ nguồn quỹ sẽ không còn để dành cho tái đầu tư vào doanh nghiệp và đầu tư phát triển của quốc gia; việc sử dụng quỹ này cho chi thường xuyên của chi ngân sách, thực chất là “bán tài sản cho tiêu dùng”.


Bảng 3.2: Kết quả hoạt động của SCIC giai đoạn 2010 – 2020


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ

tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2020

Doanh thu

chính

2.809

3.774

3.897

5.237

6.944

10.763

10.621

7.437

7.909










Tổng

doanh thu

2.818

3.779

3.906

5.248

6.948

10.768

10.684

7.443

8.494










Lợi nhuận trước

thuế

2.448

3.263

4.573

5.071

5.776

8.888

7.944

6.663

6.542










Lợi

nhuận sau thuế

2.282

2.930

3.960

4.571

5.303

8.052

7.280

6.360

6.227










Tổng

tài sản

2.603

3.334

62.386

66.329

0.988

3.412

65.934

60.905

63.480










Vốn

chủ sở hữu

21.715

4.593

7.705

30.163

1.339

4.874

38.006

39.386

60.747










Vốn điều

lệ

5.000

19.000

19.000

19.000

19.000

19.709

21.886

21.906

21.906










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn: [141]

3.2.2.2 Giai đoạn từ tháng 9/2018 đến nay

Mô hình hỗn hợp của giai đoạn này: Với việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, nắm giữ phần lớn vốn nhà nước tại các


DNCVNN, phần vốn còn lại của các DNCVNN được giao cho các bộ ngành địa phương thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước.

3.2.2.2.1 Những vẫn đề chung

Mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Chính phủ đã thành lập và chính thức đưa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đến ngày 29/9/2018, Chính phủ đã quyết định ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Nghị định này, 19 tập đoàn, tổng công ty do các Bộ, ngành quản lý trước đây được chuyển giao về Ủy ban. Một số ít Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục quản lý các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật hiện hành; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quản lý vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp đặc thù (VAMC) để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của quản lý nhà nước trong thực hiện cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các TCTD. Đồng thời, không để cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp về cùng một đầu mối quản lý nhằm tránh rủi ro và đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng, cho vay theo kinh nghiệm quốc tế. Bộ quản lý ngành tiếp tục quản lý các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và các tổ chức kinh tế, tài chính đặc thù phục vụ công tác quản lý của các Bộ (Bộ Tài chính: DATC). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục quản lý công ty xổ số và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an sinh xã hội địa phương. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện vai trờ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.

Về cơ chế vận hành: Ủy ban hoạt động theo mô hình cơ quan nhà nước.


Về chức năng nhiệm vụ: thực hiện của quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Nắm giữ hơn 70% vốn nhà nước hiện có tại các DNCVNN.

Về vị trí, chức năng của Ủy ban: Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ và quy định của Luật số 69/2014/QH13 về cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN “là cơ quan thuộc Chính phủ; được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật”. Ủy ban là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương.

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

Hình 3.4: Mô hình tổ chức bộ máy của Ủy ban quản lý vốn nhà nước



ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

BỘ QUẢN LÝ NGÀNH

Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước

-

Công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty quan trọng thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc chi phối lâu dài

SCIC

Thực hiện quyền quản lý, giám sát nhà nước

Công ty con

Công ty con

Các DN còn lại được chuyển giao từ Bộ, UBND cấp tỉnh


CHÍNH PHỦ

(Chủ sở hữu nhà nước)


Về hoạt động: Ủy ban có 03 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn:

Một là, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật số 69/2014/QH13 về cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm: Giúp Chính phủ thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 40 Luật số 69/2014/QH13; giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 40 Luật số 69/2014/QH13; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với DNCVNN và phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật số 69/2014/QH13.

Hai là, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định số 10/2016/NĐ-CP về cơ quan thuộc Chính phủ.

Ba là, nhiệm vụ và quyền hạn về chiến lược, chương trình, kế hoạch của Ủy ban. Đây là nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban vừa với vai trò của một cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa với vài trò của một cơ quan thuộc Chính phủ.

Các nhiệm vụ cụ thể: Về chiến lược, chương trình, kế hoạch, Ủy ban xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chương trình, kế hoạch hoạt động dài hạn, năm năm và hằng năm, các dự án quan trọng của Ủy ban; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Ủy ban xây dựng trình Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành.

Giúp Chính phủ thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 40, 41 Luật số 69/2014/QH13; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như: Điều lệ, vốn điều lệ của doanh nghiệp. Thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản DN theo đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được phê duyệt. Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp. Bổ nhiệm, bổ nhiệm

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí