Thực Trạng Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam Giai Đoạn 1995-2020


và tiếp tục tăng trong thời gian tới để hướng tới áp dụng chuẩn Base II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN về đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nhằm giữ mức xếp hạng tín nhiệm hiện tại của các NHTM có vốn Nhà nước.

Về chất lượng tài sản: giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, giảm nợ xấu, đến cuối năm 2019 dư nợ nhóm 2 là 66.520 tỷ đồng chiếm 1,7 tổng dư nợ, tăng 1.002 tỷ đồng (1,5%) so với cuối năm 2018. Tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) là 53.654 tỷ đồng giảm 1,163 tỷ đồng (-2,1%) so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay ở mức 1,37%. Tổng số nợ xấu của các NHTM Nhà nước được xử lý trong năm 2019 (thông qua các hình thức: khách hàng trả nợ, bán phát mại tài sản; trích lập dự phòng) đạt 62.862 tỷ đồng, giảm 28.368 tỷ đồng (31,09%) so với cuối năm 2018. Trong đó, sử dụng phòng rủi ro năm 2019 là 44.996 tỷ đồng, giảm 14.061 tỷ đồng (-23,8%) so với cuối năm 2018. Trích lập dự phòng là 56,670 tỷ đồng, vượt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước giao cho các ngân hàng trong năm 2019 [63].


Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của Ủy ban quản lý vốn nhà nước năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, hộp số 6:

Hộp số 6. Hiệu quả hoạt động của các DNCVNN thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2016 – 2020

Đến 31/12/2020, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý và đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có 13 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 6 tập đoàn, tổng công ty có cổ phần, vốn góp chi phối. với số vốn điều lệ là 685 nghìn tỷ.

Kết quả sản xuất kinh doanh theo báo cáo hợp nhất năm 2020, tổng doanh thu của 19 doanh nghiệp ước đạt 1.223.323 tỷ đồng, năm 2019 là


1.466.104 tỷ đồng (chiếm khoảng 82% doanh thu của DNCVNN); lợi nhuận trước thuế có 14/19 tập đoàn, tổng công ty (05 tập đoàn, tổng công ty thua lỗ) có lợi nhuận trước thuế đạt 54.600 tỷ đồng, giảm 50,39% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 110.068 tỷ đồng); tổng nộp ngân sách của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 190.112 tỷ đồng, giảm 12,69% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 217.749 tỷ đồng – chiếm 55% so với tổng nộp NSNN của DNCVNN).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Giai đoạn 2016-2020 theo báo cáo hợp nhất: Tổng doanh thu tập đoàn, tổng công ty đạt 6.280.882 tỷ đồng (bình quân đạt 1.256.176 tỷ đồng/năm). Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 442.619 tỷ đồng (bình quân 88.523 tỷ đồng/năm), thuế nộp NSNN đạt 978.251 tỷ đồng (bình quân 195.650 tỷ đồng) [64].

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 13


Về hạn chế, yếu kém của DNCVNN: Thời gian qua nhiều dự án, công trình đầu tư lớn ở trong nước và ngoài nước thua lỗ; Chỉ tính riêng 12 dự án đầu tư lớn của ngành Công thương hiện nay (Sơ sợi Đình Vũ, Etanol Quảng Ngãi, Etanol Bình Phước, Gang thép Lào Cai, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Phân bón DAP1 Hải Phòng, Phân bón DAP2 Lào Cai, Đóng tàu Dung Quất, Etanol Phú Thọ, Gang thép Thái Nguyên, Bột giấy Phương Nam) đang dừng thi công, ngừng hoạt động hoặc thua lỗ có lỗ lũy kế đến 31/12/2016 khoảng 14,5 nghìn tỉ đồng, kém hiệu quả, âm vốn chủ sở hữu; dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, dưới công suất thiết kế; nhiều dự án đầu tư dở dang, chậm tiến độ, kéo dài (thậm chí đến hơn 10 năm), đội vốn phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến làm tăng giá thành sản xuất, sản phẩm có sức cạnh tranh thấp; phát sinh tranh chấp hợp đồng, chưa được quyết toán vốn đầu tư; cũng có nhiều dự án gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm [25]. Tình trạng vay nợ và khả năng thanh toán của một số DNCVNN rất đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp trên 03 lần. Tình hình tài chính của nhiều


doanh nghiệp nhà nước không lành mạnh và rất phức tạp; một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, tiềm ẩn rủi ro cao. Nhiều DNCVNN, nhất là một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải, kinh doanh đa ngành, đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, nhất là trong lĩnh vực nhiều rủi ro (bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng,…) kém hiệu quả. Trong khi đó, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNCVNN chậm, chưa được triển khai quyết liệt và đạt kết quả thấp. Nhiều DNCVNN lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, nên đã và đang tạo ra các sản phẩm chất lượng thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, DNCVNN và dự án đầu tư kém hiệu quả, nợ nần, thua lỗ, thất thoát, không thể phục hồi. DNCVNN chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNCVNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư.

3.2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2020

3.2.1. Thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình phân tán

3.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995

Mô hình chủ sở hữu nhà nước: Trước khi có Luật DNNN năm 1995, DNNN hoạt động theo Quyết định số 332-HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với DNNN. Thời gian này, chức năng chủ sở hữu nhà nước không được phân định cụ thể, rõ ràng. Các Bộ chủ quản thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước từ khâu thành lập, quản lý, quyết định mục tiêu và giao kế hoạch, quyết định vấn đề nhân sự và trực tiếp giao vốn, đầu tư vốn, bổ sung vốn, phê duyệt báo cáo tài chính... và xử lý các vấn đề không thuộc thẩm quyền của DNNN.


Vận hành Mô hình: Bộ chủ quản (Bộ quản lý chuyên ngành)/UBND các địa phương thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN phối hợp với các Bộ khác theo phân cấp, phân quyền của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Bộ máy thực hiện: Cán bộ của các Bộ quản lý ngành, địa phương được theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNNN như: quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, duyệt quyết toán, quyết định bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ lãnh đạo DNNN.

3.2.1.2. Giai đoạn từ 2012 đến 9/2018

Sau những đổ vỡ của Vinashin, Vinalines và các dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp lại chuyển sang mô hình “phân tán” về cơ bản lại giao lại cho các bộ, ngành, địa phương quản lý thay cho mô hình “tập trung” việc các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc trực tiếp Chính phủ.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Giai đoạn này Việt Nam áp dụng “mô hình phân tán” đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được giao cho bộ chủ quản và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP).

Mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP):


Hình 3.2: Mô hình chủ sở hữu nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước


CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC


Giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước

Trực tiếp thực hiện một số quyền/nghĩa vụ của CSH

CHÍNH PHỦ, THỦ

TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phân công, ủy quyền

Thực hiện một số quyền/nghĩa vụ của CSH theo phân công, ủy quyền

BỘ, UBND CẤP TỈNH

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC/TCTY NHÀ NƯỚC ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG

SCIC

Thành viên/cổ đông Thành viên/cổ đông

Công ty con cấp 1

Công ty TNHH Công ty cổ phần

Công ty TNHH Công ty cổ phần

Thành viên/cổ đông

Công ty con các cấp

Công ty con các cấp


Nguồn: [67]

Cơ chế vận hành: Do DNCVNN được tổ chức dưới nhiều hình thức pháp lý, mối liên kết và cấp quyết định thành lập khác nhau nên việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của cơ quan nhà nước trong thực tế hiện nay có sự khác biệt theo loại hình DNCVNN, cả về chủ thể và nội dung thực hiện; cụ thể là:


Đối với DNCVNN 100% vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Với vai trò cổ đông duy nhất của nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định tất cả vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, có sự phân công phân cấp cho Hội đồng quản trị /Hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước trên cơ sở ý kiến tham mưu của các bộ ngành, địa phương. Như, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước về: thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; Điều lệ, các dự án đầu tư , mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của công ty; chấp thuận để Hội đồng thành viên công ty quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu các đơn vị thuộc sở hữu của công ty có vốn góp chi phối.

Đối với DNCVNN 100% vốn nhà nước do Bộ/UBND cấp tỉnh quyết định thành lập: Loại doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện nhiệm vụ công ích; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty nhà nước độc lập, công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường và lâm trường quốc doanh do Bộ/UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với các doanh nghiệp tương đối tập trung, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước như đối với trường hợp DNCVNN 100 % vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Đối với DNCVNN đa sở hữu: Hiện còn rất ít DN đã cổ phần hóa ở các Bộ ngành, địa phương chưa chuyển phần vốn nhà nước về SCIC quản lý. Khác với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN đa sở hữu thông qua cơ chế cử đại diện trực tiếp để thực thi quyền của cổ đông Nhà nước tại Đại hội đồng cổ đông/Hội nghị


thành viên của doanh nghiệp mà không có sự phân công giữa các cơ quan nhà nước.

3.2.2. Thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình hỗn hợp

3.2.2.1 Giai đoạn 1995 đến 2005:

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: là mô hình hỗn hợp mà đại diện chủ hữu nhà nước tại DNCVNN là các bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính, cụ thể:

Giai đoạn từ 1995 đến tháng 10/1999: Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch, nhân sự và các vấn đề vượt thẩm quyền của DNCVNN. Bộ Tài chính (Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN) thực hiện chức năng quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các DNCVNN.

Giai đoạn sau tháng 10/1999: Chính phủ đã tổ chức lại Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN thành Cục Tài chính doanh nghiệp. Trong đó, các Bộ ngành thực hiện chức năng quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính DN trong cả nước, thực hiện một phần chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các DNCVNN.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện toàn bộ chức năng quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các DNCVNN do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. “Mô hình phân tán” đối với loại DNCVNN do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (giai đoạn 2000-2005 sau khi giải thể Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp).

Vận hành Mô hình: Bộ chủ quản (Bộ quản lý chuyên ngành)/UBND các địa phương thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN phối hợp với các Bộ khác theo phân cấp, phân quyền của Chính phủ. Quyền của chủ


sở hữu nhà nước được phân cấp cấp, phân quyền thực hiện theo Luật DNNN năm 1995 và Luật DNNN 2003.

Bộ máy thực hiện: Các Bộ, ngành chủ quản có Vụ được phần công theo dõi, tham mưu về quản lý vốn nhà nước tại các DNCVNN, các địa phương giao cho Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ki Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước bị giải thể, chức năng của Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được giao cho Sở tài chính của địa phương (phòng quản lý doanh nghiệp). Giai đoạn này có sự phối hợp chặt chẽ chủ yếu giữa Bộ chủ quản (chuyên ngành) với Bộ tài chính, ở địa phương là sự tham mưu của Sở tài chính với UBND tỉnh..

3.2.2.2 Giai đoạn 2005-2012

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Mô hình hỗn hợp giai đoạn này có nhiều điểu chỉnh mới so với giai đoạn 1995-2005, cụ thể được thể hiện thông qua việc các tập đoàn, tổng công ty lớn trực thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp còn lại thuộc các bộ ngành và địa phương, Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) (mô hình tập trung dưới dạng doanh nghiệp) được giao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp của các địa phương và các bộ ngành sau cổ phần hóa (các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thực tế SCIC đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN khoảng 5% trên tổng vốn nhà nước tại các DNCVNN). Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại diện chủ sở hữu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và bộ, ủy ban nhân dân tỉnh thành phối đối với doanh nghiệp do các cơ quan này quyết định thành lập;

Cơ chế vận hành: Nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNCVNN, Quốc hội ban hành Luật DNNN năm 2003 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004) thay thế Luật DNNN năm 1995. Luật quy định doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ gọi là công ty nhà nước.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí