Các Nhóm Yếu Tố Tác Động Đến Động Cơ Hành Động


và Làm thế nào để thoát nghèo?... Quá trình chuyển từ chưa biết đến biết hay nhận thức được này không hề đơn giản. Hiển nhiên, quá trình thay đổi này không tự nhiên có được nếu không có những tác động. Những tác động để thay đổi từ chưa biết sang nhận thức đúng là kết quả của quá trình tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức.

Người nghèo sẽ không có những nỗ lực hay hành vi phù hợp đế thoát nghèo nếu như không nhận thức đúng về nghèo đói và cách thức vươn lên nhưng ngay cả khi có nhận thức đúng cũng chưa bảo đảm cho những hành động đúng được thực hiện. Vấn đề đặt ra là người nghèo có thái độ tích cực với giảm nghèo hay không? Người có thái độ tích cực với giảm nghèo là người mong muốn thay đổi, mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn và sẵn sàng hành động vì mục tiêu đó thay vì an phận hoặc thờ ơ, lười biếng. Không ít người mặc dù hiểu rằng họ đang nghèo và biết rằng nếu nỗ lực thực hiện một số công việc thì có thể vượt qua được nghèo đói nhưng vì những thói quen, sở thích khác hoặc chỉ là e ngại nên họ đã không sẵn sàng để thực hiện.

Quá trình tác động để thay đổi thái độ của người nghèo làm cho người nghèo có thái độ tích cực trong giảm nghèo là rất khó và cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố kích thích. Các kích thích này nhằm khuyến khích và tạo những điều kiện thích hợp cho những hành vi mong đợi xảy ra (chất xúc tác). Tuy nhiên, thoát nghèo bền vững không thể đạt được trên cơ sở của một hành vi đơn lẻ mà phải là những hành vi tích cực, diễn ra thường xuyên. Đó chính là lý do để phải có những chiến dịch hỗ trợ cho việc duy trì các hành vi tích cực xảy ra thường xuyên.

Toàn bộ quá trình từ bảo đảm cho nhận thức đúng đến duy trì hành vi tích cực đòi hỏi nhiều nỗ lực, kích thích và những kích thích này phải phù hợp với những đặc điểm, yếu tố mà người nghèo chịu sự ràng buộc như kinh tế-xã hội-văn hoá-tôn giáo-phong tục-tập quán.... Dưới đây là mô hình hoá mang tính lý thuyết về các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động làm cơ sở diễn giải các nhóm yếu tố tác động đến hành vi vươn lên của người nghèo.


Phong tục tập quán hay quy định của nhóm, cộng đồng

Yếu tố văn hóa, lịch sử gắn với tổ chức, cá nhân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


Động cơ của hành động

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 8

Cảm nhận lợi ích của hành vi (A) – Chi phí cảm nhận do việc thực hiện hành vi (B)= Hành động nếu A>B; không hành động nếu B>A


Các thiết chế


Các vấn đề liên quan như kinh tế-xã hội

Các quy định luật pháp của nhà nước (thể chế)

Các quyền lợi và nhu cầu thể hiện khả năng

Nguồn: Stephan Nachuk, 2001 [29](Tham khảo và điều chỉnh)


Hình 1.7: Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động

Mô hình này được lý giải như sau: Với giả định cơ bản đây là mô hình hành vi của một người bình thường, khi đó động cơ hành động sẽ bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí do việc thực hiện hành động đó (kết quả mà hành động đó mang lại). Nguyên tắc so sánh giữa lợi ích và chi phí được sử dụng nhiều trong hoạt động marketing kinh doanh nhưng thông thường chi phí mới chỉ được nhìn dưới góc độ giá cả bằng tiền. Ở đây, cả lợi ích và chi phí đều phải được xem xét đầy đủ với sự cảm nhận của đối tượng (mà việc ước lượng lợi ích và chi phí theo cảm nhận là rất khó). Khi lợi ích cảm nhận từ việc thực hiện hành động lớn hơn chi phí cảm nhận thì động cơ hành động xuất hiện. Chênh lệch này càng lớn thì động cơ càng mạnh. Lập luận này cũng đúng với người nghèo nghĩa là người nghèo sẽ có quyết tâm hành động thoát khỏi nghèo đói nếu kỳ vọng vào kết quả từ những hành động, nỗ lực vươn lên của họ lớn hơn chi phí mà họ phải bỏ ra (chi phí cảm nhận).Như vậy, phải chăng câu hỏi làm thế nào thúc đẩy người nghèo hành động, nỗ lực theo hướng để vươn lên thoát nghèo đã được giải mã?


Thực tế, việc chỉ ra nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng nhưng nếu chỉ dừng ở việc phát hiện ra nguyên tắc tạo ra động cơ hành động thì còn rất chung (mơ hồ) và sẽ khó để lý giải nhiều câu hỏi khác liên quan đến lý do tại sao có những người nghèo với cùng những kích thích như nhau lại không hành động như nhau.

Sẽ rất đơn giản để lý giải hành vi của con người nếu lợi ích và chi phí có cùng đơn vị đo (ví dụ cùng đo lường được bằng tiền) và chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế. Trên thực tế giả định đó không xảy ra. Trong tất cả các giao dịch, trao đổi con người đều chịu ảnh hưởng bởi vô số các nhân tố khác nhau nhưng có thể tóm lược vào các nhóm nhân tố là nhóm nhân tố về văn hoá, phong tục, tập quán, sở thích, nhu cầu, các quy định ràng buộc bởi luật pháp, cộng đồng (nhóm sở thích, hội...), điều kiện kinh tế, xã hội. Đúng vậy, lợi ích cảm nhận và chi phí cảm nhận của con người chịu tác động rất mạnh bởi các xung lực này. Đơn cử là nếu người nghèo ở nông thôn miền núi với phong tục tập quán lạc hậu sẽ không đưa con đến bệnh viện vì họ tin rằng thầy cúng có thể chữa khỏi bệnh cho con họ trong khi ở vùng đồng bằng, thành thị những đứa trẻ mắc bệnh tương tự được khám chữa bệnh tại bệnh viện do cha mẹ chúng hiểu biết về sinh học và niềm tin vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

1.2.4.2. Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tác xã hội

Các nhóm đối tượng tham gia vào giảm nghèo (gọi tắt là đối tác xã hội) là các cá nhân, tổ chức hỗ trợ hoặc tham gia vào giảm nghèo. Các yếu tố giảm nghèo bền vững gắn với nhóm đối tượng này là năng lực quản lý đối với hệ thống chính quyền, tạo thêm cơ hội phát triển, cung cấp phong phú, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản và cải thiện cho việc bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro. Tương tự với nhóm đối tượng trực tiếp (người nghèo), yếu tố năng lực vẫn là yếu tố quyết định đến việc cải thiện hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tại sao có thể nói như vậy? Biện luận một cách logic thì nếu nhận thức, hiểu biết, thái độ và ý chí cán bộ, chính quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan được cải thiện thì hoạt động quản lý, can thiệp hỗ trợ giảm nghèo cũng mang lại kết quả tích cực. Ngược lại, nếu yếu tố năng lực không được cải thiện thì dù tác động đến yếu tố khác như thế nào thì kết quả giảm nghèo sẽ không cao.


Thuật ngữ “đối tác xã hội”-“social partner” thường được dùng ở các quốc gia với thể chế xã hội dân sự, công nghiệp phát triển, đặc biệt là các quốc gia thuộc liên minh châu Âu. Thuật ngữ này dùng để chỉ những cơ quan, tổ chức (đại diện tổ chức) của các hội, liên đoàn, cộng đồng tham gia vào các đối thoại xã hội. Ở Việt Nam, trong một số tài liệu gần đây cũng sử dụng thuật ngữ đối tác xã hội với hàm ý chỉ các cơ quan, tổ chức và cá nhân nói chung có cùng mục tiêu, lợi ích trong một hoạt động mang tính xã hội nào đó. Thuật ngữ “đối tác xã hội” được sử dụng trong nghiên cứu cụ thể này được hiểu là các tổ chức, cơ quan và cá nhân tham gia vào hoạt động thúc đẩy giảm nghèo. Hệ thống các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc đối tác xã hội trong giảm nghèo bao gồm các cơ quan công quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ và đại diện của các cộng đồng, thiết chế xã hội.

Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững đã được luận giải trong phần trước, theo đó để giảm nghèo bền vững đòi hỏi phải bảo đảm bốn trụ cột gồm:

- Năng lực của người dân, chính quyền, cộng đồng và các đối tác xã hội nói chung;

- Cơ hội phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, người dân;

- Bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ công hiệu quả;

- Xây dựng được hệ thống các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn cho người dân.

Việc dẫn giải các trụ cột của giảm nghèo bền vững trên đây nhằm khẳng định rằng không thể đạt được giảm nghèo bền vững nếu chỉ hướng các nỗ lực vào người nghèo mà không thúc đẩy và tạo được chuyển biến tích cực đối với các nhóm ảnh hưởng.

Bốn trụ cột này được nhìn nhận cả từ phía đối tượng người nghèo và từ phía các lực lượng tham gia, hỗ trợ. Người nghèo không thể tiếp cận tốt với dịch vụ xã hội, cơ hội phát triển hay nâng cao năng lực nếu năng lực của chính quyền địa phương không tốt, người nghèo cũng không thể được tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà tài trợ; người nghèo cũng sẽ khó vượt qua rủi ro nếu thiếu sự đoàn kết, trợ giúp trong cộng đồng,... Có thể nói, nếu vai trò của bản thân người nghèo trong cuộc chiến chống đói nghèo là


cơ bản thì vai trò của các lực lượng tham gia, hỗ trợ đóng vai trò tạo môi trường, định hướng và tiếp sức cho nỗ lực của người nghèo. Thiếu các yếu tố môi trường thuận lợi, thiếu định hướng đúng cho người nghèo và thiếu sự hỗ trợ, tiếp sức, người nghèo sẽ không thể vượt qua được đói nghèo.

Để làm rõ hơn vai trò của các lực lượng, đối tác tham gia vào giảm nghèo bền vững, các nội dung sau đây sẽ lý giải mối quan hệ giữa điều kiện để giảm nghèo bền vững với vai trò của các đối tác xã hội theo từng khía cạnh cụ thể.

Tạo môi trường thể chế luật pháp, cơ chế, chính sách tích cực thúc đẩy người nghèo vươn lên

Bài học từ chính chính sách cải cách, đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là minh chứng hùng hồn khẳng định vai trò quan trọng của một hệ thống cơ chế, chính sách thích hợp đối với thành tựu phát triển kinh tế. Liệu hệ thống cơ chế, chính sách hiện nay đã thực sự thúc đẩy người nghèo vươn lên? Thực tế có những cơ chế, chính sách đã không phù hợp hoặc không khuyến khích người nghèo vươn lên, thậm chí một số cơ chế, chính sách có thể còn làm tăng tâm lý trông chờ, ỷ lại của người nghèo (vì nếu thuộc diện nghèo, người dân sẽ được nhà nước bao cấp và hỗ trợ rất nhiều lợi ích). Đề xuất về định hướng nội dung cơ chế, chính sách sẽ được bàn ở phần sau của luận án, trong nội dung này chúng ta xem xét vai trò của các lực lượng trong việc tạo môi trường thể chế chính sách tích cực thúc đẩy người nghèo vươn lên.

Trong một xã hội dân sự, thông thường trách nhiệm xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách nói chung và giảm nghèo nói riêng trước hết thuộc về các cơ quan công quyền, cơ quan dân cử ở các cấp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các cơ quan, lực lượng xã hội khác không tham gia vào việc hoạch định chính sách giảm nghèo. Thực tế, tuỳ mức độ, các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình xây dựng chính sách từ việc nghiên cứu, phát hiện vấn đề tới vận động chủ trương, đường lối rồi thử nghiệm, hoàn thiện chính sách và cuối cùng là tham gia thực hiện chính sách.


Tăng cường điều kiện nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển, giảm nghèo bền vững

Giải quyết bất kỳ vấn đề kinh tế-xã hội nào cũng đòi hỏi cần có sự đầu tư nguồn lực trong đó vấn đề nguồn lực tài chính luôn là bài toán đối với bất kỳ tổ chức nào kể cả với ngân sách của quốc gia. Ở nội dung giảm nghèo, vấn đề nguồn lực tài chính càng cần được giải đáp tốt hơn bởi lẽ nghèo đói là vấn đề kinh tế-xã hội tổng hợp, nhu cầu đầu tư lớn với rất nhiều nội dung từ các dự án kỹ thuật, nâng cao năng lực, tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục,... đến những chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở rất tốn kém.

Giải pháp huy động nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển, giảm nghèo bền vững không thể không quan tâm đến các lực lượng xã hội (thường được gọi là xã hội hoá nguồn lực). Trước hết, mục tiêu giảm nghèo cần nhận được sự cam kết thực hiện bởi chính phủ với việc bố trí ngân sách thoả đáng cho mục tiêu này. Các cơ quan của chính phủ sẽ tính toán và đệ trình nội dung chính sách và khoản kinh phí cần thiết. Chính phủ sẽ trình kế hoạch ngân sách này với Quốc hội trước khi chính thức thực hiện. Nếu đây là nguồn lực chính thống từ ngân sách quốc gia thì tại các địa phương (các cấp) một quy trình và nội dung tương tự cũng được thực hiện để quyết định chi cho mục tiêu giảm nghèo. Giới thiệu khái quát quy trình này để xác định những địa chỉ cần thiết để vận động thuyết phục nhà nước dành sự đầu tư nguồn lực cho giảm nghèo.

Ở một giác độ khác, các tổ chức, nhà tài trợ trong và ngoài nước, song phương hoặc đa phương cung cấp những nguồn lực hết sức quan trọng. Đóng góp tài chính của các nhà tài trợ có thể trực tiếp vào các dự án địa phương hoặc đóng góp hoà vào ngân sách chương trình. Việc các nhà tài trợ trong nước cũng như quốc tế hỗ trợ cho mục tiêu giảm nghèo được cân nhắc trên cơ sở tôn chỉ mục đích của bản thân tổ chức hay giá trị nhân đạo mà nhà tài trợ mong muốn đạt được đồng thời còn phụ thuộc vào các đề xuất từ phía tiếp nhận trợ giúp. Nếu các đề xuất tiếp nhận phù hợp với khả năng và tôn chỉ mục đích của nhà tài trợ thì đề xuất đó nhiều khả năng nhận được sự hỗ trợ. Bởi vậy, để thu hút được sự tài trợ, cần phải nghiên cứu mục đích,


giá trị và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân có tiềm năng tài trợ cho mục tiêu giảm nghèo; xây dựng và thực hiện các chiến lược xúc tiến thu hút tài trợ.

Xây dựng nền tảng xã hội lành mạnh, đoàn kết thúc đẩy sự phát triển cộng đồng bền vững

Khía cạnh phát triển cộng đồng bền vững trên nền tảng của đoàn kết, chia sẻ, tương trợ nhau được coi như một chiến lược quan trọng trong các nỗ lực giảm nghèo trên thế giới. Điều đó cần phải được hiểu theo các khía cạnh của giảm nghèo bền vững. Ngày nay, trong xu hướng vận động, điều chỉnh về kinh tế, xã hội diễn ra nhanh, mạnh và liên tục, người dân nói chung có nhiều cơ hội phát triển nhưng ngược lại cũng đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro. Rõ ràng người nghèo khó có thể thoát ra khỏi nghèo đói một cách bền vững mà thiếu môi trường cộng đồng lành mạnh, đoàn kết và phát triển. Với mỗi cộng đồng, mức độ ràng buộc chặt, lỏng hay cố kết phụ thuộc vào sự tồn tại và hoạt động của các thiết chế trong cộng đồng đó. Chẳng hạn, trong cộng đồng với một nhóm văn hoá truyền thống lâu đời, có những người đóng vai trò là thủ lĩnh, có những hội đoàn thể tích cực, uy tín,... và các thiết chế này có cùng sự quan tâm hướng đến giảm nghèo thì mục tiêu giảm nghèo ở cộng đồng đó sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đối với giảm nghèo không chỉ giúp cho nguồn lực tài chính, mà quan trong hơn nó có vai trò khuyến khích, thúc đẩy người nghèo tự tin vươn lên thoát nghèo.

Việc làm thế nào để xây dựng được nền tảng xã hội quan trọng này không thể thiếu vai trò cuả các đối tác xã hội trong cộng đồng.

Quản lý, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả ít rào cản đối với người nghèo Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả, ít rào cản đối với người nghèo là một trong những nội dung quan trọng, tạo nền móng bảo đảm các yếu tố của giảm nghèo bền vững. Thực vậy, người nghèo thường ở nơi khó khăn, có tâm lý e ngại và thêm nữa họ thiếu những điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực, tiếp cận, khai thác các

cơ hội phát triển. Do đó, người nghèo cần được cung cấp các dịch vụ như:


- Nâng cao năng lực cho người dân như thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên, vận động thực hiện các can thiệp phù hợp với giảm nghèo bền vững.

- Khuyến khích người nghèo tham gia, tiếp cận các dịch vụ dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục,...;

- Cung cấp dịch vụ, sản phẩm thích hợp cho giảm nghèo như tín dụng, bảo hiểm, các dự án hạ tầng, việc làm cho người nghèo... trong điều kiện là ít rào cản (chi phí bằng tiền và không bằng tiền; thuận tiện về nơi cung cấp; được quảng bá rõ ràng). Nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ này có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, cơ quan dịch vụ công và có thể là các doanh nghiệp lợi nhuận và phi lợi nhuận. Nếu coi họ là những đối tác xã hội thì việc thúc đẩy họ thực hiện tốt hoạt

động cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho giảm nghèo bền vững là rất cần thiết.


1.3 MÔ HÌNH VẬN DỤNG MARKETING XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.3.1 Sự phù hợp vận dụng marketing xã hội trong giảm nghèo bền vững

Không khó để thống nhất rằng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào hay một quốc gia nào đạt được sự thịnh vượng một cách bền vững cũng phải do những nỗ lực của chính mình và mặc dù ai cũng muốn dễ dàng đạt được cuộc sống hạnh phúc, giàu có nhưng không phải ai cũng có khát khao, ý chí giống nhau (nên với những người điều kiện ban đầu như nhau thì phần lớn người có ý chí, quyết tâm trở nên khá giả, giàu có và ngược lại có người trở thành người nghèo). Theo lô-gic đó, để giảm nghèo bền vững thì người nghèo phải có khát khao, ý chí mạnh mẽ và thành quả từ những nỗ lực của chính người nghèo mới bảo đảm được tính bền vững của giảm nghèo. Rất nhiều ví dụ điển hình vượt nghèo đói bởi vì những người này có khát khao, ý chí, ham học hỏi và chăm chỉ. Chúng ta thường nói “Cho cần câu hơn cho xâu cá”, nhưng ngay cả khi có “cần câu” thì không phải tất cả người nghèo đều sử dụng để “câu cá”. Tuy nhiên, nhận định trên không phủ định những nỗ lực trợ giúp tích cực của chính phủ, cộng đồng hay các tổ chức, các nhà tài trợ bởi những hỗ trợ đó đã, đang và sẽ tiếp thêm nguồn lực cả tinh thần, vật chất hỗ trợ cho nỗ lực giảm nghèo là hết sức cần thiết nhưng sẽ thực sự hiệu quả khi chính bản thân người nghèo khát khao vươn lên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023