Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam


Về mô hình: Mô hình của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN là mô hình tập trung dưới dạng cơ quan nhà nước, nhưng mới chỉ nắm giữ hơn 70% vốn nhà nước trong tổng số vốn nhà nước tại các DNCVNN. Vẫn còn 30% vốn nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương. Do vậy, chưa tách bạch hoàn toàn chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chưa tập trung hoàn toàn phần vốn nhà nước có tại các DNCVNN.

Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ:

- Chưa được giao quản lý nguồn vốn từ cổ phần hóa và thoái vốn DNCVNN, lợi nhuận để lại để có nguồn lực thực mục tiêu đến 2030 nêu trong Nghị quyết 12-NQ/TW “Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”.

- Ủy ban chưa thực hiện đầy đủ quyền của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như: chậm phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu (Ủy ban) do thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên ngành (trước đây các Bộ chuyên ngành có ưu thế để thực hiện chức năng này). Đây cũng là bất cập khách quan của mô hình tập trung; nhiều vấn đề của doanh nghiệp chưa được giải quyết kịp thời làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; mục tiêu thoái vốn các doanh nghiệp không cần nắm giữ chi phối đến năm 2020 không hoàn thành; việc xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ (9/12 dự án thua lỗ của ngành công thương do Ủy ban quản lý) và các tập đoàn, tổng công ty thua lỗ (như Vinalines, Tổng công ty cà phê….) không thể thực hiện được như kế hoạch đề ra phải giải quyết xong đến năm 2020.

Khó khăn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về kế hoạch chiến lược, các dự án đầu tư, dự án nhóm A,B),

….Việc tiếp nhận 2 Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất, Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 02 Tập đoàn này thay chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của Bộ Công thương, trong đó có 9 dự án/12 dự án thua lỗ của ngành công thương (PVN: 05 dự án (NM Xơ sợi Đình Vũ,


NM nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, NM nhiên liệu sinh học Phú Thọ, NM nhiên liệu sinh học Bình Phước, CTy tầu thủy Dung Quất); Tập đoàn Hóa chất: 04 dự án (Nm Đạm Ninh Bình, NM Đạm Hà Bắc, NM phân bón số 2 - Lao Cai, NM Đạm số 1 - Hải Phòng). Ngoài 9 dự án thua lỗ, một số Tập đoàn, tổng công ty chuyển giao về Ủy ban thua lỗ 4/19 tập đoàn, tổng công ty như: Tập đoàn hóa chất (lỗ phát sinh 2017: 287 tỷ đồng, lũy kế đến 2017: 1.968 tỷ đồng), Tổng công ty Cà phê VN (lũy kế đến 2017: 45 tỷ đồng), Tổng công ty lương thực Miền Nam (lỗ phát sinh 2017: 142 tỷ đồng, lũy kế đến 2017: 1.094 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (lỗ lũy kế đến 30/6/2018: 3.254 tỷ đồng) [141]. Đây là những thách thức rất lớn đối với Ủy Ban khi thực hiện chức năng đại diện Chủ sở hữu nhà nước phải xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, 09 dự án thua lỗ, kém hiệu quả từ nay đến 2020 theo mục tiêu của Đảng và Chính phủ đề ra.

Về cơ chế vận hành:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban hiện nay chưa có những cơ chế “đặc thù”, cần làm rõ tính chất đặc thù của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm; bộ máy, cán bộ tinh gọn, hiệu quả [15]. Địa vị pháp lý của Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, không phải là cơ quan ngang bộ, do đó vị thế của Ủy ban trong việc làm việc với các bộ ngành còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với sứ mệnh của Ủy ban và khối tài sản do Ủy ban đang nắm giữ; lương và thu nhập của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty phải gắn với hiệu quả hoạt động công việc.

Chưa có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bộ chuyên ngành kỹ thuật khi tham gia thẩm định các dự án đầu tư (nhất là các dự án nhóm A, B), dẫn đến Ủy ban rất lúng túng, thậm chí không dám phê duyệt hoặc chậm chễ, trì hoãn các dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 16

Về nguồn nhân lực:

- Đội ngũ cán bộ ít có kinh nghiệm thực tiễn, yếu về năng lực để có thể


thực hiện ngay trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Cơ chế tiền lương, thu nhập của cán bộ Ủy ban, người đại diện vốn và các chức danh quản lý của các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều bất cập (lương lãnh đạo cao nhất Tập đoàn, Tổng công ty theo quy định hiện nay không vượt quá 36 triệu), cơ chế hiện nay Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, mức lương và thu nhập như công chức nhà nước của cơ quan thuộc Chính phủ chưa gắn thu nhập và khuyến khích tạo động lực của cán bộ của Ủy ban với nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cơ chế người đại diện quản lý vốn nhà nước (Quy định hiện nay, cán bộ công chức không được kiêm nhiệm các các chức danh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp); cán bộ công chức không được đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (quy định này Ủy ban sẽ khó tinh gọn được bộ máy, quá trình hoạt động sẽ nắm không sâu xát, khó nắm được thực chất hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty,…). Công tác nhân sự đối với các tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban còn nhiều bất cập, chậm kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của các tập đoàn tổng công ty, chưa kịp thời bổ sung và bổ nhiệm nhân sự vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp. Mặt khác công tác nhân sự đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban với Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, khi Quy định số 69 QĐ/TW của Ban Bí thư quy định bầu Bí thư trước khi bổ nhiệm người đúng đầu doanh nghiệp (Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV).

Mặt khác, nguồn nhân lực của Ủy ban hiện nay rất hạn chế do cơ chế của Ủy ban phải tổ chức bộ máy tinh gọn trong khi phải quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty ở rất niều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Hơn nữa, việc tuyển dụng không được làm tăng biên chế, nên hầu hết cán bộ chủ chốt là công chức từ các bộ, ngành chuyển sang, đội ngũ cán bộ này đang làm “hành chính hóa” Ủy ban, trong khi mô hình Ủy ban rất hỗn hợp vừa quản lý nhà nước, vừa hoạt động như một doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư đòi hỏi kiến thức sâu về kỹ thuật chuyên ngành, độ nhậy bén của thị trường, khả năng phân tích đánh giá, dự báo phát triển ngành trong tương lai, nguồn vốn…. Để đưa ra các


quyết định đúng đắn về chiến lược phát triển và đầu tư. Sau những vụ tham nhũng tại Mobiphone, đầu tư kém hiệu quả của Vinashin…., đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu các doanh nghiệp có tâm huyết cho sự phát triển của doanh nghiệp, vừa có tâm, đủ tài lại càng thiếu hơn bao giờ hết. Đây cũng là hệ lụy tất yếu của những người đại diện chủ sở hữu/giám đốc nếu cơ chế không minh bạch rõ ràng và thiếu sự kiểm tra giám sát như đã phân tích ở phần lý thuyết “người đại diện chủ sở hữu”.

Có thể nói, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, phê duyệt, giám sát thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh tại 19 tập đoàn, Tổng công ty đã tiếp quản; phê duyệt các dự án đầu tư khi thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyên ngành, vấn đề nhân sự có chất lượng, có kinh nghiệm theo ngành và lĩnh vực, có năng lực để đáp ứng với yêu cầu quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước, giải quyết các tồn tại các dự án kém hiệu quả, các tập đoàn tổng công ty thua lỗ, quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, bán vốn đang rất chậm hiện nay.

Nguyên nhân khách quan: Quy mô và phạm vi của DNCVNN ở Việt Nam còn rất lớn, mặt khác cũng chưa có mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN áp dụng cho các nước đang phát triển.

Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân cơ bản của những yếu kém trên đây có nguồn gốc từ việc Nhà nước đã đầu tư quá lớn vào các các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty, DNNN quy mô lớn, vượt quá năng lực quản lý sử dụng của chính các tập đoàn, doanh nghiệp này cũng như khả năng giám sát của Nhà nước. Để giải quyết vấn đề, cần thu hẹp phạm vi hoạt động, số lượng đầu mối, tăng về quy mô của DNCVNN bên cạnh đó đổi mới, hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước, nâng cao hiệu quả của quản lý và giám sát đối với DNNN.


3.3.3. Những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Cần tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành, địa phương đang thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các DNCVNN của UBND TP Hà Nội và Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước; mỗi bộ ngành và địa phương chỉ tập trung vào một đầu mối chủ sở hữu nhà nước (tổ chức hoặc doanh nghiệp). Hiện nay, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới quản lý tập trung hơn 70% vốn nhà nước trên tổng số vốn nhà nước tại các DNCVNN của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn. Phần còn lại 30% vốn nhà nước vẫn đang phân tán tại các bộ, ngành, địa phương và chưa kể các ngân hàng thương mại có cổ phần vốn nhà nước.

Thứ hai, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang bộc lộ những thách thức, hạn chế, tồn tại trong hoạt động và thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước, nhân sự, phê duyệt chiến lược, đầu tư, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hàng, nguồn nhân lực. Do đó, cần khắc phục những tồn tại hạn chế của mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước hiện nay, cụ thể như:

- Cần nghiên cứu trong mô hình tổ chức hoạt động của Ủy ban có Hội đồng đầu tư, Hội đồng chiến lược có sự tham gia của Lãnh đạo các bộ ngành kinh tế kỹ thuật, cùng với tổ giúp việc cho Hội đồng, các chuyên gia, thành viên độc lập của Hội đồng với quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng trong các quyết định đầu tư đảm bảo tính tập trung dân chủ, độc lập, khách quan, công khai, minh bạch theo đúng cơ chế thị trường trong các quyết định đầu tư như mô hình Temassek của Xing-ga-po có Ủy ban đầu tư, Ủy ban nhân sự,… các Ủy ban này đã tham mưu cho Lãnh đạo Temasek quyết định các vấn đề quan trọng về chiến lược phát triển, đầu tư, tuyển dụng nhân sự.

- Vấn đề nhân sự là vấn đề cốt lõi phát triển doanh nghiệp, do vậy việc


tuyển dụng công khai minh bạch, thực sử tuyển dụng và quy hoạch được đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp có tính chất quyết định do đó cần nghiên cứu trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban có Hội đồng nhân sự với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, thành viên độc lập, chuyên gia như Hội đồng nhân sự của mô hình Temasek; cơ chế đãi ngộ lương, thưởng gắn với hiệu quả công việc.

- Ủy ban cần nghiên cứu thành lập các quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư quốc gia để thực hiện đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và lợi nhuận để lại của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (dự kiến nguồn này khoảng10 tỷ USD/năm) để tạo sự phát triển cho nền kinh tế của ngành công nghiệp 4.0 trong ba thập niên tới.

- Phân tách chức năng quản lý nhà nước đối với 2 loại hình doanh nghiệp: Chiến lược - nắm giữ lâu dài và ngắn hạn – nắm giữ linh hoạt vì mục tiêu lợi nhuận, nâng cao quản trị, minh bạch, niêm yết, thu gọn đầu mối để hình thành tổ chức quản lý cho phù hợp. Từ đó hình thành quỹ đầu tư tương ứng hoặc các tập đoàn tương ứng với mỗi loại hình và yêu cầu quản lý khác nhau.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM‌


4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Tình hình chính trị - an ninh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, sự gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc đang tạo ra bất ổn rất lớn về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, thiếu bền vững, nhất là tác động của đại dịch Covid 19 sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế bị ảnh hưởng bởi những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa thực dụng, chính sách bảo hộ mậu dịch gia tăng ở nhiều quốc gia. Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ tăng trưởng trung bình 3,2%/năm trong giai đoạn 2025 – 2035, sự trỗi dậy của Trung quốc với nhiều dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 nhất là khi có biến chủng Delta, Omicron tình hình kinh tế thế giới đã có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chuyên gia dự báo thế giới sẽ phải sống chung với covid19 như một dạng cúm mùa, vacxin sẽ phải chích ngừa hàng năm, khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục kéo dài 3 năm thậm trí là 5 năm tới mới bước vào giai đoạn phục hồi.

Xu hướng hội nhập và các hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ dần thay thế và giữ vai trò chủ đạo trong hội nhập quốc tế. Xu hướng hội nhập sẽ càng đòi hỏi sự công khai, minh bạch, bình đẳng, hoạt động theo cơ chế thị trường và cam kết của Chính phủ các nước không can thiệp, hỗ trợ từ nhà nước đối với khu vực DNCVNN và đổi mới, cổ phần hóa đối với DNCVNN.


Xu hướng các nước phát triển đang hướng tới đổi mới mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN từ mô hình phân tán, mô hình hỗn hợp sang mô hình tập trung nhất là các nước trong khối OECD. Xu hướng các nước thu hẹp dần khu vực DNCVNN tập chung vào lĩnh vực an ninh, quốc phòng, dịch vụ công cộng, chiến lược quốc gia, tư nhân hóa vẫn là xu hướng chủ đạo để cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN. Các nước tập trung nâng cao hiệu quả DNCVNN thông qua đổi mới mô hình chủ sở hữu nhà nước, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của DNCVNN.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Ở trong nước, sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, thoát khỏi khủng hoảng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Theo báo cáo 2035, nếu kịch bản tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 90% thì khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ đóng góp đến 80% GDP, phần còn lại là khu vực công khoảng 20%.

Thời gian tới là thời kỳ nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO;,. Đối với DNCVNN, Nhà nước không chỉ giảm số lượng và đầu tư vào DNCVNN đồng thời tăng cường quản trị DNCVNN còn lại, mà còn chấm dứt ưu đãi cho DNCVNN cũng như các DN tư nhân thân hữu.

Đại dịch Covid19 đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam rất nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những thách thức chưa từng có từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế. Trong giai đoạn từ này đến 2025 nếu Việt Nam tiêm vacxin đạt miễn dịch cộng đồng vào năm 2022, có thể mở cửa lại nền kinh tế

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí