lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên của doanh nghiệp. Quyết định chủ trương hoặc phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu:Với tư cách là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Ủy ban có nhiệm vụ và quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.Việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ này phải thông qua người đại diện vốn nhà nước do Ủy ban cử hoặc bổ nhiệm. Trên nguyên tắc đó, dự thảo quy định về mối quan hệ giữa Ủy ban và người đại diện vốn nhà nước căn cứ Điều 43 Luật số 69/2014/QH13.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban với vai trò của cơ quan thuộc Chính phủ: Ủy ban tổ chức thực hiện công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do Ủy ban quản lý. Ủy ban lập dự toán ngân sách hằng năm, và 3 năm để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Ủy ban. Thực hiện quản lý tài chính, kế toán theo quy định.
Trách nhiệm của Ủy ban: Việc đầu tư, quản lý vốn nhà nước phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà
nước tại doanh nghiệp. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định về kết quả, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN do Ủy ban được giao quản lý. Lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Ủy ban theo quy định. Giải trình, trả lời chất vấn cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, quản lý sử dụng vốn nhà nước tại DN.
Lãnh đạo Ủy ban: Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định pháp luật. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban.Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban: Nghị định quy định Ủy ban có 09 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin; Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng.
Phạm vi quản lý doanh nghiệp: Các Bộ, địa phương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp về Ủy ban và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), trong đó: Ủy ban là cơ quan đại diện chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn và cả SCIC theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. SCIC nhận chuyển giao các doanh nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển giao từ các Bộ, địa phương. Đối tượng không thuộc diện chuyển giao là những DN phục vụ nhiệm vụ quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính; DN thuộc Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công ty xổ số của địa phương và các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật. Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, bao gồm SCIC và 18 tập đoàn, tổng công ty lớn
Có thể bạn quan tâm!
- Đồ Thị Về Mức Độ Tăng Tổng Tài Sản 2012 - 2019 So Với Gdp
- Thực Trạng Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam Giai Đoạn 1995-2020
- Mô Hình Của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (Scic)
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam
- Định Hướng, Mục Tiêu Phát Triển Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam
- Nhiệm Vụ Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Đến 2030
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
chuyển giao từ Bộ Công thương (6 doanh nghiệp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (5 doanh nghiệp), Bộ Giao thông vận tải (5 doanh nghiệp), Bộ Thông tin và Truyền thông (2 doanh nghiệp).
Về mối quan hệ giữa Ủy ban với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Về quản lý doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật. Ủy ban thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Ủy ban chủ trì phối hợp lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với DNCVNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo quy định pháp luật. Ủy ban chấp hành và tuân thủ hoạt động giám sát kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
3.2.2.2.2 Kết quả đạt được, hạn chế
Kết quả đạt được: Ủy ban ra đời đã hiện thức hóa mục tiêu tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành. Tập trung phần lớn vốn nhà nước (hơn 70% vốn nhà nước) về Ủy ban tập trung thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban đã tiếp nhận và quản lý 19 tập đoàn, Tổng công ty nhà nước bao gồm cả Tổng công ty công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Đã cơ bản ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy và bắt đầu thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp như phê duyệt kế hoạch hàng năm của các doanh nghiệp thuộc ủy ban, kiện toàn nhân sự một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, phê duyệt đầu tư, chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa,…
3.3. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2020
3.3.1. Kết quả đạt được của mô hình chủ sở hữu nhà nước
Thứ nhất, quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp có vốn nhà nước từng bước được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Nhà nước tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý, điều hành vĩ mô, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước hạn chế can thiệp hành chính trực tiếp vào DNCVNN; phân biệt rõ hơn chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước với chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là chủ sở hữu, nhà đầu tư thông qua người đại diện chủ sở hữu và hợp tác với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN đã căn bản được phân định rõ ràng, đã có cơ quan chịu trách nhiệm chính hoặc cơ quan đầu mối thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên DNCVNN. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty cũng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu, quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả, báo cáo chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm.
Thứ ba, đã phân định rõ hơn nội dung quản lý nhà nước và nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN; cơ chế phân công, phân cấp tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước dần được hoàn thiện, xác định rõ và phù hợp hơn quyền và trách nhiệm của từng chủ thể quản lý DNCVNN. Chính phủ ban hành cơ chế và các quy định về hoạt động của DNCVNN trong phạm vi quyền chủ sở hữu nhà nước. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và người đại diện chủ sở hữu đã chủ động trong thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước được phân công, phân cấp, góp phần bước
đầu nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Chủ sở hữu, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và các cơ quan quản lý đối với DNCVNN được chú trọng hơn, tạo chuyển biến nhất định về nhận thức và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, người đại diện vốn nhà nước trong quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; từng bước khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý, giám sát đối với DNCVNN. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng của các DNCVNN.
Thứ tư, từ năm 2018, khi thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phần lớn vốn nhà nước tại DNCVNN (hơn 70%) đã được giao cho Ủy ban quản lý tập trung vào một đầu mối, phần vốn còn lại ở các bộ ngành, địa phương. Sau 03 năm hoạt động, Ủy ban quản lý vốn nhà nước bước đầu đã thực hiện triển khai mô hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước vừa tập trung vừa phân tán dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước cho phần vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước với số vốn được giao quản lý trên 70% vốn nhà nước hiện có tại DNCVNN trên cả nước.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Về mô hình chủ sở hữu:
Còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, có giai đoạn áp dụng mô hình phân tán, có giai đoạn áp dụng mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán), nhưng khi áp dụng được một thời gian lại chuyển qua mô hình phân tán (Nghị định 99/2012), đến 9/2018 thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì lựa chọn mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán).
Chưa tách biệt chức năng chủ sở hữu với các chức năng quản lý của nhà nước; bộ máy và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu chưa chuyên trách,
chuyên nghiệp làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các quyết định chủ sở hữu, gây khó khăn cho đổi mới quản trị DNCVNN.
Mặt khác hoạt động của các bộ ngành còn lẫn lộn chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước, nhiều văn bản chỉ đạo không rõ là quản lý nhà nước hay thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của cơ quan đó. Bộ máy quản lý nhà nước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ ngành thường thiên về quản lý doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhiều hơn là quản lý nhà nước, việc quản lý nhà nước ít được chú trọng. Các bộ ngành khi ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế cho ngành với vai trò quản lý nhà nước lại lồng ghép các lợi ích của các doanh nghiệp thuộc bộ ngành tạo sự không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Cơ chế vận hành:
Việc thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ chủ sở hữu vẫn còn chưa tập trung, thống nhất, bị chia cắt, chức năng chủ sở hữu nhà nước do nhiều cơ quan thực hiện; phân tán đầu mối chịu trách nhiệm vừa làm giảm hiệu lực quản lý, vừa không rõ trách nhiệm giải trình như: Bộ chủ quản quản lý doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh, Bộ Tài chính về vốn và hiệu quả tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về lao động và tiền lương, Bộ Nội vụ về nhân sự, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chiến lược phát triển trung dài hạn, về công tác đảng thuộc Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương…, Quyết định của chủ sở hữu vẫn phải qua nhiều thủ tục, kéo dài về thời gian, làm giảm hiệu lực quyền chủ sở hữu, vừa làm hạn chế quyền tự chủ và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự chống chéo nhiều cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp dẫn đến tình trạng khi có sự việc xẩy ra thì không rõ và không quy được tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính.
Cơ chế phối hợp còn lúng túng, hiệu quả thấp trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN; một số doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà
nước về quản lý vốn, đầu tư, làm thất thoát t,ài sản của Nhà nước nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, xử lý do những bất cập từ cơ chế quản lý của chủ sở hữu. Có sự chồng lấn trong việc phân cấp giữa các Bộ, ngành về kế hoạch 5 năm giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý ngành.
Việc chưa phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ bất cập, không phù hợp trong các cam kết gia nhập WTO là Nhà nước phải đối xử bình đẳng giữa DNCVNN và doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Về nguồn lực thực hiện mô hình:
Một số Bộ, “cơ quan chuyên trách” Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý nhiều doanh nghiệp, nhưng chưa có nguồn lực, bộ máy và con người tương xứng để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước. Việc thực hiện chức năng quản lý và giám sát còn hạn chế. Cơ chế, chế tài và công cụ kiểm tra, kiểm soát còn thiếu. Còn lúng túng, chưa nắm rõ quy trình, cách thức trong triển khai một số quyền, đặc biệt là trong việc phê duyệt chiến lược phát triển, danh mục dự án đầu tư phát triển nhóm A, B hằng năm, phê duyệt báo cáo tài chính của các DNCVNN, phê duyệt chủ trương vay, cho vay, đầu tư, mua bán tài sản...., bộ máy và cán bộ quản lý không chuyên nghiệp, nhiều Lãnh đạo của DNCVNN, DNCVNN chi phối được cử từ các bộ ngành có kinh nghiệm quản lý nhà nước những thiếu nhậy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc thực hiện một số quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước chưa được triển khai đầy đủ. Kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu còn mang tính hình thức, có nơi, có lúc bị buông lỏng. Một số nội dung giám sát bị phân tán theo lĩnh vực hoạt động, quản lý của các cơ quan có liên quan. Thông tin để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp còn thiếu, chưa cập nhật, có loại thông tin chưa bảo đảm tính chính xác. Chế độ tiếp nhận báo cáo, xử lý thông tin của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu còn hạn chế. Tình trạng quá
nhiều cơ quan cùng thanh tra, kiểm tra vào một doanh nghiệp và có những nội dung trùng lắp gây cản trở cho hoạt động của DNCVNN.
Cơ chế người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp hiện vẫn còn nhiều điểm chưa được quy định cụ thể, chưa tạo động lực cho họ bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN. Do người quản lý DNCVNN trước khi chuyển đổi, cổ phần hóa được xác định thuộc công chức nhà nước, nhưng cho tới nay vẫn chưa có văn bản pháp luật xác định cụ thể vị trí của họ sau khi chuyển đổi, cổ phần hóa. Vì vậy, những vấn đề liên quan như quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đại diện; cơ chế tạo động lực, ràng buộc trách nhiệm; chế độ hưu trí, chế độ đãi ngộ khi người đại diện thôi làm người đại diện theo uỷ quyền tại doanh nghiệp…. Mặt khác, người đại diện thường có các lợi ích từ chính doanh nghiệp do họ làm đại diện, nên bị xung đột lợi ích giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của chủ sở hữu nhà nước. Đây cùng chính là hạn chế tất yếu khách quan của quy luật thông tin bất cân xứng. Cần phải có quy định rõ rang quyền và trách nhiệm, cùng như chế tài xử lý khi lạm dụng quyền của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Thực tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải có một đầu mối tập trung phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào một đầu mối để chuyên môn hóa chức năng đại diện chủ sở hữu với quyền hạn, tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, Chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm rõ ràng, giao quyền gắn với kiểm soát quyền lực. Chịu trách nhiệm đến cùng trong việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của DNCVNN, sự thiếu trách nhiệm trong quản lý DNCVNN, sự đầu tư công dàn trải không hiệu quả thông qua kênh DNCVNN đã làm giảm uy tín sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước và xói mòn lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của DNCVNN và sự quản lý yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNCVNN.
Hạn chế của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: